Cứu lấy bản thân khỏi cơn đau tim

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong số 1 tại Việt Nam. Đau tim là một trong những loại bệnh tim mạch diễn ra bất ngờ và gây tử vong cao nhất. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở người lớn tuổi gặp vấn đề nghiêm trọng với tim mạch, nhưng bất kỳ người nào cũng có thể phải đối mặt với nó.[1] Ngay cả khi bạn không tin rằng bạn là người có thể bị đau tim, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp khi những triệu chứng bắt đầu xuất hiện.

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng đau tim[sửa]

  1. Chú ý đến cảm giác khó chịu tại ngực. Dấu hiệu chính của đau tim là cảm giác khó chịu ở ngực. Bạn sẽ cảm thấy như thể một áp lực nào đó đang đè nặng trên ngực của bạn, hoặc như ngực bạn đang bị bóp nghẹn, và cảm giác khá đầy. Nó có thể biến mất và nhanh chóng quay lại ngay sau đó.[2]
    • Trong khi chúng ta tưởng tượng rằng đau tim xuất hiện dưới dạng cơn đau ngay lập tức, dữ dội, thông thường, nó là cơn đau nhẹ và dần dần gia tăng mức độ thành cảm giác khó chịu hơn là đau đớn.
    • Đôi khi, bạn sẽ không cảm nhận được nhiều. Điều này khá phổ biến đối với người mắc bệnh tiểu đường nhưng cũng có thể diễn ra đối với bệnh nhân khác.[3]
  2. Để tâm đến cảm giác tê cánh tay. Đau tim thường kèm theo cảm giác tê, đau, hoặc châm chích tại cánh tay. Nó thường xuất hiện tại cánh tay trái, nhưng cũng có thể diễn ra trên cánh tay phải.[2]
  3. Chú ý đến triệu chứng khó thở. Khó thở cũng là triệu chứng phổ biến của đau tim. Thỉnh thoảng, người bị đau tim thậm chí sẽ cảm thấy khó thở mà không bị tê liệt hoặc khó chịu ở ngực.[3]
  4. Quan sát triệu chứng khác. Đau tim là sự kiện to lớn phá vỡ một số quá trình sinh học. Điều này có nghĩa là có khá nhiều triệu chứng, và một số triệu chứng khá giống với các loại bệnh thông thường. Không nên giả định rằng vì bạn đang cảm thấy như bạn đang bị cảm, sẽ không có gì tồi tệ hơn xảy đến với cơ thể bạn. Một vài triệu chứng bao gồm:
    • Toát mồ hôi lạnh [4]
    • Buồn nôn
    • Nước da trở nên nhợt nhạt một cách bất thường [5]
    • Nôn mửa
    • Mê sảng
    • Lo lắng
    • Không tiêu
    • Chóng mặt
    • Ngất xỉu
    • Đau lưng, vai, cánh tay, cổ, hoặc hàm
    • Cảm giác sợ hãi[5]
    • Kiệt sức bất ngờ (đặc biệt đối với phụ nữ và nam giới lớn tuổi)[2]
  5. Hành động ngay lập tức nếu cơn đau kéo dài. Sẽ khó để bạn phân biệt giữa chứng ợ nóng và đau tim. Nếu cơn đau kéo dài trong vòng ít nhất là 3 phút hoặc kèm theo một vài tác dụng phụ được liệt kê ở trên, có lẽ bạn đang bị đau tim. Tốt nhất là bạn nên giữ an toàn cho bản thân và hành động.[6][7]

Phản ứng trước cơn đau tim[sửa]

  1. Thông báo tình hình với mọi người. Con người thường không muốn khiến người thân yêu của mình lo lắng, nhưng bạn buộc phải cho mọi người biết chuyện đang xảy ra nếu bạn nghi ngờ rằng bạn đang bị đau tim. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn đến mức bạn không thể phản ứng một cách hiệu quả. Bạn nên thông báo cho họ biết ngay từ dấu hiệu đau tim đầu tiên để họ tiến hành chăm sóc cho bạn.
    • Nếu bạn không ở gần bạn bè hoặc gia đình, bạn nên cố gắng báo cáo tình trạng với bất kỳ người nào đang ở gần bạn. Bạn cần phải cho một người nào đó biết.
  2. Nhai thuốc Aspirin. Aspirin là thuốc làm loãng máu và sẽ giúp ích cho bạn khi bị đau tim. Bạn nên nhai nó, thay vì nuốt nó, vì nhai sẽ giúp thuốc nhanh chóng thẩm thấu vào máu hơn. Không nên thay thế Aspirin bằng loại thuốc giảm đau khác.[3][8][9][10]
    • Sử dụng theo liều lượng tiêu chuẩn khoảng 325 mg là đủ.
    • Bằng chứng đã cho rằng thuốc aspirin đã được bọc màng bảo vệ ruột, cho phép thuốc hấp thụ chậm hơn, vẫn rất hữu hiệu đối với người bị đau tim. Tuy nhiên, vẫn có lý do để nghi ngờ rằng loại thuốc aspirin không được bọc màng bảo vệ ruột sẽ hiệu quả hơn.[11]
    • Không dùng aspirin nếu bạn dị ứng với nó, mắc bệnh loét dạ dày, gần đây bạn bị chảy máu hoặc phải phẫu thuật, hoặc lý do khác khiến bác sĩ không cho phép bạn sử dụng aspirin.
    • Các loại thuốc giảm đau khác như Ibuprofen, opioid, và Acetaminophen không có cùng thuộc tính và bạn không nên dùng chúng khi bị đau tim.[12]
  3. Gọi 112. Để gia tăng cơ hội sống sót, bạn nên gọi 112 trong vòng 5 phút sau khi triệu chứng xuất hiện. Đau ngực trong 3 phút cũng là dấu hiệu cho thấy triệu chứng mà bạn đang gặp phải thật ra là cơn đau tim, và bạn nên tìm trợ giúp y tế ngay lập tức.[13] Nếu bạn cũng đang cảm thấy khó thở, tê liệt, hoặc đau đớn cùng cực, bạn nên gọi điện cho dịch vụ khẩn cấp ngay tức khắc. Bạn càng gọi điện sớm bao nhiêu thì càng tốt hơn bấy nhiêu.[4]
  4. Không lái xe. Nếu bạn đang lái xe, bạn nên tấp xe vào lề đường. Bạn có thể bất tỉnh và gây nguy hiểm cho mạng sống của người khác. Nếu bạn đi cùng người khác, không nên nhờ họ lái xe. Tốt nhất là bạn nên để xe cứu thương đưa bạn đến bệnh viện.
    • Đội phản ứng sẽ giúp bạn đến bệnh viện nhanh hơn người nhà của bạn. Họ cũng có đầy đủ dụng cụ trong xe cứu thương cho phép họ chữa trị cho bạn trước khi đến bệnh viện.
    • Ví dụ duy nhất cho phép bạn lái xe là khi bạn không thể gọi điện cho dịch vụ khẩn cấp qua số 112.[14]
  5. Dùng nitroglycerin. Nếu bạn đã được chỉ định dùng nitroglycerin, bạn nên uống nó khi bạn cảm nhận triệu chứng đau tim. Nó sẽ mở rộng mạch máu và giảm thiểu cơn đau ngực.[14]
  6. Nằm xuống và thư giãn. Lo lắng sẽ làm tăng lượng khí oxy mà trái tim bạn đòi hỏi. Hành động này sẽ khiến bạn dễ gặp biến chứng nghiêm trọng. Bạn nên nằm xuống và cố gắng nghỉ ngơi.
    • Hít thở sâu để cải thiện sự lưu thông khí oxy và giúp bản thân bình tĩnh lại. Không nên thở nông, ngắn, hoặc thở quá nhanh. Hít không khí vào một cách chậm rãi và thoải mái.
    • Nhắc nhở bản thân nhớ rằng sự trợ giúp đang trên đường tìm đến bạn.[14]
    • Lặp lại câu nói xoa dịu như “Cứu thương đang đến”, hoặc “Mọi chuyện sẽ ổn” trong đầu.
    • Nới lỏng quần áo bó sát hoặc chật chội.[13]
  7. Nhờ người khác tiến hành hô hấp nhân tạo cho bạn (CPR). CPR là hành động bắt buộc nếu tim bạn mất mất nhịp. Bạn nên hỏi thăm xung quanh xem liệu có người nào sẵn sàng tiến hành CPR cho bạn hay không. Nếu không ai biết cách, hãy tìm người sẵn sàng làm theo hướng dẫn của 112.
    • Nếu người đang hô hấp nhân tạo cho bạn không biết cách thức phù hợp để thực hiện điều này, tốt nhất là họ không nên hô hấp bằng miệng cho bạn. Họ chỉ nên theo sát quá trình ép lồng ngực, ấn tay xuống ngực của bạn với tốc độ khoảng 100 nhịp ấn một phút.[15]
    • Không có bằng chứng nào cho thấy rằng tự thực hiện CPR khi bị đau tim sẽ đem lại hiệu quả. Thời điểm bạn cần đến CPR là lúc bạn đã bất tỉnh.[16]

Bảo vệ bản thân khỏi cơn đau tim[sửa]

  1. Tập thể dục. Tập thể dục là cách tuyệt vời để tăng cường giảm thiểu lượng cholesterol không tốt và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tập trung vào bài tập cho tim mạch, như chạy bộ, đạp xe đạp, và luyện tập xoay vòng theo chuỗi các bài tập.
    • Bạn nên dành khoảng 30 phút để tập aerobic cường độ vừa phải 5 ngày mỗi tuần.
    • Ngoài ra, bạn có thể tập aerobic cường độ cao trong vòng 25 phút vào 3 ngày trong tuần với 2 ngày dành cho việc rèn luyện sức bền.[17]
  2. Ăn thực phẩm lành mạnh. Dầu ôliu, đậu hạt, và cá là nguồn cung cấp cholesterol khá tốt sẽ giúp bảo vệ trái tim của bạn. Ngoài ra, bạn nên tránh thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.[18]
  3. Ngừng hút thuốc lá. Hút thuốc lá buộc trái tim phải làm việc quá sức và khiến bạn có nguy cơ bị đau tim nhiều hơn. Nếu bạn gặp vấn đề về tim mạch, bạn nên cố gắng cai thuốc lá hoàn toàn.[18]
  4. Trò chuyện với bác sĩ. Hiện tại, có rất nhiều loại thuốc có thể giúp bạn quản lý lượng cholesterol không tốt và bảo vệ tim. Bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng cholesterol của cơ thể và nếu bạn có nguy cơ đau tim, bạn nên tham khảo về loại thuốc giúp bạn bảo vệ chính mình.
    • Có nhiều nhóm thuốc giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn như Niacin, Fibrate, và Statin.[18]
  5. Dùng aspirin mỗi ngày. Nếu bạn đã từng bị đau tim, bác sĩ sẽ khuyên bạn uống aspirin mỗi ngày. Họ sẽ chỉ định bạn dùng khoảng 81 mg đến 325 mg aspirin, tuy nhiên, liều lượng thấp hơn cũng sẽ đem lại hiệu quả. Điều quan trọng là bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ một cách chính xác.
    • Nếu bạn đột ngột ngừng sử dụng aspirin để điều trị, bạn có thể sẽ trải nghiệm “hiệu ứng tái bệnh” khiến tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Không ngừng sử dụng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.[19]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn đang trải nghiệm bất kỳ một triệu chứng nào của đau tim, bạn cần phải được đánh giá một cách kịp thời, vì sẽ khó để xác định xem đây có phải là vấn đề liên quan đến tim mạch hay không nếu không tiến hành xét nghiệm thêm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.theheartfoundation.org/heart-disease-facts/heart-disease-statistics/
  2. 2,0 2,1 2,2 https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000063.htm
  3. 3,0 3,1 3,2 http://www.webmd.com/heart-disease/heart-attack-symptoms-emergency?page=1
  4. 4,0 4,1 http://www.webmd.com/heart-disease/heart-attack-symptoms-emergency?page=1
  5. 5,0 5,1 http://www.healthgrades.com/explore/first-aid-for-a-heart-attack-what-should-you-do
  6. http://www.health.com/health/condition-article/0,,20278772_2,00.html
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heartburn/in-depth/heartburn-gerd/art-20046483?pg=2
  8. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000063.htm
  9. http://www.healthgrades.com/explore/first-aid-for-a-heart-attack-what-should-you-do
  10. http://www.health.harvard.edu/heart-health/aspirin-for-heart-attack-chew-or-swallow
  11. http://www.berkeleywellness.com/self-care/over-counter-products/article/enteric-coated-aspirin-safer
  12. http://www.drsinatra.com/if-someone-has-a-heart-attack-do-these-2-things/
  13. 13,0 13,1 https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000063.htm
  14. 14,0 14,1 14,2 http://www.healthgrades.com/explore/first-aid-for-a-heart-attack-what-should-you-do
  15. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-heart-attack/basics/art-20056679
  16. https://www.truthorfiction.com/heartattack/
  17. http://www.heart.org/HEARTORG/HealthyLiving/PhysicalActivity/FitnessBasics/American-Heart-Association-Recommendations-for-Physical-Activity-in-Adults_UCM_307976_Article.jsp#.VuwrBtUrJ4M
  18. 18,0 18,1 18,2 http://www.mayoclinic.org/hdl-cholesterol/art-20046388?pg=2
  19. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-disease/in-depth/daily-aspirin-therapy/art-20046797