Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Bộc lộ nỗi đau cảm xúc một cách lành mạnh
Từ VLOS
Trên đường đời, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc có cảm xúc căng thẳng và khó chịu. Những người thân yêu sẽ ra đi vĩnh viễn, bạn bè và gia đình sẽ khiến chúng ta thất vọng, và những thử thách cuộc đời sẽ khiến chúng ta tức giận và nản chí. Khi những cảm xúc đau đớn đó xuất hiện, chúng ta cần biết cách để đối phó với chúng để giữ gìn sức khỏe tinh thần và cân bằng cảm xúc. Những bước sau sẽ có ích cho những ai muốn bày tỏ cảm xúc theo cách hiệu quả hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Cởi mở[sửa]
-
Tìm
chuyên
gia
tư
vấn.
Với
tiêu
cực
xoay
quanh
việc
chữa
trị
sức
khỏe
tâm
thần,
có
lẽ
bạn
thấy
do
dự
khi
tìm
đến
các
dịch
vụ
tư
vấn.
Đừng
như
thế.
Cảm
giác
buồn
bã
và
giận
dữ
khá
phổ
biến
và
khó
tránh
khỏi.
Tuy
nhiên
khi
những
cảm
giác
này
ảnh
hưởng
tiêu
cực
đến
cuộc
sống
thường
nhật
thì
có
lẽ
bạn
cần
bác
sĩ
chuyên
khoa
giúp
bạn
đối
phó
với
quá
trình
suy
nghĩ
để
hiểu
tại
sao
bạn
lại
có
những
cảm
giác
đó.
- Nhờ bạn bè hay gia đình cho bạn lời khuyên về nhà tư vấn. Trong khi do dự tiết lộ với người khác là bạn đang tìm liệu pháp điều trị, bạn vẫn có thể tìm được nguồn giúp đỡ quý giá. Bạn có thể thảo luận việc tư vấn với người mà bạn xem trọng ý kiến của họ.
- Tìm bác sĩ chuyên khoa tại khu vực của bạn. Tùy vào nơi bạn ở, có thể sẽ có nhiều lựa chọn trong việc tìm kiếm chuyên gia tư vấn, và cũng có thể chỉ có rất ít lựa chọn. Dù trong trường hợp nào, bạn cũng nên tìm trong danh mục các chuyên gia tư vấn tại địa phương[1]. Thay vì tìm người tư vấn dựa vào lời giới thiệu cá nhân, hãy nhờ bác sĩ giới thiệu.
-
Hãy
cởi
mở.
Khi
trải
qua
cảm
xúc
căng
thẳng,
đôi
khi
bạn
mất
đi
khả
năng
thấy
rõ
điều
gì
đã
khơi
dậy
những
cảm
giác
đó.
Trong
lúc
này,
sẽ
rất
hữu
ích
nếu
có
một
chuyên
gia
được
đào
tạo
bài
bản
giúp
bạn
phân
tích
tình
huống.
- Có ý thức về cảm giác kháng cự trong khi trò chuyện với chuyên gia tư vấn. Chắc chắn rằng sẽ có những lúc bạn cảm thấy mình bị hiểu lầm hoặc như thể bác sĩ chuyên khoa không hiểu được tại sao bạn lại cảm nhận mãnh liệt về điều gì đó. Hãy nhớ rằng bác sĩ có thể đánh giá tình huống rõ ràng hơn bạn.
-
Cởi
mở
với
ai
đó
sẵn
sàng
giúp
bạn.
Đừng
lo
về
việc
cố
bắt
chuyên
gia
tư
vấn
nghĩ
rằng
bạn
là
người
bình
thường
và
giỏi
kiểm
soát.
Họ
chỉ
có
thể
giúp
bạn
khi
hiểu
được
cách
mà
bạn
xử
lý
cảm
xúc
cũng
như
suy
nghĩ
về
chúng.
Nhà
tư
vấn
là
người
mà
bạn
cảm
thấy
thoải
mái
khi
nói
ra
những
điều
xấu
xí
hay
đáng
xấu
hổ
nhất
mà
bạn
vốn
chần
chừ
khi
nói
với
bất
kỳ
ai.
- Đặt câu hỏi. Nếu vào bất kỳ thời điểm nào, bạn cảm thấy bối rối về việc tại sao mình lại cảm thấy thế này hoặc bạn nên phản ứng thế nào vào những tình huống nhất định, hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa đưa ra nhận định. Họ sẽ giúp bạn theo dõi được suy nghĩ và cảm nhận của bạn, và việc đặt câu hỏi sẽ giúp cả hai người nhận thức được điều gì là quan trọng trong quá trình trị liệu.
-
Trò
chuyện
với
một
người
bạn
hay
thành
viên
trong
gia
đình.
Trong
vài
trường
hợp,
ví
dụ
như
cảm
giác
buồn
bã
về
sự
ra
đi
của
một
người
thân
yêu,
có
lẽ
một
số
bạn
bè
và
người
thân
cũng
sẽ
có
cảm
xúc
tương
tự
như
bạn.
- Hãy can đảm. Dù có lẽ việc bộc lộ cảm xúc với những người mình yêu thương hơi đáng sợ, nhưng có thể việc đó khá hữu ích cho cả bạn và họ để cùng chấp nhận tình huống. Sau khi làm vậy, bạn sẽ không còn cảm thấy cô đơn. Tuy nhiên, cần thận trọng trong những trường hợp mà bạn bộc phát sự giận dữ với ai đó, rất có thể họ cũng sẽ phản ứng lại với sự tức giận.
- Nếu điều đó xảy ra, đừng để cảm xúc leo thang theo hướng nghiêm trọng. Chỉ cần hít thở sâu và rời khỏi đó cho đến khi bạn có thể tiếp tục cuộc nói chuyện một cách bình tĩnh. Lao vào một trận cãi vã la hét không hề làm bất kỳ ai cảm thấy tốt hơn.
- Nói chuyện chân thành và khéo léo. Nhất là nếu bạn phải đối mặt với một người bạn hay một người thân khiến bạn buồn bực, hãy cố tiếp cận họ với sự bình tĩnh và khiêm tốn. Nói điều gì đó như: "Tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể nói chuyện không. Tôi có chuyện muốn nói, và hy vọng rằng tôi có thể thành thật với bạn".
- Cố gắng tránh đối mặt với người bạn đang nổi giận. Điều đó dẫn đến những cuộc đối thoại mà có lẽ bạn sẽ nói những điều như “Bạn cần phải nghe, bởi tôi thực sự rất giận bạn về những gì bạn đã làm”. Điều đó sẽ chỉ khiến người bạn ấy trở nên phòng thủ.
- Nhớ lắng nghe. Khi đang bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, bạn rất dễ bắt đầu nói áp đảo người khác, trong khi chưa bao giờ lắng nghe họ đang nói gì. Bạn có lẽ sẽ trở nên vô tâm và ngạo mạn, và bạn sẽ không thể làm rõ bất kỳ một sự hiểu lầm nào bởi bạn sẽ không lắng nghe những gì họ nói.
Kiểm soát cảm xúc qua hoạt động thể chất[sửa]
-
Tập
thể
dục
để
đối
phó
trầm
cảm.
Dù
phần
lớn
mọi
người
tin
rằng
con
người
cần
trút
cơn
giận
dữ
để
làm
nhẹ
đi
hậu
quả
tiêu
cực
mà
nó
mang
lại,
nghiên
cứu
lại
cho
thấy
rằng
phương
pháp
này
phản
tác
dụng
và
có
thể
gia
tăng
sự
giận
dữ.
[2]
Tuy
nhiên,
tập
thể
dục
sẽ
rất
hiệu
quả
trong
việc
xoa
dịu
các
triệu
chứng
trầm
cảm
và
lo
lắng.[3]
- Lợi ích của việc tập luyện giúp kiểm soát cơn giận dữ vẫn còn được tranh luận. Vài nghiên cứu khuyến cáo rằng chăm chỉ tập luyện thực sự sẽ làm tăng kích thích sinh lý, có thể khiến cảm giác tức giận trở nên tồi tệ hơn.[4] Tuy nhiên, những bài tập chậm như yoga và thái cực quyền có thể giúp bạn thư giãn và bình tĩnh hơn.[5]
- Nghiên cứu cũng cho thấy qua nhiều tuần, việc tập luyện có thể gia tăng cảm giác hạnh phúc và bình tĩnh, nhất là ở những người bị trầm cảm.[6] Tập thể dục không thể giúp bạn ngay lập tức, song lại rất tốt cho tim mạch và cũng giúp ích cho sức khỏe cảm xúc về lâu dài.
