Loại bỏ vết chai tay do cầm bút

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vết chai tay do cầm bút, hay còn gọi là vết sần do cầm bút, là lớp sừng dầy hình thành trên ngón tay để bảo vệ da chống lại sức ép hoặc ma sát khi tiếp xúc nhiều với bút. Thông thường, những vết chai là vô hại và không gây đau. Chúng chỉ là cách cơ thể tự bảo vệ. Có một vài phương pháp đơn giản, hữu hiệu giúp bạn loại bỏ những vết chai tay cứng đầu.[1]

Các bước[sửa]

Chăm sóc Vết chai tay tại Nhà[sửa]

  1. Khi viết, bạn cần giảm tối thiểu áp lực đè lên các ngón tay. Những vết chai chính là cơ chế bảo vệ của cơ thể nhằm ngăn chặn sự kích ứng lên da nhạy cảm của bạn, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ các vết chai bằng cách giảm thiểu sự cọ xát khi cầm bút.
    • Nới lỏng tay cầm bút khi viết. Nếu bạn cầm bút quá chặt, điều này có nghĩa là bút sẽ cọ xát và in hằn lên da bạn. Hãy thư giãn trong lúc viết và co duỗi tay nhằm nhắc nhở chính bản thân không được ép hay siết chặt bút khi cầm.
  2. Trang bị thêm vài vật dụng bảo vệ tay bạn như mang găng tay mềm hoặc miếng lót bằng vải nhung. Biện pháp này sẽ giúp da bạn mềm mại hơn cũng như bảo vệ da khỏi sự cọ xát trực tiếp từ bút.
    • Nếu thời tiết không thực sự thích hợp để bạn mang một đôi găng tay mỏng, bạn cũng có thể chỉ dùng băng cá nhân hoặc miếng vải nhung quấn xung quanh ngón tay bị chai.
    • Bạn có thể tự chế tạo miếng lót hình bánh rán bằng cách gập đôi miếng vải nhung lại rồi cắt bỏ 1/2 lỗ bên trong hình tròn. Sau đó đặt miếng lót lên vị trí bị chai. Miếng lót này sẽ làm giảm sức ép cho vết chai.[2]
    • Một cách khác là trang bị miếng lót cho bút để bút của bạn mềm mại hơn khi cầm.
  3. Rửa và ngâm tay trong nước xà phòng ấm sẽ giúp làm mềm các lớp sừng dày của tế bào da chết.[3]
    • Giữ cho tay bạn ngập trong nước xà phòng cho đến khi vùng da xung quanh vết chai trở nên nhăn nheo, sau đó hãy mát- xa nhẹ nhàng vùng da này.
  4. Sử dụng những dung dịch tự nhiên để ngâm tay. Phương pháp này có tác dụng làm mềm và bong tróc vùng da chết của vết chai. Bạn có thể thử nhiều cách khác nhau, sau đó lựa chọn một phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất cho bạn. Ngâm tay ít nhất trong vòng 10 phút để đạt kết quả tốt nhất.
    • Ngâm vết chai trong nước ấm pha với dung dịch nước muối Epsom. Đọc kĩ hướng dẫn trên bao bì để điều chỉnh thích hợp tỷ lệ muối trong nước.[2]
    • Một giải pháp khác là hòa tan dung dịch muối nở với nước ấm. Muối nởi là chất tẩy tế bào chết tự nhiên.
    • Ngoài ra, bạn có thể ngâm tay trong trà hoa cúc nóng. Trà hoa cúc chứa thành phần kháng viêm giúp làm dịu sự kích ứng do quá trình cọ xát giữa tay và bút.
    • Bạn cũng có thể dùng thử hỗn hợp dầu hải ly và rượu giấm táo. Chất ẩm trong dầu và tính axit trong rượu giấm giúp làm mềm da và tái tạo da.
  5. Loại bỏ tế bào da chết bằng giũa móng tay, bìa phủ bột mài, đá bọt, hoặc bông tắm.[3] Vì lớp da sừng đã chết nên sẽ không gây ra cho bạn cảm giác đau. Tuy nhiên, bạn không nên chà xát quá mạnh bởi bạn có thể làm tổn thương lớp da sống nhạy cảm bên dưới. Thực hiện đều đặn trong vài ngày để đạt hiệu quả mong muốn.
    • Không nên dùng đá bọt nếu bạn có tiền sử của bệnh tiểu đường bởi nó có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cao.[3]
    • Không nên cắt bỏ những lớp da sần vì rất dễ gây tổn thương sâu bên trong lớp da đó.[4]
  6. Thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm vết chai. Mát-xa nhẹ nhàng vùng da bị chai và xung quanh vùng da này bằng kem dưỡng ẩm. Bạn có thể mua kem dưỡng ẩm hoặc tự làm từ những nguyên liệu tại nhà như:
    • Dầu vitamin E
    • Dầu dừa
    • Dầu ôliu
    • Lô hội (nha đam). Bạn có thể mua hỗn hợp lô hội đã được bào chế sẵn hoặc nếu bạn trồng lô hội tại nhà, hãy tách một bẹ lá và dùng chất dẻo bên trong lá bôi trực tiếp lên vết chai.
  7. Sử dụng các chất có sẵn trong nhà có tính axit tự nhiên để làm mềm vết chai và tẩy tế bào chết. Bạn có thể bôi trực tiếp lên vùng da bị chai sạn. Sau đó dùng gạc băng lại, để trong vòng vài giờ hoặc qua đêm để mang lại hiệu quả. Dưới đây là các liệu pháp nhằm loại bỏ vết chai sạm:
    • Nước cốt chanh, dùng một miếng bông để thấm dung dịch nước chanh
    • Giấm, dùng một miếng bông để thấm dung dịch giấm
    • Một lát hành sống, ngâm cùng hỗn hợp nước chanh và muối hoặc giấm

