Chữa trị nôn mửa ngay tại nhà

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tình trạng nôn mửa xảy ra khi thức ăn trong dạ dày bị cồn cào và buộc phải tống hết ra ngoài. Thông thường, bạn sẽ có cảm giác buồn nôn trước khi ói mửa. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như đau ốm, giai đoạn thai kỳ, ốm nghén, ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột do virut (“cúm” dạ dày), uống quá nhiều rượu, và đau nửa đầu. Một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây buồn nôn và ói mửa.[1] Bạn có thể tự chữa trị tình trạng ói mửa tại nhà. Tuy nhiên, đến khám bác sĩ ngay nếu bạn không cảm thấy khá hơn hoặc nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu báo động đi kèm.

Các bước[sửa]

Chăm sóc Bản thân[sửa]

  1. Nâng cao đầu. Đầu có thể di chuyển không ngớt khi bạn nôn ọe. Cố gắng đỡ lấy đầu ở tư thế thoải mái nhất có thể.
    • Bạn nên vuốt hết tóc ra phía sau nếu tóc dài. Việc này sẽ giúp chúng không rơi lưa thưa trước mặt khi bạn ói mửa thêm một lần nữa.
  2. Ngồi xuống, hoặc nằm tựa lưng. Gối ôm trên ghế sofa có thể dùng để tựa và nâng cơ thể. Di chuyển xung quanh hay nằm dưới sàn nhà có thể làm bạn cảm thấy khó chịu hơn.[2]
    • Nếu bạn đang trong trường hợp nằm liệt giường, cố gắng nằm nghiêng một bên để không bị nghẹt thở khi ói mửa.[3]
    • Bạn cũng có thể bị nghẹn khi nôn nếu nằm thẳng người.[4]
    • Không nên nằm xuống sau khi ăn xong vì hành động này có thể kích thích tình trạng buồn nôn bùng phát.
  3. Uống nước. Nôn ọe nhiều có thể dẫn đến việc cơ thể bị mất nước rất nhanh. Tuy nhiên, uống nhiều nước liên tục và vội vã có thể khiến bạn muốn nôn mửa trở lại. Bạn nên uống chầm chậm và từng hớp nước một. Đặt mục tiêu uống khoảng 30 ml nước hoặc ½ cốc nước một lần sau mỗi 20 phút hoặc hơn.[5]
    • Ngậm một vài cục đá hay que kem lạnh cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Bởi hỗn hợp này thường tan rất chậm, nên chúng có thể giúp bạn mất đi cảm giác buồn nôn.
    • Uống nước chanh, trà gừng hoặc trà bạc hà.[6]
    • Chế độ ăn chỉ có chất lỏng, như nước xuýt, nước ép táo, và nước uống thể thao, cũng rất hữu hiệu.[7]
    • Nếu thỉnh thoảng bạn bị ói mửa, có thể cơ thể bạn bị mất cân bằng điện giải. Tốt hơn hết là bạn nên bổ sung dung dịch bù nước hay nước uống thể thao với công thức điện giải.[8][9]
    • Tránh xa sữa, rượu bia, caffein, đồ uống có ga, và hầu hết nước ép trái cây khác. Sữa có thể làm tăng cảm giác buồn nôn. Trong khi đó, rượu bia và caffeine có thể làm cơ thể bị mất nước. Đồ uống có ga thường khiến bạn muốn nôn nhiều hơn. Nước ép trái cây, như nước ép bưởi hay nước ép cam, có chứa quá nhiều axit, và cũng là nguyên nhân làm tình trạng buồn nôn thêm trầm trọng hơn.[2]
    • Hấp thụ thực phẩm có chứa nhiều nước, như dưa hấu. Chúng có thể giúp cơ thể không bị mất nước.[9]
  4. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. Quá nhiều thức ăn trong dạ dày sẽ châm ngòi cho tình trạng buồn nôn và ói mửa. Bạn chỉ nên nhấm nháp món ăn từng chút một trong suốt một ngày, thay vì dùng bữa ăn nhiều món.[9]
    • Thưởng thức đồ ăn nhạt, như bánh quy giòn, bánh mì nướng, khoai tây, và cơm. Chuối và nước sốt táo cũng là sự lựa chọn hoàn hảo. Chúng không hề làm dạ dày bạn khó chịu chút nào.[9] Gà hoặc cá nướng cũng là nguồn thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, không nên ướp gia vị quá nhiều khi chế biến chúng.
    • Hạn chế tối đa thức ăn dầu mỡ và nhiều gia vị, ví dụ xúc xích, đồ ăn nhanh, và khoai tây chiên. Đồ ăn chiên nhiều dầu và đồ ăn quá nhiều đường thường không phải là sự lựa chọn đúng đắn.[10]
    • Tạm biệt sản phẩm sữa. Tình trạng nôn ọe có thể khiến cơ thể tạm thời không thể dung nạp được chất lactose có trong sữa, ngay cả khi bạn không gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc uống sữa.[8]
    • Ăn từ từ chậm rãi. Không nên ép bản thân ăn quá nhiều trong một lần. Bao tử giãn nở có thể làm tình trạng buồn nôn và ói mửa trở nên nghiêm trọng hơn.[8]
  5. Tránh xa yếu tố khởi phát. Một số tác nhân nhất định có thể gây ra nôn mửa, đặc biệt là đối với cá nhân nhạy cảm với một số mùi.[11]
    • Mùi dầu mỡ của đồ ăn chiên rán có thể khiến bạn có cảm giác buồn nôn.[12]
    • Nếu mùi thức ăn là một trong những yếu tố khởi phát, tốt hơn hết là bạn nên nhờ ai đó nấu ăn hộ bạn. Trường hợp này thường rất phổ biến ở giai đoạn đầu thai kỳ.
    • Những thứ nặng mùi, ví dụ như thuốc lá và nước hoa, cũng có thể khiến một số người cảm thấy muốn nôn và ói mửa.
  6. Hít thở không khí trong lành. Phương pháp chữa trị nôn mửa cũng bao gồm cả việc sử dụng oxygen tiêu chuẩn y tế.[13] Dạng điều trị sử dụng oxygen này hiếm khi có sẵn tại nhà. Tuy nhiên, hít thở không khí trong lành bằng cách ngồi gần cửa sổ hay đi bộ bên ngoài một lúc sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm giác buồn nôn và ói mửa tốt hơn.[14]
  7. Biết được khi nào nên đến gặp bác sĩ. Có nhiều nguyên nhân làm bạn muốn nôn và ói mửa. Trong một số trường hợp, bạn có thể điều trị tình trạng này tại nhà. Nếu bạn không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 12 tiếng đồng hồ hoặc hơn, hay bạn luôn bị nôn ọe trở lại trong suốt hơn 48 tiếng đồng hồ, tốt nhất là bạn nên đến khám bác sĩ. Hãy tìm đến sự hỗ trợ y tế khẩn cấp nếu các triệu chứng sau đây cũng đi kèm khi bạn ói mửa:[6]
    • Đau bụng dữ dội, bị chuột rút, HOẶC cảm thấy tức ngực khó chịu
    • Hoa mắt hoặc nhìn thấy ảo ảnh
    • Mệt lả hay thậm chí ngất xỉu trước và sau từng cơn ói mửa
    • Rối loạn
    • Cảm lạnh, toát mồ hôi và da tái nhợt
    • Sốt cao
    • Cứng cổ
    • Đau khắp cơ thể hay nhức đầu
    • Có dấu hiệu bị mất nước (như khát khô cổ, rơi vào trạng thái hôn mê, và khô miệng)
    • Ói mửa chất màu xanh giống như bã cà phê, hay thậm chí có máu
    • Có chất thải kèm theo trong bã nôn mửa
    • Nôn sau khi bị chấn thương ở đầu[15]

