Chữa trị môi nứt nẻ

Từ VLOS
(đổi hướng từ Chữa Trị Môi Nứt nẻ)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Môi nứt nẻ thường khó tránh khỏi và không thể cải thiện nhanh chóng. Với hầu hết mọi người, tránh cho môi không bị khô là cách chữa trị tốt nhất. Còn với những người khác, môi nứt nẻ là việc không thể tránh khỏi. Nó là một triệu chứng dài hạn và là một loại phản ứng phụ không thể chữa dứt. Môi nứt nẻ có thể chữa khỏi (và ngăn ngừa) bằng nước và son dưỡng. Với đôi môi khô trầm trọng và dài hạn, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn thêm.

Các bước[sửa]

Chữa trị Môi Nứt nẻ[sửa]

  1. Bôi son dưỡng. Nên chọn son dưỡng sáp ong không màu, không mùi hoặc loại son dưỡng chống nắng.[1] Son dưỡng bảo vệ môi khỏi yếu tố thời tiết nên đừng quên bôi nó vào những ngày hanh nắng hoặc trở gió. Son dưỡng cũng làm lành vết nứt trên môi và kháng viêm. Hãy bôi son dưỡng trước khi ra ngoài, sau khi ăn uống hoặc bất kỳ khi nào bạn cảm thấy son dưỡng bị trôi.
    • Tránh dùng son dưỡng có vị thơm nếu bạn có thói quen liếm môi. Nên chọn loại son dưỡng chống nắng không mùi vị.
    • Tránh dùng son dưỡng dạng hộp vì việc thường xuyên dùng ngón tay để bôi có thể sản sinh vi khuẩn làm ảnh hưởng đến vết nứt trên môi.[2]
    • Quấn khăn choàng hoặc đeo khẩu trang để bảo vệ môi trong những ngày trời gió tránh gây thêm kích ứng, giúp môi mau lành.
  2. Không bóc da khô. Gãi, bóc lớp da khô trên môi và cắn môi là việc khó kiềm chế nhưng nó sẽ ảnh hưởng tồi tệ đến khả năng lành của môi. Bóc da khô có thể làm cho môi bị tổn thương và chảy máu, làm môi lành chậm hơn hoặc bị viêm. Ngoài ra, bạn cũng gặp phải những cơn đau khi làm tổn thương môi.[2]
    • Không tẩy tế bào chết cho môi nứt nẻ! Lớp da môi nên được xử lý nhẹ nhàng để lành lại. Tẩy tế bào chết sẽ khiến cho môi bị viêm.
  3. Cấp nước để môi mau lành. Sự mất nước là nguyên nhân phổ biến khiến môi nứt nẻ. Hãy uống nhiều nước và bôi sản phẩm dưỡng ẩm cho môi. Bạn có thể làm lành môi khô nhẹ trong vài giờ bằng việc uống nước. Trường hợp nghiêm trọng hơn thì cần nhiều thời gian hơn: uống nước trong mỗi bữa ăn, trước và sau khi tập thể thao vầ bất kỳ khi nào bạn thấy khát.[1]
    • Sự mất nước thường xảy ra vào mùa đông. Bạn nên tránh sưởi ấm bằng mấy sưởi khô, thay vào đó, nên dùng mấy giữ ẩm không khí nếu có thể.
  4. Gặp bác sĩ. Nếu môi của bạn trở nên đỏ, đau và bị sưng tấy, có thể bạn môi của bạn đã bị viêm. Viêm môi thường gây ra bởi sự kích ứng hoặc nhiễm khuẩn. Môi của bạn sẽ nứt nẻ khi quá khô và vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết nứt gây viêm môi. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm để bôi đến khi môi hết viêm.[2] Liếm môi cũng là một nguyên nhân phổ biến gây viêm môi, đặc biệt là ở trẻ em.
    • Viêm môi có thể là triệu chứng của viêm da tiếp xúc. Nếu bạn bị nổi mẫn, hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán khả năng mắc bệnh viêm da tiếp xúc.
    • Bệnh viêm môi có thể gây đau đớn và kéo dài.
    • Bên cạnh đó, một số loại thuốc uống, kem bôi và thuốc bổ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh viêm môi. Loại phổ biến là retinoids. Các loại khác bao gồm lithium, vitamin A liều lượng cao, d-penicillamine, isoniazid, phenothiazine, chemotherapeutic agents busulfan và actinomycin.[3]
    • Môi nứt nẻ là triệu chứng của nhiều loại bệnh, gồm có bệnh liên quan đến hệ miễn dịch (như bệnh Lupus, bệnh viêm ruột Crohn), bệnh tuyến giáp và bệnh vảy nến.[4]
    • Người bị bệnh Down thường có môi nứt nẻ.