Sử dụng Dược phẩm và Liệu pháp Chăm sóc Y học[sửa]

  1. Thử dùng các liệu pháp không theo toa để loại bỏ vết chai. Bạn có thể dùng miếng gạc chứa thành phần axit salicylic để đắp lên vết chai.[4]
    • Thay gạc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc yêu cầu của bác sĩ.[4] Cần thận trọng khi dùng những biện pháp này, bởi nó có thể ảnh hưởng tới những vùng da nhạy cảm xung quanh.[5]
    • Tuyệt đối không dùng các phương pháp trên nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, chứng máu lưu thông kém, hoặc tình trạng tê cóng khi nằm sấp. Trong trường hợp này, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.[5]
  2. Dùng aspirin như một liệu pháp thay thế cho axit salicylic. Bằng cách nghiền thuốc aspirin, bạn có thể tự tạo ra phương pháp điều trị cho riêng mình.[2]
    • Nghiền 5 viên thuốc aspirin và trộn chúng với nửa thìa cà phê nước cốt chanh và nửa thìa cà phê nước. Trộn cho đến khi tạo thành một hỗn hợp đặc quánh.
    • Bôi hỗn hợp lên vết chai, không bôi lên vùng da khỏe mạnh xung quanh.
    • Băng vùng da bị chai bằng giấy gói nhựa, và dùng khăn ấm quấn lại, để trong vòng 10 phút. Sau đó lau sạch hỗn hợp và mọi vùng da bị bong tróc.
  3. Đến bác sĩ nếu những biện pháp trên không đạt hiệu quả. Bác sĩ có thể kiểm tra để xác định đó có phải là vết chai hay không.
    • Bác sĩ có thể kê một đơn thuốc có tác dụng mạnh để xử lý vết chai.
    • Trong vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể dùng dao mổ để loại bỏ vết chai.[4]
  4. Liên hệ ngay với chuyên gia y tế nếu vết chai của bạn có dấu hiệu nhiễm trùng. Thông thường, vết chai sần không dẫn đến nhiễm trùng, vì vậy, nếu vết chai xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.[6]
    • Có màu đỏ
    • Đau nhức
    • Sưng tấy
    • Chảy máu hoặc tạo mủ

Lời khuyên[sửa]

  • Không nên bôi kem có thành phần hydrocortisone. Loại kem này chỉ điều trị chứng phát ban, và vô hiệu đối với các vết chai sần.[5]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử về chứng máu lưu thông kém, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành bất kỳ liệu pháp điều trị tại nhà.[3]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây