Chữ Quốc Ngữ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chữ Quốc Ngữ, viết tắt là Quốc Ngữ, là hệ thống chữ viết chính thức hiện nay của tiếng Việt. Hệ thống này được xây dựng dựa trên chữ cái Latinh (cụ thể là trực tiếp từ chữ cái Bồ Đào Nha) thêm các chữ ghép và 9 dấu phụ — 4 dấu tạo ra các âm mới, và năm dấu còn lại dành cho thể hiện thanh điệu của từ. Hai loại dấu phụ có thể được viết cùng trên một chữ cái nguyên âm.

Bảng chữ cái[sửa]

Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái, theo thứ tự:

A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y

Ngoài ra, có 9 chữ ghép đôi và 1 chữ ghép ba.

CH GH GI KH NG NGH NH PH TH TR

Trước đây, các chữ ghép này được coi như một chữ cái độc lập và có thể được tìm thấy trong từ điển cũ. Ngày nay chúng không được coi là chữ cái độc lập mà là chữ ghép; ví dụ trong việc xếp thứ tự, "CH" nằm giữa "CA" và "CO" trong các từ điển hiện đại.

Các chữ cái "F", "J", "W" và "Z" không có trong bảng chữ cái tiếng Việt, nhưng có thể bắt gặp trong các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài. "W" thỉnh thoảng được dùng trong viết tắt thay "Ư".

Nguyên âm[sửa]

Ngoài các nguyên âm đơn, trong tiếng Việt còn có nguyên âm đôi nguyên âm ba.

Có mối liên hệ phức tạp giữa nguyên âm và cách phát âm của chúng. Một nguyên âm có thể biểu thị cho vài cách phát âm khác nhau, tùy theo nó nằm trong nguyên âm đơn, đôi hay ba; và nhiều khi các cách viết nguyên âm khác nhau tượng trưng cho cùng một cách phát âm.

Ví dụ y i có thể dùng thay cho nhau trong nhiều trường hợp. Đã có quyết định của Bộ Giáo dục Việt Nam vào năm 1984, quy định dùng i thay cho y. Quy chuẩn này không áp dụng cho các nguyên âm đôi và nguyên âm ba, cũng như ngoại trừ tên riêng; nhưng vẫn có hạn chế trong việc thực thi trong cuộc sống.

Bảng sau cho biết các cách phát âm có thể tương ứng với từng cách viết nguyên âm:

Cách viết Phát âm Cách viết Phát âm
a  /ɐː/, /ɐ/, /ɜ/ o  /ɔ/, /ɐw/, /w/
ă  /ɐ/ ô  /o/, /ɜw/, /ɜ/
â  /ɜ/ ơ  /əː/, /ɜ/
e  /ɛ/ u  /u/, /w/
ê  /e/, /ɜ/ ư  /ɨ/
i  /i/, /j/ y  /i/, /j/

Bảng sau cho biết các cách viết có thể tương ứng với từng cách phát âm nguyên âm đơn:

Nguyên âm đơn
/i/
  • thông thường i: /si/ = .
  • thỉnh thoảng y: /mi/ = Mỹ.
  • luôn là y nếu
    1. có nguyên âm viết liền trước: /xwiɜn/ = khuyên;
    2. bắt đầu một chữ Hán Việt: /iɜw/ = yêu .
  • (Chú ý là cả i y đều cũng có thể dùng biểu thị cho /j/.)
/e/
  • ê
/ɛ/
  • e
/ɨ/
  • ư
/əː/
  • ơ
/ɜ/
  • /ɜ/
/ɐː/
  • a
/ɐ/
/u/
  • u
/o/
  • ô
/ɔ/
  • o
 

Bảng sau cho biết các cách viết có thể tương ứng với từng cách phát âm nguyên âm đôi và ba:

Nguyên âm đôi & ba
Phát âm Cách viết Phát âm Cách viết
Nguyên âm đôi
/uj/ ui /iw/ iu
/oj/ ôi /ew/ êu
/ɔj/ oi /ɛw/ eo
/əːj/ ơi /əːw/ ơu
/ɜj/ ây, ê /ɜw/ âu, ô
/ɐːj/ ai /ɐːw/ ao
/ɐj/ ay, a /ɐw/ au, o
/ɨj/ ưi /ɨw/ ưu
/iɜ/ ia, ya, iê, yê /uɜ/ ua, uô
/ɨɜ/ ưa, ươ    
Nguyên âm ba
/iɜw/ iêu, yêu /uɜj/ uôi
/ɨɜj/ ươi /ɨɜw/ ươu
/iɜ/
  • ia nếu không có phụ âm nằm sau /miɜ/ = mía
  • nếu có phụ âm nằm sau /miɜŋ/ = miếng
  • thay i bằng y tại đầu từ hoặc sau môt chữ cái nguyên âm:
    • ya: /xwiɜ/ = khuya
    • : /xwiɜn/ = khuyên; /iɜn/ = yên

/uɜ/

  • ua nếu không có phụ âm nằm sau /muɜ/ = mua
  • nếu có phụ âm nằm sau /muɜn/ = muôn

/ɨɜ/

  • ưa nếu không có phụ âm nằm sau /mɨɜ/ = mưa
  • ươ nếu có phụ âm nằm sau /mɨɜŋ/ = mương
 

Phụ âm[sửa]

Chữ ghép "GH" và "NGH" được dùng thay "G" và "NG" ngay trước "I", để tránh nhầm lẫn với chữ ghép "GI". Vì lý do lịch sử, chúng cũng được dùng trước "E" và "Ê".

Đa số các phụ âm được dùng giống như trong nhiều ngôn ngữ dùng chữ cái latinh khác, với các ngoại lệ:

  • "CH" là âm vòm tắc vô thanh (IPA: [c]) hay âm tắc sát (IPA: [ʧ]).
  • "Đ" đọc giống "D" như trong nhiều ngôn ngữ, nhưng có thể có thêm âm tắc cổ họng vô thanh ngay trước hoặc cùng lúc phát âm phụ âm này.
  • "D" và "GI" đọc giống [z] theo giọng Bắc, và giống [j] theo giọng Nam.
  • "V" đọc giống [v] theo giọng Bắc, và giống [j] theo giọng Nam.
  • "KH" là âm vòm mềm sát vô thanh (IPA: [x]).
  • "NG" là âm vòm mềm mũi (IPA: [ŋ]).
  • "NH" là âm vòm mũi (IPA: [ɲ]).
  • "PH" đọc giống /f/.
  • "TH" là âm hơi [tʰ].
  • "TR" là âm đầu lưỡi vòm cứng theo giọng Nam và đọc giống "CH" theo giọng Bắc.

Cấu trúc[sửa]

Do ảnh hưởng của cấu trúc chữ viết Trung Quốc, một đơn vị từ tiếng Việt chỉ chứa một âm tiết. Mỗi đơn vị từ chứa nhiều nhất là ba phần:

  1. Phụ âm đầu (có thể không có)
  2. Nguyên âm cùng thanh điệu (luôn có)
  3. Phụ âm cuối (có thể không có; chỉ có thể là một trong c, ch, m, n, ng, nh, p, t).

Thanh điệu[sửa]

Tiếng Việt ngôn ngữ thanh điệu, nghĩa là nghĩa của một từ phụ thuộc vào thanh điệu của từ đó. Có sáu thanh điệu; trong đó thanh ngang không ghi dấu phụ, còn các thanh khác có dấu phụ ghi tại nguyên âm.

Thanh điệu Dấu phụ Nguyên âm mang dấu phụ
Ngang Không có A/a Ă/ă Â/â E/e Ê/ê I/i O/o Ô/ô Ơ/ơ U/u Ư/ư Y/y
Huyền Dấu huyền À/à Ằ/ằ Ầ/ầ È/è Ề/ề Ì/ì Ò/ò Ồ/ồ Ờ/ờ Ù/ù Ừ/ừ Ỳ/ỳ
Sắc Dấu sắc Á/á Ắ/ắ Ấ/ấ É/é Ế/ế Í/í Ó/ó Ố/ố Ớ/ớ Ú/ú Ứ/ứ Ý/ý
Hỏi Dấu hỏi Ả/ả Ẳ/ẳ Ẩ/ẩ Ẻ/ẻ Ể/ể Ỉ/ỉ Ỏ/ỏ Ổ/ổ Ở/ở Ủ/ủ Ử/ử Ỷ/ỷ
Ngã Dấu ngã Ã/ã Ẵ/ẵ Ẫ/ẫ Ẽ/ẽ Ễ/ễ Ĩ/ĩ Õ/õ Ỗ/ỗ Ỡ/ỡ Ũ/ũ Ữ/ữ Ỹ/ỹ
Nặng Dấu nặng Ạ/ạ Ặ/ặ Ậ/ậ Ẹ/ẹ Ệ/ệ Ị/ị Ọ/ọ Ộ/ộ Ợ/ợ Ụ/ụ Ự/ự Ỵ/ỵ

Trong các nguyên âm đôi và ba có ít nhất hai cách đặt dấu phụ lên chúng, trong đó một cách ("cách mới") dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học.

Trong xếp thứ tự chữ cái, các chữ cái được ưu tiên, tiếp sau là thanh điệu, và sau cùng là chứ hoa/chữ thường. Quá trình ưu tiên này được thực hiện lần lượt trên các âm tiết. Ví dụ một từ điển sẽ xếp "tuân thủ" trước "tuần chay".

Lịch sử[sửa]

Hán Việt và quốc ngữ[sửa]

Hỗ trợ trên máy tính[sửa]

Các phông chữ Unicode chứa các chữ cái tiếng Việt; nằm rải rác trong phần "Latin Cơ bản", "Latin-1 Thêm", "Latin Mở rộng-A", "Latin Mở rộng-B", và Latin Mở rộng Thêm.

Chữ quốc ngữ có thể được biểu thị trong ASCII dựa trên quy ước như VIQR. Trước khi Unicode được dùng rộng rãi, các phông chữ TCVN3, VNI, và VISCII cũng đã được dùng để biểu thị tiếng Việt. Ngày nay UTF-8 là mã hóa được dùng rộng rãi trên máy tính cho tiếng Việt.

Nhiều bàn phím máy tính không hỗ trợ việc nhập trực tiếp các ký tự tiếng Việt. Điều này dẫn đến sự ra đời của các phần mềm cho phép thực hiện các phương pháp nhập ký tự tiếng Việt theo quy ước như Telex, VIQR hay VNI.

Xem thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

(Tiếng Việt)

(Tiếng Anh)

Tham khảo[sửa]

  • Gregerson, Kenneth J. (1969). A study of Middle Vietnamese phonology. Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, 44, 135-193. (Published version of the author's MA thesis, University of Washington). (Reprinted 1981, Dallas: Summer Institute of Linguistics).
  • Haudricourt, André-Georges. (1949). Origine des particularités de l'alphabet vietnamien. Dân Việt-Nam, 3, 61-68.
  • Nguyen, Đang Liêm. (1970). Vietnamese pronunciation. PALI language texts: Southeast Asia. Honolulu: University of Hawaii Press. ISBN 0-8702-2462-X
  • Nguyễn, Đình-Hoà. (1955). Quốc-ngữ: The modern writing system in Vietnam. Washington, D. C.: Author.
  • Nguyễn, Đình-Hoà. (1992). Vietnamese phonology and graphemic borrowings from Chinese: The Book of 3,000 Characters revisited. Mon-Khmer Studies, 20, 163-182.
  • Nguyễn, Đình-Hoà. (1996). Vietnamese. In P. T. Daniels, & W. Bright (Eds.), The world's writing systems, (pp. 691-699). New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-507993-0.
  • Nguyễn, Đình-Hoà. (1997). Vietnamese: Tiếng Việt không son phấn. Amsterdam: John Benjamins Publishing Company. ISBN 1-55619-733-0.
  • Pham, Andrea Hoa. (2003). Vietnamese tone: A new analysis. Outstanding dissertations in linguistics. New York: Routledge. (Published version of author's 2001 PhD dissertation, University of Florida: Hoa, Pham. Vietnamese tone: Tone is not pitch). ISBN 0-4159-6762-7.
  • Thompson, Laurence E. (1991). A Vietnamese reference grammar. Seattle: University of Washington Press. Honolulu: University of Hawaii Press. ISBN 0-8248-1117-8. (Original work published 1965).id:Quốc ngữes:Alfabeto vietnamitagl:Quôc ngu

nl:Quoc ngupl:Alfabet wietnamski simple:Quốc Ngữ fi:Quốc ngữ sv:Quốc Ngữ tg:Алифбои ветнамӣ

Liên kết đến đây