Có thể giảm chứng đau nửa đầu khi hành kinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Chứng đau nửa đầu (migraines) do hành kinh là một trong những vấn đề sức khỏe của phụ nữ, gây khó chịu cho nhiều chị em. Việc uống thuốc trước ngày dự kiến hành kinh có thể giúp chị em tránh được những cơn đau đầu hành hạ. Đó là kết luận thu được từ hai nghiên cứu được công bố trong tạp chí Neurology.

Ảnh minh họa

Một nghiên cứu nhằm xác định mối liên quan giữa chứng đau nửa đầu với chu kỳ kinh nguyệt do TS. Anne Macgregor - Giám đốc nghiên cứu lâm sàng ở bệnh viện điều trị chứng đau nửa đầu London (Anh) chỉ đạo, thu hút 155 phụ nữ có tiền sử đau nửa đầu, trải qua cả thảy 693 chu kỳ kinh nguyệt, tất cả các thông tin liên quan đến cơn đau đầu (tính cách cơn đau, mức độ nghiêm trọng, các thuốc đã uống…) đều được ghi lại để thông báo cho thầy thuốc. Kết quả cho thấy, so với những gì đã thông báo cho bác sĩ thì số chị em bị đau nửa đầu từ hai ngày trước khi hành kinh nhiều hơn 2,1 lần, bị đau nửa đầu trong 3 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 2,5 lần, và mức độ đau dữ dội nhiều hơn 3 lần.

Và một nghiên cứu khác do Stephen Silberstein ở Đại học Thomas Jefferson (Philadelphia) thực hiện nhằm tìm phương pháp làm nhẹ chứng đau nửa đầu do hành kinh. Qua theo dõi 443 phụ nữ bị đau nửa đầu được tuyển chọn từ 36 trung tâm ở khắp Hoa Kỳ, được phân ngẫu nhiên thành 3 nhóm: Một nhóm uống giả dược; Một nhóm uống frovatriptan viên 2,5 mg/lần/ngày; Một nhóm uống frovatriptan viên 2,5 mg/2 lần/ngày; Bắt đầu dùng thuốc từ 2 ngày trước khi được cho là khởi đầu chu kỳ kinh nguyệt, tất cả được điều trị trong 6 ngày. Kết quả: 67% số phụ nữ dùng giả dược thông báo bị đau đầu, trong khi ở số phụ nữ uống frovatriptan chỉ có 52% bị đau đầu, nhóm uống frovatriptan 2,5 mg/2 lần/ngày đạt hiệu quả tốt nhất, hơn một nửa không bị đau đầu, chiếm 41% số phụ nữ tham gia nghiên cứu, có nghĩa là nếu sử dụng liều này sẽ có thêm 20% số bệnh nhân không bị đau đầu khi hành kinh. Thuốc được dung nạp tốt.

Tuy nhiên, cũng như các triptan khác, những phụ nữ có bệnh tim mạch hoặc những người bị tăng huyết áp dao động không được dùng frovatriptan và trong mọi trường hợp, khi có thể được, hãy giảm bớt liều thuốc. chị em cũng nên có những hiểu biết cần thiết về sinh lý kinh nguyệt để có thể dự báo chu kỳ kinh nguyệt sắp đến, chủ động đối phó và dùng thuốc sớm khi có chỉ định của thầy thuốc.

Bản quyền[sửa]

BS. Nguyễn Thị Thu Hà và Tạp chí Sức khỏe và Đời sống (Theo http://story.news.yahoo.com)

Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này