Bệnh thối trái do nấm Rhizoctonia (hại bắp)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh thối trái do nấm Rhizoctonia hại bắp được gây ra do nấm Rhizoctonia zeae.

Bệnh có tên tiếng Anh là Rhizoctonia ear rot.

Lịch sử, phân bố, thiệt hại[sửa]

Bệnh xuất hiện ở châu Á, Âu, Bắc và Nam Mỹ.

Mầm bệnh được ghi nhận đầu tiên ở tiểu bang Florida (Hoa Kỳ) vào năm 1934, kế đến là ở Mississippi. Bệnh xuất hiện nhiều ở vùng nhiệt đới. Ở Indiana, có ghi nhận cho rằng bệnh còn gây hiện tượng thối rễ. Ở Georgia, cũng có ghi nhận cho rằng mầm bệnh này đã có mặt trong tập đoàn nhiều mầm bệnh khác, gây hiện tượng thối rễ bắp. Vào năm 1934, trong điều kiện phòng thí nghiệm, kết quả nghiên cứu cho thấy mầm bệnh này cũng có khả năng gây bệnh cho cây bắp còn nhỏ. Phổ ký chủ của mầm bệnh chưa được ghi nhận.

Triệu chứng bệnh[sửa]

Rễ có vết nâu. Trên trái, lớp mốc màu hồng đỏ phát triển trên hạt và xen giữa các hạt, sau đó lớp mốc này sẽ chuyển sang màu xám mờ. Vỏ trái có các hạch nấm màu nâu hoặc đen.

Sợi nấm có màu hồng đỏ, làm cho hạt thối chết. Hạch nấm có màu nâu hoặc đen. Khả năng biến động của mầm bệnh chưa được ghi nhận.

Mặc dù mầm bệnh được thấy trong phôi và nội phôi nhũ của hạt, nhưng chưa có ghi nhận nào cho rằng mầm bệnh được lan truyền từ hạt. Mầm bệnh lưu tồn chủ yếu trong đất.

Biện pháp phòng trị bệnh[sửa]

Không cần khử hạt. Biện pháp phòng trị bệnh này chưa được biết nhiều.

Ghi chú[sửa]

Nội dung về bệnh hại thực vật trình bày ở trên được tham khảo từ giáo trình Bệnh chuyên khoa (tác giả: Võ Thanh Hoàng, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ, năm xuất bản: không rõ).[1] Từ khi lên trang, nội dung đã được cập nhật bởi cộng đồng BVTVwiki.

Tham khảo[sửa]

  1. http://www.ctu.edu.vn/colleges/agri/gtrinh/