Chế biến thịt gà ngon

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chế biến Thịt gà Ngon)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Thịt gà là một loại thịt phổ biến, có thể chế biến với nhiều loại gia vị, giá thành lại thấp và có nhiều chất dinh dưỡng. Nếu bạn biết thực hiện đúng cách, bạn có thể chế biến thịt gà ngon bằng nhiều phương pháp như đút lò, áp chảo và nướng.

Nguyên liệu[sửa]

Gà Đút lò[sửa]

  • 1 cốc kem chua
  • 2 thìa súp mù tạt vàng Dijon
  • 2 tép tỏi băm nhuyễn
  • ½ thìa cà phê tiêu đen
  • 4 miếng ức gà cắt đôi, lóc da và xương
  • 1 cốc ngũ cốc ngô nghiền nhỏ
  • 1 gói súp hành ăn liền (28 gr)
  • 3 thìa súp bơ đã đun chảy

Gà Áp chảo[sửa]

  • 1 chai xịt chống dính
  • ¼ cốc bột mì đa dụng
  • ¼ thìa súp tiêu đen
  • 0.5 kg thịt đùi gà tươi, lóc da và xương (khoảng 8 cái)
  • 1 cốc nước dùng gà đóng hộp
  • 2 thìa súp nước cốt chanh
  • 1½ thìa súp hạt bạch hoa

Gà Nướng[sửa]

  • 12 cái đùi gà
  • ½ cốc dầu ô liu
  • 1 thìa cà phê muối ăn
  • ½ thìa cà phê bột tiêu đen
  • ½ thìa cà phê bột ớt chuông
  • ½ thìa cà phê thì là Ai Cập
  • ¼ thìa cà phê ớt Cayenne
  • 2 tép tỏi băm nhuyễn
  • 3 3 thìa súp hành tây băm nhuyễn
  • ½ cốc húng tây băm nhuyễn

Các bước[sửa]

Chuẩn bị Thịt gà[sửa]

  1. Để thịt gà vào tủ lạnh hoặc tủ đông ngay lập tức nếu bạn chưa cần chế biến ngay. Bạn có thể bảo quản thịt gà ở ngăn lạnh nhất của tủ lạnh trong 2 ngày. Nếu bạn vẫn chưa muốn chế biến ngay mà muốn giữ lâu hơn thì hãy bỏ thịt gà vào tủ đông. Không nên sơ chế thịt gà rồi bỏ vào tủ lạnh vì sẽ làm thịt gà bị nhiễm khuẩn.[1]
  2. Rửa sạch thịt gà. Dù là bạn sẽ chế biến gà nguyên con, đùi gà hay những phần khác của con gà thì bạn cũng nên rửa sạch bằng nước lạnh. Còn nếu bạn mua loại thịt gà sống có tẩm gia vị thì thịt đã được rửa sạch trước rồi. Ngoài ra, bạn nên đeo bao tay khi rửa thịt gà để không làm thịt bị nhiễm khuẩn hoặc tránh để vi khuẩn dính vào tay. Bạn nên rửa sạch tay sau khi rửa thịt gà.[1]
    • Ngoài ra, bạn nên rửa sạch toàn bộ các dụng cụ có dính thịt gà trong quá trình rửa như là dao, thớt và bồn rửa.
  3. Thấm khô thịt gà. Dùng khăn giấy sạch vỗ lên miếng thịt để thấm khô nước.
  4. Chế biến thịt gà. Sau khi rửa và thấm khô thịt, bạn sẽ bắt đầu giai đoạn chế biến. Dù là món gà nướng, gà đút lò hay gà áp chảo, bạn cũng nên dùng nhiệt kế đo thực phẩm để kiểm tra trước khi ăn xem thịt gà đã đạt đến độ nóng phù hợp chưa. Lưu ý là khi chế biến thịt gà, nhiệt độ trong thịt nên đạt tới 74ºC. [2] Sau đây là một số công thức khác để chế biến món gà ngon:
    • Gà viên tẩm bột chiên giòn
    • Gà miếng tẩm bột chiên giòn
    • Bít tết ức gà không xương
    • Gà sốt Mole
    • Ức gà nướng
    • Ức gà tẩm gia vị chiên
    • Gà Teriyaki
    • Gà đút lò
    • Gà sốt mè
    • Gà quay
  5. Nhanh chóng bảo quản thịt gà nếu chưa ăn. Khi bỏ thịt gà vào tủ đông, bạn nên gói thịt thành nhiều phần nhỏ trong giấy bạc hoặc giấy chuyên dụng đông lạnh thực phẩm. Như vậy bạn có thể dễ dàng rã đông lượng thịt mà bạn cần. Mặt khác, gói thịt đúng cách để đông lạnh sẽ tránh được hiện tượng bỏng lạnh tức là thịt bị khô và oxy hóa khi gặp không khí.
    • Gà rán – bảo quản được từ 3 đến 4 ngày trong tủ lạnh, 4 tháng trong tủ đông
    • Thịt gà hầm – bảo quản được từ 3 đến 4 ngày trong tủ lạnh, 4 đến 6 tháng trong tủ đông
    • Thịt cắt miếng, chưa ướp gia vị - bảo quản được 3 đến 4 ngày trong tủ lạnh, 4 tháng trong tủ đông
    • Thịt cắt miếng tẩm nước dùng hoặc nước sốt – bảo quản được từ 1 đến 2 ngày trong tủ lạnh, 6 tháng trong tủ đông
    • Gà miếng không xương tẩm bột chiên giòn – bảo quản được từ 1 đến 2 ngày trong tủ lạnh, 1 đến 3 tháng trong tủ đông

Gà Đút lò[sửa]

  1. Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 200ºC.[3]
  2. Thoa bơ lên khay nướng. Phủ đều bơ lên toàn bộ bề mặt và xung quanh khay nướng.
  3. Trộn đều kem chua, mù tạt vàng Dijon, tỏi và tiêu trong một bát lớn.
  4. Phủ thịt gà bằng hỗn hợp vừa trộn. Cho 4 miếng ức gà đã lóc xương và da vào hỗn hơp. Sau đó lật miếng thịt để nó được phủ đều gia vị. Tiếp đó, cho thịt vào tủ lạnh khoảng 20 – 30 phút để thịt thấm gia vị.
  5. Phủ ngũ cốc ngô và bột súp hành lên thịt gà. Trộn ngũ cốc ngô và bột súp hành trong bát và bỏ thịt gà vào lăn đến khi bề mặt thịt được phủ đầy. Sau đó, lắc nhẹ miếng thịt để làm rơi bớt phần bột dư thừa.
  6. Xếp ức gà lên khay nướng. Rưới 3 thìa súp bơ đã đun chảy lên thịt gà.
  7. Cho thịt gà vào lò nướng khoảng 20 – 25 phút đến khi thịt có màu vàng nâu. Món gà chỉ hoàn thành khi bạn dùng nhiệt kế thực phẩm để đo và nhiệt độ đạt đến mức 74ºC.

Gà Áp chảo[sửa]

  1. Dùng chai xịt chống dính xịt đều lên bề mặt chảo chống dính và để chảo nóng với ngọn lửa vừa. [4]
  2. Trộn đều bột mì đa dụng và tiêu trong bát nhỏ. Sau khi trộn đều thì phủ bột lên thịt gà.
  3. Cho gà vào chiên áp chảo và đợi đến khi mặt dưới chuyển sang màu vàng. Bước này sẽ mất khoảng 6 – 7 phút. Nếu không thể chiên hết các miếng thịt gà cùng lúc thì bạn có thể chia làm hai lần.
  4. Lật thịt gà và làm chín vàng mặt còn lại. Bước này sẽ mất thêm 4 – 5 phút nữa.
  5. Gắp thịt gà ra đĩa và để sang một bên.
  6. Đổ nước dùng gà vào chảo. Sau đó, dùng thìa gỗ vớt những mảng bột nâu còn sót lại từ thịt gà.
  7. Sau đó, bỏ gà vào chảo, đậy nắp lại và đun liu riu với lửa nhỏ. Bước này sẽ mất khoảng 3 phút.
  8. Đổ nước cốt chanh và hạt bạch hoa vào chảo. Tiếp theo, làm nóng thịt gà bằng cách đảo đều thịt trong chảo thêm 30 giây nữa. Sau khi hoàn tất, xếp thịt gà ra đĩa và để nguội bớt khoảng 5 – 10 phút.
  9. Thưởng thức. Thưởng thức vị ngon của đùi gà khi thịt còn nóng.

Gà Nướng[sửa]

  1. Bỏ đùi gà vào trong một túi đựng thực phẩm lớn.[5]
  2. Làm nước ướp thịt. Cho dầu ô liu, muối biển, tiêu, bột ớt chuông, bột thì là Ai Cập và bột ớt Cayene vào bát và trộn đều để chúng hòa quyện vào nhau.
  3. Rưới nước ướp lên thịt gà. Rưới đều nước ướp vào túi đựng đùi gà rồi đóng lại. Trước khi khóa túi, nhớ đẩy bớt không khí ra ngoài càng nhiều càng tốt. Tiếp theo, hãy lắc túi để nước ướp thịt phủ đều lên thịt gà. Sau đó, cho túi vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng hoặc để qua đêm nếu muốn thịt gà được đậm đà. Để cho thịt ngấm đều gia vị, bạn hãy lắc túi thịt vài tiếng một lần.
  4. Chuẩn bị vỉ nướng. Thoa dầu ô liu lên vỉ nướng. Sau đó, làm nóng vỉ ở nhiệt độ 175ºC.
  5. Bắt đầu nướng thịt. Nướng gà trên vỉ đến khi nào thấy hai mặt đều giòn và có màu nâu. Trong lúc nướng, bạn hãy lật hai mặt của thịt để chúng được chín đều.
    • Nếu không muốn thịt khô giòn, bạn hãy để miếng ức gà theo đường chéo rồi đợi đến khi các mép thịt chuyển sang màu trắng thì lật miếng thịt để nướng tiếp mặt còn lại. Làm như vậy sẽ cho ra thành phẩm là miếng thịt với những đường nướng hoàn hảo mà bạn thấy trên hình quảng cáo.
    • Nhiệt độ bên trong thịt gà phải là 74°C khi hoàn tất. Sau khi thịt chín, bạn hãy xếp ra đĩa và để thịt nguội khoảng 3 – 5 phút trước khi ăn.
  6. Thưởng thức. Vị gà nướng sẽ đậm đà hơn khi còn nóng.

Mẹo chọn Nguyên liệu[sửa]

  • Đọc nhãn thực phẩm. Trước khi chế biến thịt gà, bạn hãy đảm bảo chọn mua các nguyên liệu đạt chất lượng.

    • Ví dụ như ở Mỹ, thịt gà được dán nhãn Thịt tươi tức là thịt không được bảo quản dưới -3°C. Nếu thịt gà đã được đông lạnh thì sẽ được dán nhãn Thịt đông lạnh hoặc Đã được đông lạnh.
    • Xem hạn sử dụng dán trên bao bì để biết thịt gà được bán ngày nào và có thể bảo quản bao lâu. Riêng ở Mỹ, thịt gà không cần thiết phải dán nhãn như vậy, nhưng nhiều cửa hàng và nhà cung cấp vẫn ghi hạn sử dụng để người mua biết được chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi hết hạn sử dụng, thịt gà vẫn có thể ăn được nhưng chất lượng sẽ giảm bớt. Thịt gà được đông lạnh đến khi hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được.
  • Chọn những miếng gà ngon. Khi chọn thịt, bạn nên tránh chọn những miếng thịt có mùi lạ hoặc trên da có những vết bầm.

    • Gà nguyên con - có loại để rán, để nướng và để quay với kích cỡ khác nhau.
    • Các góc tư - góc tư đùi là phần bắp đùi và đùi, còn góc tư ức là phần cánh và thịt ức.
    • Gà nguyên con chặt miếng - gà sẽ được chặt thành 8 hoặc 9 miếng nhỏ, không có phần xương lưng gà.
    • Phần đùi và ức - được bán khi đã lóc xương và da
    • Gan gà - thường được đóng gói riêng
    • Cổ gà, chân gà, mào gà… - thường chỉ được bán ở một số nơi mà người dân có nhu cầu.

  • Chế biến thịt gà trong vòng 2 ngày sau khi mua hoặc bảo quản trong tủ đông ở nhiệt độ -17°C hoặc thấp hơn. Nếu bảo quản đông lạnh thì lúc nào cũng có thể ăn được. Để tránh làm cho thịt gà bị “bỏng lạnh”, bạn hãy cho thịt vào túi chuyên dùng để đông lạnh thực phẩm và đẩy hết không khí ra ngoài.

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng quên tẩm gia vị cho thịt gà nếu không thịt gà sẽ bị nhạt. Bạn nên dùng các loại gia vị có thể hòa quyện cùng nhau. Chẳng hạn như dùng dầu, muối và tỏi băm ướp thịt để có hương vị gà quay cổ điển.
    • Để có món gà mang đậm hương vị Ấn Độ, bạn hãy thêm bột cà ri. Loại gia vị này có thể mua ở tiệm tạp hóa, cửa hàng Ấn Độ hoặc cửa hàng bán đồ nhập khẩu.
    • Cắt nhỏ cà chua và hành tây rồi rán với thịt gà đã chế biến. Đây là một cách để bạn làm món gà hầm goulash hoặc gumbo ngon.
  • Làm mới hương vị thịt gà được bảo quản. Khi thịt được bảo quản “sắp hết hạn sử dụng”, hãy chế biến lại để có thể bảo quản được lâu hơn và tạo hương vị hấp dẫn hơn cho thịt bằng những cách sau:
    • Dùng sốt barbecue, phủ hành tây xắt lát hoặc nước sốt lên thịt gà để thay đổi hương vị. Sau đó, bạn có thể làm mới món gà thành những món khác như:
    • Pizza gà, mì Ý, súp hoặc món hầm… và nhiều món khác nữa.
  • Để chế biến món cà ri gà Ấn Độ, bạn có thể mua gia vị ở các cửa hàng Ấn Độ hoặc cửa hàng bán đồ nhập khẩu. Bạn chỉ việc cắt nhỏ cà chua và hành tây rồi làm theo hướng dẫn được ghi trên gói gia vị.
  • Rã đông thịt gà trong tủ lạnh, trong lò vi sóng hoặc bằng nước lạnh. Thịt gà được rã đông trong tủ lạnh có thể giữ thêm 1-2 ngày trước khi chế biến hoặc tiếp tục đông lạnh (chỉ trong trường hợp thịt gà vẫn luôn được giữ lạnh). Thịt gà được rã đông bằng nước lạnh hoặc lò vi sóng thì phải được chế biến ngay. Tuyệt đối không để thịt gà tự rã đông trên quầy bếp. Ngoài ra, bạn cũng không được làm chín thịt gà đông lạnh bằng lò vi sóng hoặc nồi nấu chậm. Thay vào đó, bạn có thể làm chín thịt gà đông lạnh trên bếp hoặc trong lò nướng nhưng thời gian chế biến sẽ lâu hơn bình thường khoảng 50%.
  • Bạn có thể thay thế ngũ cốc ngô bằng vụn bánh mì.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn phải cẩn thận khi dùng các vật dụng sắc nhọn.
  • Cẩn thận để dầu không bắn ra ngoài. Bạn có thể sẽ thấy bỏng rát hoặc bị thương nghiêm trọng nếu dầu nóng bắn vào da (hoặc vào mắt).
  • Khi chế biến thịt gà, phải đảm bảo thịt gà thật chín. Ngoài ra, bạn cần rửa sạch các dụng cụ dùng trong quá trình nấu nướng (dao, thớt…) để tránh bị nhiễm khuẩn. Thịt gà tuy ngon nhưng bạn vẫn phải lưu ý những vấn đề về an toàn cho sức khỏe.
  • Thịt gà được chế biến bằng lò vi sóng có thể sẽ không chín đều và làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bạn không nên dùng phương pháp này để chế biến thịt gà cho trẻ em hoặc những người có vấn đề về sức khỏe.[6]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này