- Tham gia hội cộng đồng. Nếu thích chơi các môn thể thao đồng đội, có thể sẽ rất có ích khi tham gia đội bóng rổ, bóng mềm (trò chơi tương tự như bóng chày, chơi trên sân nhỏ hơn với quả bóng mềm to hơn) hay bóng đá. Bạn sẽ cần tập luyện thường xuyên, bạn sẽ có một cơ thể săn chắc hơn, và sẽ kết giao với một vài người bạn mà họ có thể sẽ trở thành một phần của mạng lưới hỗ trợ xã hội.
- Thử thư giãn bằng cách đi dạo khi thấy áp lực. Cho phép bản thân được bình tâm. Tự do hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên quanh bạn, tập trung để ý tới những điều nhỏ nhặt song xinh đẹp mà bạn luôn bỏ lỡ. Thở sâu và đều đặn. Điều này sẽ giúp bạn tập luyện và thư giãn.
-
Phát
triển
kỹ
năng
thư
giãn.
Bài
tập
hít
thở
sâu,
nghe
nhạc
êm
dịu,
và
thư
giãn
các
cơ
liên
tục
đều
cho
thấy
hiệu
quả
trong
việc
làm
chậm
nhịp
tim
và
giảm
lo
lắng.
Mỗi
kỹ
năng
đều
cần
tập
luyện,
nhưng
những
ai
học
được
thường
luôn
nhận
thấy
chúng
mang
lại
hiệu
quả
cao.
[7]
- Học cách hít thở. Luyện tập thở sâu từ cơ hoành. Thở nhẹ từ ngực sẽ không có ích. Thay vào đó, hãy tưởng tượng hơi thở đến từ bên trong bạn. [8] Nếu có thể thành thạo kỹ năng này, bạn sẽ thấy việc thư giãn dễ dàng hơn nhiều.
-
Học
cách
để
thiền.
Quy
trình
khá
đơn
giản.
Chỉ
cần
ngồi
thẳng
lưng
trên
ghế
với
bàn
chân
đặt
trên
sàn
và
nhắm
mắt
lại.
Nghĩ
đến
một
câu
nói
giúp
bạn
bình
tâm,
như
“Mình
thấy
dễ
chịu
trong
tâm
hồn"
hay
"cứ
bình
tĩnh"
và
nói
điều
đó
và
nghĩ
về
nó
nhiều
lần,
đồng
bộ
với
hơi
thở.
Trước
khi
bạn
nhận
ra
nó,
suy
nghĩ
tiêu
cực
sẽ
biến
mất
và
bạn
sẽ
thấy
thoải
mái
hơn.[9][10]
(Lưu
ý:
nếu
bạn
là
người
tâm
linh
hay
theo
tôn
giáo,
cầu
nguyện
có
thể
sẽ
là
sự
thay
thế
hữu
ích
cho
tập
thiền.)
[11]
- Đừng bỏ cuộc quá sớm. Thiền có thể sẽ khó khăn, nhất là thời gian đầu, bởi nó cần sự kiên nhẫn để thấy được kết quả. Trước tiên, bạn có lẽ cảm thấy lo lắng hay nản lòng một chút, bởi vì bạn muốn đạt kết quả nhanh hơn. Hãy tận dụng thời gian hiệu quả, và bạn sẽ gặt hái kết quả.
- Cho phép bản thân khóc. Khóc được xem là dấu hiệu của sự yếu đuối trong vài nền văn hóa, nhất là với phái mạnh. Tuy nhiên, cho phép bản thân được khóc có thể sẽ mang lại cho bạn một lối thoát hiệu quả để bộc lộ cảm xúc căng thẳng.[12] Nhiều người cuối cùng cảm thấy thoải mái hơn sau khi khóc, nhất là khi họ ở trong môi trường an toàn bên cạnh những người thân yêu.[13]
Thể hiện cảm xúc qua sự sáng tạo[sửa]
-
Giữ
bên
mình
một
cuốn
nhật
ký.
Trong
trường
hợp
này,
bạn
thực
sự
đang
nói
chuyện
với
chính
mình,
nếu
không
chia
sẻ
nhật
ký
với
bất
kỳ
ai
khác.
Thậm
chí
như
thế,
thì
viết
nhật
ký
sẽ
giúp
bạn
nhận
ra
sự
tiến
triển
của
trạng
thái
cảm
xúc
theo
thời
gian,
cũng
như
khả
năng
kết
nối
ngày
qua
ngày
giữa
các
sự
kiện
và
cảm
xúc.[14]
- Viết nhật ký thay vì hành động bộc lộ cảm xúc. Nếu cảm thấy như thể muốn đấm vào tường, hãy viết ra những gì khiến bạn thực sự giận dữ. Viết ra lý do tại sao bạn lại muốn đấm vào tường, cảm giác đó là gì, nó sẽ đạt tới đâu. Nhật ký đã được chứng minh là có thể giúp mọi người kiểm soát được sự lo lắng và trầm cảm, trong khi tạo ra cơ hội để mạnh dạn viết ra mà không sợ bất kỳ ai phản ứng lại một cách tiêu cực. [15]
- Mang theo nhật ký của bạn tới những buổi tư vấn. Nếu sử dụng nhật ký thường xuyên, nó sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm từng ngày về những gì bạn cảm thấy và trải qua. Thông tin này có thể rất hữu ích trong việc giải thích cho bác sĩ chuyên khoa chính xác làm thế nào và tại sao bạn cảm thấy như thế.
-
Cố
gắng
thể
hiện
bản
thân
qua
nghệ
thuật.
Nhiều
nghiên
cứu
chỉ
ra
rằng
bày
tỏ
theo
hướng
nghệ
thuật
là
một
cách
hữu
ích
và
lành
mạnh
để
diễn
tả
cảm
xúc.
Ví
dụ,
liệu
pháp
nghệ
thuật
có
thể
giúp
những
người
sống
sót
sau
khi
bị
chấn
thương
tâm
lý
đối
mặt
với
cảm
xúc
trong
lòng
họ.
Phương
pháp
này
hiệu
nghiệm
bởi
vì
nó
cho
phép
bạn
không
cần
phải
nói
ra,
mà
chỉ
việc
tiếp
cận
cảm
xúc
một
cách
trực
tiếp.[16]
- Thử vẽ tranh. Bạn có thể tự do sáng tạo bức tranh để thể hiện bất cứ điều gì bạn đang cảm thấy lúc này.[17]
- Thử sáng tác nhạc. Bạn có thể tạo ra một bản nhạc, hoặc đơn giản là chơi đoạn nhạc yêu thích bằng một nhạc cụ nào đó để giúp bạn thể hiện cảm xúc.
- Thử chụp ảnh. Nhiếp ảnh có thể rất hữu ích bởi vì nó không đòi hỏi bất kỳ kỹ năng đặc biệt để bắt đầu — tất cả bạn cần là một chiếc máy ảnh. Thử chụp nhiều bức ảnh để diễn tả những gì mà bạn cảm thấy.
- Thử khiêu vũ. Khiêu vũ kết nối các chuyển động của cơ thể với cảm xúc bên trong, cho phép bạn thể hiện những gì bạn cảm thấy thông qua cách bạn di chuyển. Bạn có thể thử điệu nhảy chuyên nghiệp, hoặc chỉ di chuyển cơ thể theo những cách thể hiện chính mình.
-
Cân
nhắc
viết
về
nỗi
đau
của
bạn.
Liệu
pháp
kể
chuyện
xem
nỗi
đau
và
những
chấn
thương
tâm
lý
như
là
một
cách
để
kể
cho
bạn
nghe
câu
chuyện
về
những
gì
diễn
ra
trong
cuộc
sống.
Để
giúp
bạn
xử
lý
nỗi
đau,
cách
này
động
viên
bạn
khám
phá
những
câu
chuyện
bạn
kể
và
nghĩ
về
chúng
theo
nhiều
góc
độ
khác
nhau[18].
Viết
chuyện,
làm
thơ
hay
những
tác
phẩm
sáng
tạo
khác
giúp
bạn
bộc
lộ
cảm
xúc
và
có
lẽ
giúp
thể
hiện
nỗi
đau
theo
cách
khác,
và
mang
đến
cho
bạn
một
sự
nhận
thức
mới
mẻ
về
nó.
- Hãy yêu thương chính mình khi viết về nỗi đau. Nghiên cứu chứng minh rằng viết về nỗi đau có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, nếu bạn không tiếp cận nó từ chính lòng yêu thương bản thân.[19] Đừng buộc bản thân chống lại cảm xúc của bạn hay phán xét chính mình quá khắc khe.
Học cách dõi theo cảm xúc[sửa]
-
Cho
phép
bản
thân
cảm
nhận
cảm
xúc
trong
bạn.
Nhiều
người
trong
số
chúng
ta
chôn
vùi
cảm
xúc
khi
chúng
trở
nên
quá
căng
thẳng
hoặc
quá
xấu
hổ,
do
đó
cũng
chối
bỏ
sự
tồn
tại
của
chúng.
Làm
vậy
có
thể
khiến
quá
trình
chữa
lành
lâu
hơn,
đơn
giản
là
vì
chúng
ta
luôn
thất
bại
khi
đương
đầu
với
căn
nguyên
của
những
cảm
xúc
đó.
- Hãy nhớ rằng, những cảm xúc căng thẳng trông có vẻ đầy đe dọa chỉ xuất hiện tạm thời. Không có gì xấu hổ khi cảm thấy buồn hay giận dữ trong những tình huống nhất định, và chối bỏ cảm xúc tức là bạn đang đẩy chúng vào sâu hơn bên trong. nơi mà chúng có thể gây tàn phá hơn – cả về tâm lý và thể chất. Bộc lộ nỗi đau là bước đầu để chấm dứt nó. [20]
-
Xác
định
cảm
xúc.
Thay
vì
chỉ
cảm
nhận
cảm
xúc,
hãy
thúc
ép
bản
thân
thể
hiện
chúng
thành
từ
ngữ.
Ngay
cả
khi
chỉ
làm
thế
trong
nhật
ký
hay
trong
đầu,
cũng
giúp
bạn
xác
định
chính
xác
những
gì
mình
đang
cảm
nhận
và
hiểu
nó
hơn.
Xác
định
cảm
xúc
căng
thẳng
có
thể
làm
chậm
lại
hay
giảm
phản
ứng
tình
cảm.[21]
- Dõi theo cuộc đối thoại nội tâm. Những ai trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt thường nghĩ về những câu nói hoặc đen hoặc trắng, như "Mọi thứ thật kinh khủng" hay "Việc này là vô vọng". Thay vào đó, hãy cố gắng điều chỉnh suy nghĩ về một điều gì đó ít nghiêm trọng hơn, như "Việc này đúng là nản chí thật, nhưng mình rồi sẽ vượt qua" hay "Mình có quyền được thất vọng, nhưng nổi giận cũng không giúp ích được gì".
- Cố tránh những từ như "luôn luôn" và "chưa bao giờ". Loại suy nghĩ phân cực này chỉ làm tăng cường độ của cảm xúc tiêu cực và khiến bạn cảm thấy hợp lý khi cảm nhận theo cách đó.[8]
-
Tránh
tình
huống
khiến
bạn
tức
giận.
Ngay
khi
xác
định
điều
gì
khiến
bạn
mất
kiểm
soát
hay
có
những
cảm
xúc
khó
chịu,
sẽ
có
những
lúc
bạn
muốn
tránh
tình
huống
đó
thay
vì
cho
phép
nó
khiêu
khích
bạn.
Nếu
căn
phòng
của
trẻ
luôn
bừa
bộn
đến
nỗi
khiến
bạn
tức
giận
khi
nhìn
thấy,
hãy
đóng
cửa
lại
hay
nhìn
sang
lối
khác
khi
đi
ngang
qua.
- Tất nhiên, đây không phải là giải pháp cho mọi tình huống, cũng như nhiều lúc không thể và không nên tránh né. Song trong những trường hợp mà không thể tiến triển thêm chút nào và tình huống có thể né tránh, đừng ngần ngại làm như thế.
-
Quan
sát
cảm
xúc
của
bạn
khi
trò
chuyện
với
người
khác.
Ví
dụ,
nếu
cảm
nhận
khuôn
mặt
đỏ
lên
và
giận
dữ
khi
trò
chuyện
với
ai
đó,
hãy
dành
một
ít
phút
ngừng
lại
để
hiểu
những
cảm
xúc
đó
và
xác
định
nó.
- Ngay khi học được cách để xác định cảm xúc, bạn có thể kiểm soát chúng khi nói chuyện với người khác. Ví dụ, đừng thử dùng những từ ngữ như “Bạn khiến tôi thấy tồi tệ“, khi đang trò chuyện với người khác. Thay vào đó, hãy nói “Tôi cảm thấy thật tệ vì...” Nói như vậy sẽ khiến giọng điệu của bạn không có vẻ như đang buộc tội ai đó, và người mà bạn đang trò chuyện sẽ hiểu rõ hơn về trải nghiệm cảm xúc của bạn. [22]
- Chậm rãi khi thể hiện bản thân. Khi cảm nhận được dòng cảm xúc dâng trào, có thể bạn sẽ có nhiều suy nghĩ rằng mình không thể đuổi kịp chúng. Trong những lúc đó, thử chậm lại và dành vài phút suy nghĩ. Suy nghĩ thật cẩn thận về điều mà bạn muốn nói và cách đúng đắn để bày tỏ.
Lời khuyên[sửa]
- Nếu đang nghĩ đến việc tự tử, hãy tìm giúp đỡ ngay lập tức. Có nhiều nguồn giúp bạn tìm ra những cách khác để đối mặt với nỗi đau cảm xúc. Gọi dịch vụ cấp cứu theo số 1900599930 để liên lạc với Trung tâm Phòng chống Khủng hoảng Tâm lý (PCP).
- Cẩn trọng với nguy cơ bị trầm cảm. Trong khi cảm thấy buồn bã là bình thường, những cảm giác thất vọng và đau khổ kéo dài và lặp đi lặp lại không còn phổ biến. Nếu xuống cân, không thấy ngon miệng, và giảm hứng thú tham gia các hoạt động từng yêu thích, bạn có lẽ đang bị trầm cảm. Trong trường hợp này, nên liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để được đánh giá.
- Nghe nhạc buồn. Khá lạ khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nghe nhạc buồn giúp chúng ta xử lý các cảm xúc tiêu cực và kích thích quá trình hồi phục. Nên đừng ngần ngại thưởng thức ngay album của Adele để giúp bạn đối mặt với nỗi đau. [23]
Cảnh báo[sửa]
- Không lạm dụng các chất gây nghiện. Đôi khi chúng ta làm bản thân tê liệt bằng nhiều loại thuốc khiến chúng ta tạo ra khoảng cách giữa bản thân và cảm xúc của mình. Làm như vậy không chỉ khiến ta khó lòng chủ động đương đầu với những cảm xúc đó mà còn gia tăng thói quen tiêu cực khi mà dần phụ thuộc vào các chất gây nghiện. Hãy thận trọng không dùng thuốc và rượu để vượt qua nỗi đau.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.nbcc.org/counselorfind
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/get-psyched/201309/anger-management-what-works-and-what-doesnt
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/depression/in-depth/depression-and-exercise/art-20046495
- ↑ Bushman, B. J. (2002). Does venting anger feed or extinguish the flame? Catharsis, rumination, distraction, anger, and aggressive responding. Personality and Social Psychology Bulletin, 28, 724–731
- ↑ http://www.apa.org/helpcenter/controlling-anger.aspx
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20479481
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/relaxation-technique/art-20045368?pg=2
- ↑ 8,0 8,1 http://www.apa.org/topics/anger/control.aspx
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24395196
- ↑ http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/meditation/in-depth/meditation/art-20045858
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2014/09/18/new-study-examines-the-effects-of-prayer-on-mental-health/
- ↑ http://www.apa.org/monitor/2014/02/cry.aspx
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0092656611000778
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/emotional-fitness/201507/writing-your-way-through-emotional-pain
- ↑ http://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=1&ContentID=4552
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2804629/
- ↑ http://www.expressiveartworkshops.com/expressive-artists/100-art-therapy-exercises/
- ↑ http://www.narrativetherapycentre.com/narrative.html
- ↑ http://digest.bps.org.uk/2015/03/writing-about-your-emotional-pain-could.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/emotional-fitness/201311/dont-bury-your-feelings
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2679512/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/resolution-not-conflict/201305/how-express-feelings-and-how-not
- ↑ http://psychcentral.com/news/2013/07/12/sad-music-helps-us-deal-with-negative-emotions/57114.html