Ngăn ngừa Nứt nẻ ở Môi[sửa]

  1. Không liếm môi. Bạn sẽ liếm môi một cách không ý thức để làm ẩm khi cảm giác môi bị khô. Tuy nhiên, việc liếm môi lại có ảnh hưởng không tốt vì nó lấy đi lớp dầu tự nhiên trên môi, làm cho môi bị mất nước và nứt nẻ. Nếu bạn thấy mình bắt đầu liếm môi, hãy bôi son dưỡng. Khi bạn không thể dừng liếm môi, nên đến gặp bác sĩ và nhờ tư vấn cách điều trị. Liếm môi, cắn môi và bặm môi thường xuyên có thể là triệu chứng của nhiều rối loạn như Rối loạn Ám ảnh Cưỡng chế (OCD) và Biểu hiện Tập trung Lặp lại Hành vi (BFRB).
    • Bôi son dưỡng thường xuyên để nhắc bạn không được liếm môi, cắn môi hay bặm môi. Nên chọn loại son dưỡng chống nắng không mùi vị.
    • Trẻ em từ 7 đến 15 tuổi có khuynh hướng phát triển bệnh viêm môi gây ra do thường xuyên liếm môi.
  2. Thở bằng mũi. Thở bằng miệng có thể làm cho môi bị mất nước. Nếu bạn có xu hướng thở bằng miệng, hãy tập để biến việc thở bằng mũi thành thói quen. Ngồi yên trong vài phút mỗi ngày và hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng miếng dán mở rộng cánh mũi khi ngủ để tăng kích thước cánh mũi.[1]
  3. Tránh tác nhân gây dị ứng. Tránh phẩm màu và tác nhân gây dị ứng cho miệng. Kể cả dị ứng nhẹ hoặc phản ứng với thực phẩm cũng thể làm môi khô nứt nẻ. Nếu bạn không được chẩn đoán dị ứng nhưng có triệu chứng khác như vấn đề tiêu hóa hoặc mẩn đỏ cùng với môi khô, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Bạn có thể nhờ giới thiệu một chuyên gia về dị ứng nếu không chẩn đoán được vấn đề mà bạn gặp phải.[5]
    • Kiểm tra nguyên liệu của son dưỡng. Tránh dùng bất kỳ nguyên liệu nào gây dị ứng, chẳng hạn như phẩm màu đỏ.
    • Một số người dị ứng với axit para-aminobenzoic có trong sản phẩm dưỡng môi chống nắng. Nếu bạn thấy cổ họng bị sưng hoặc thở gấp, bạn nên ngưng sử dụng son dưỡng và đến bệnh viện.[6]
  4. Chăm sóc và dưỡng ẩm cho môi. Làm thế nào để bảo vệ môi không bị nứt nẻ? Hãy chăm sóc như môi bạn đang bị nứt nẻ. Uống nước trong mỗi bữa ăn, giữ một ly nước bên cạnh để uống khi khát. Bôi kem dưỡng khi bạn ra ngoài hoặc khi mở máy sưởi. Quấn khăn để che mặt vào ngày trời lạnh, trở gió và dùng son dưỡng chống nắng vào ngày nắng nóng.
    • Trừ những lúc bạn muốn bỏ thói quen liếm môi, bạn không cần phải bôi son dưỡng môi ngày. Nhưng nhớ bôi son dưỡng vào ngày trời nắng hoặc trời gió nếu bạn không muốn bôi son dưỡng thường xuyên.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn thấy môi bị viêm hoặc chảy máu một cách không bình thường thì nên gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây