Châm cứu thú y ở Việt Nam

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sự ra đời của châm cứu thú y ở Việt Nam[sửa]

Cùng với sự phát triển châm cứu trên người, châm cứu thú y được phát triển trong dân gian. Tư năm 974 TCN, tổ tiên ta đã dùng châm cứu để chữa say nắng. Trong cuốn "Châm cứu tiệp hiệu diễn ca" của Nguyễn Đại Năng đã có phần điều trị bệnh cho gia súc bằng châm cứu. Sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh đã ghi phương pháp điều trị nhiều bệnh của gia súc bằng thuốc nam kết hợp với châm cứu.

Sau Cách mạng tháng 8, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết 266/CP về vấn đề kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền để xây dựng nền y học Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết, một trong các hướng nghiên cứu của Khoa Chăn nuôi - Thú y thuộc Đại học Nông nghiệp 1 lúc đó là ứng dụng châm cứu trong điều trị bệnh cho gia súc.

Những ngày đầu[sửa]

Từ năm học 1977-1978, nhóm nghiên cứu của khoa đứng đầu là bác sỹ thú y Phạm Thị Xuân Vân kết hợp với Viện Y học dân tộc trung ương tiến hành nghiên cứu nhằm ứng dụng, thăm dò và tìm hiểu tác dụng của châm tê trên gia súc, thử nghệm tác dụng của châm tê cho phẫu thuật không cần đến thuốc gây tê, thuốc gây mê. Sau thành công của nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng châm cứu gây tê từng vùng phẫu thuật cũng được tiến hành trên nhiều loại gia súc khác nhau. Bài báo "Về vấn đề châm tê trên gia súc" "Tìm hiểu bản chất của châm tê" lần lượt được đăng trên Tạp chí Đông y (số 164, năm 1980), Thông tin KHKT (Chuyên san thú y), năm 1982 và Thông tin y học dân tộc (số 36, 1983), "Châm tê trong phẫu thuật gia súc" đã được công bố trên Tạp chí KHKT Nông nghiệp (6/1982). Ứng dụng điện châm cho gia súc đã thu được kết quả tốt. Một trong những số liệu thu được sau các lần theo dõi dùng điện châm với xung điện 30 - 80 Hz trên 67 gia súc với 13 loại phẫu thuật khác nhau cho kết quả loại A (không có phản ứng khi phẫu thuật) là 85,7%, loại B (phản ứng ở 1 thì mổ) là 11,94% và loại C (phản ứng ở 2 thì mổ) với 2,98%. Không có phản ứng loại D (con vật có phản ứng mạnh, không thể phẫu thuật và phải áp dụng phương pháp vô cảm khác). Các gia súc trở lại bình thường sau phẫu thuật với phương pháo gây tê bằng điện châm.

Những kết quả tiếp theo[sửa]

Sau ứng dụng thành công của châm tê, các thử nghiệm sau được tiến hành:

- Thăm dò tác dụng huyệt trong cơ chế hoạt động của các chức năng

- Tìm các đơn huyệt (bao gồm các huyệt để điều trị cho một bệnh nhất định)

Hàng ngàn gia súc đã được dùng châm cứu hay điện châm trong điều trị bao gồm:

- Các bệnh sinh sản của bò, chó: Viêm tử cung, viêm vú, sa tử cung, sát nhau, khó đẻ

- Các bệnh đường tiêu hóa của ngựa: Ỉa chảy, dau bụng; bò (chướng hơi dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách)

- Các bệnh thuộc dạng thần kinh như co giật của lợn con, bại liệt (ngụa, bò, lợn, chó).

- Các bệnh khác: Cảm nắng, cảm mưa, cúm bò.

Một số công trình được công bố tiếp theo:

  • Điện châm điều trị bệng gia súc (Tạp chí KHKNT Nông nghiệp, 10/1982),
  • Châm cứu điều trị bệnh sát nhau ở bò (Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 3/1989)
  • Châm cứu điều trị viêm vú và viêm tử cung ở bò (Tuyển tập công trình NCKH 1981-1985, Bộ Nông nghiệp).
  • Châm cứu điều trị bệnh bại liệt trên gia súc (TT KHKN Nông nghiệp trường ĐHNN1, 1/1991)

Hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng[sửa]

Hợp tác nghiên cứu và ứng dụng châm cứu trong thú y đã được đặt nền móng và phát triển giữa các giảng viên và cán bộ của Đại học Nông nghiệp 1 với các đồng nghiệp tại ĐH Nông lâm Thủ Đức (ĐHLN TP Hồ Chí Minh), Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh, Viện Y học dân tộc quân đội, Trường ĐH Y Hà Nội, Viện Quân y 108, Viện Quân Y 103.

Hợp tác trong nghiên cứu và giảng dạy châm cứu thú y còn được mở rộng với các đồng nghiệp nước ngoài. Từ tháng 12/1985 đến 3/1986, Bác sỹ Thú y Phạm Thị Xuân Vân đã sang trao đổi về Châm cứu thú y tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp Cuba (CIENSA) Lahabana. Thấng 3/1987, Bộ Nông nghiệp Cuba tiếp tục mời BSTY Phạm Thị Xuân Vân sang giảng dạy và hướng dẫn châm cứu tại các cơ sở Universidad Central de Villa Clara, Provence Habana, Universidad de Camguey và ISCAB. Cũng trong dịp này BS Vân được phong danh hiệu Chủ tịch danh dự Hội châm cứu Cuba.

Giảng dạy và phát triển[sửa]

Thông tin về PGS, TS Phạm Thị Xuân Vân[sửa]

Tốt nghiệp bác sỹ thú y năm 1959 tại Trung Quốc

Bảo vệ luận án tiến sỹ năm 1992 tại Đại học Nông nghiệp 1 với đa số thành viên hội đồng thuộc lĩnh vực châm cứu.

Tên luận án: "Châm cứu để phẫu thuật và điều trị một số bệnh thường gặp ở gia súc" - Luận án tiến sỹ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho đến nay về ứng dụng châm cứu trong thú y.

Tiến sỹ Phạm Thị Xuân vân sau đó được Nhà nước phong danh hiệu Phó giáo sư, Nhà giáo ưu tú.

Hiện nay PGS đã nghỉ hưu nhưng vẫn đang tiếp tục giảng dạy môn Châm cứu thú y cho sinh viên khoa Thú y (ĐHNN1); hợp tác, hướng dẫn và giúp đỡ thực hành châm cứu cho cán bộ của khoa và của nhiều cơ quan khác.

Nội dung bài viết: PGS.TS. Phạm Thị Xuân Vân

Trình bày: Nguyễn Bá Tiếp

Liên kết đến đây