Kiểm soát Cảm giác Buồn nôn và Ói mửa bằng Phương pháp khác[sửa]

  1. Cố gắng thở sâu. Thở sâu có thể mang lại cho cơ thể nhiều oxy cần thiết. Ngoài việc hít thở không khí trong lành, bác sĩ cũng khuyên bạn nên thực hành thở sâu bằng bụng để giúp kiểm soát tình trạng buồn nôn.
    • Đặt một tay lên giữa bụng trong khi tay kia đặt lên ngực.
    • Hít vào bằng mũi với nhịp độ bình thường. Bàn tay đặt ở bụng nên di chuyển hướng ra ngoài hơn so với bàn tay đặt trên ngực. Lúc này, ngực và bụng nên được làm đầy không khí.
    • Từ từ thở ra bằng miệng.
    • Hít một hơi dài và chậm rãi bằng mũi. Cố gắng hít lâu hết mức có thể.
    • Từ từ thở ra bằng miệng lại lần nữa.
    • Lặp lại chu kỳ ít nhất hơn 4 lần.
  2. Cân nhắc đến việc áp dụng liệu pháp mùi hương. Liệu pháp này liên quan đến việc ngửi mùi hương từ tinh dầu thực vật và một số chất khác. Nhỏ từ 1 – 2 giọt tinh dầu lên một băng gạc sạch và hít vào. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tận hưởng mùi hương từ tinh dầu thiết yếu và hóa chất có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm bớt cảm giác buồn nôn và ói mửa:[16]
    • Tinh dầu bạc hà. Tinh dầu này có công hiệu trong việc đẩy lùi tình trạng muốn nôn.[17][7]
    • Chiết xuất củ gừng. Mùi gừng có thể giúp xoa dịu dạ dày bạn và đồng thời ngăn ngừa nôn ọe.[18]
    • Cồn Isopropyl Alcohol. Được biết đến như một dung dịch lau kiếng, cồn isopropyl alcohol có thể giúp giảm cảm giác muốn nôn mửa khi hít một lượng cồn rất nhỏ.[19]
    • Không nên dùng hơn 1-2 giọt tinh dầu! Nhỏ hoặc hít quá nhiều hương tinh dầu sẽ là nguyên nhân khiến mũi khó chịu.
  3. Nhai một ít gừng. Ngửi hoặc nhai gừng có tác dụng chống lại tình trạng buồn nôn và ói mửa. Bên cạnh việc dùng gừng tươi, bạn nên cân nhắc đến việc sử dụng bột gừng, thuốc viên gừng hay trà gừng.[20][21][7]
    • Nước ngọt có ga hương gừng (ginger ale) có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn. Tuy nhiên, dùng chất bổ sung gừng hoặc gừng tươi thường có công hiệu hơn cả loại nước uống này. Hầu hết nước ngọt có ga hương gừng không chứa nhiều thành phần thiết yếu như gừng tươi. Hơn nữa, chất carbonat trong đồ uống này còn có thể làm tình trạng ói mửa trở nên xấu hơn.[22]
    • Tự làm trà/nước sắc gừng. Có rất nhiều công thức chế biến, tuy nhiên công thức đơn giản là thái củ gừng thành nhiều lát nhỏ (cỡ bằng một “đốt ngón tay”). Sau đó, thêm 1/2 thìa cà phê lát gừng thái nhỏ vào khoảng 240 ml nước nóng. Ngâm trong vòng 5 - 10 phút.[23] Nếu muốn, bạn có thể thêm vào hỗn hợp này một ít mật ong. Đồ uống có chút vị ngọt có thể giúp làm êm dạ dày khó chịu của bạn.[2]
    • Liều lượng an toàn tối đa của chất bổ sung gừng thường ở mức 4 g (khoảng 3/4 muỗng cà phê).[24]
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể uống trà gừng.[25] Tuy nhiên, không nên dùng hơn 1 g gừng mỗi ngày.[24]
    • Gừng có thể làm cản trở đến một số loại thuốc làm loãng máu được kê theo toa. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chế biến gừng.[26]
  4. Thử liệu pháp thảo dược. Nhiều loại thảo dược phổ biến khác có thể giúp xoa dịu triệu chứng buồn nôn và ói mửa như đinh hương, chiết xuất bạch đậu khấu, hạt thìa là Ai Cập, và chiết xuất từ rễ baikal. Tuy nhiên, loại thảo dược trên vẫn chưa được kiểm nghiệm lâm sàng. Bạn có thể thử chúng để xem tình trạng nôn ọe có dấu hiệu suy giảm hay không. Nhưng trong một vài trường hợp thì chúng có thể không hiệu nghiệm như mong đợi.
  5. Áp dụng phương pháp bấm huyệt. Không giống như châm cứu – phương pháp này đòi hỏi phải châm kim lên cơ thể và cần một thao tác chuyên nghiệp – thì kỹ năng bấm huyệt có thể tự thực hành tại nhà. Giữ chặt huyệt điểm P6 nằm ở phía bên trong cánh tay có thể giúp nhiều người giảm buồn nôn. Phương pháp xoa bấm huyệt này sẽ gửi tín hiệu tới tủy sống và não giải phóng hóa chất khỏi dòng máu trong cơ thể, từ đó giúp ngăn chặn cảm giác muốn ói mửa.[27]
    • Xác định vị trí của huyệt điểm P6 (“Neiguan”). Đặt ngửa cánh tay để lòng bàn tay đối mặt với bạn trong khi ngón tay hướng lên trên.[28]
    • Đặt 3 ngón tay của tay còn lại nằm ngang trên cổ tay. Dùng ngón tay cái cảm nhận huyệt điểm P6 nằm ngay dưới ngón tay trỏ. Ở khu vực này, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có hai gân lớn ở cổ tay.
    • Ấn lên điểm huyệt này trong vòng từ 2 đến 3 phút theo chuyển động vòng tròn.
    • Lặp lại tiến trình tương tự ở cổ tay còn lại.
    • Bạn cũng có thể sử dụng vòng tay bấm huyệt, chẳng hạn như Sea-band® hay ReliefBand®.
  6. Sử dụng thuốc bày bán tự do ngoài quầy. Thuốc kháng sinh Bismuth subsalicylate (Kaopectate, Pepto-Bismol) có thể áp dụng để trị chứng buồn nôn nhẹ do ngộ độc thức ăn hoặc ăn uống vô độ.[29]
    • Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể điều trị tình trạng nôn mửa bằng các loại thuốc kháng histamine, ví dụ meclizine và dimenhydrinate. Chúng đặc biệt công hiệu với chứng buồn nôn do say tàu xe. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây buồn ngủ.[30]
    • Không nên dùng thuốc quá liều lượng cho phép.

Chữa trị tình trạng Nôn mửa ở Trẻ em[sửa]

  1. Nhận biết dấu hiệu “nôn trớ.” Nôn trớ ở trẻ em không giống như triệu chứng ói mửa. Trẻ em thường nôn trớ ra ngoài một ít sữa và thức ăn dặm. Thường thì thức ăn hoặc sữa sẽ tràn ra khỏi miệng sau khi bạn cho bé ăn xong. Đây là hiện tượng bình thường và bạn không nên lo lắng quá.[31]
    • Nôn trớ ở trẻ em có thể là triệu chứng của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như bị tắc ruột. Hãy đến gặp bác sĩ khoa nhi ngay lập tức nếu trẻ nôn mửa nhiều lần.
  2. Luôn để trẻ đủ nước. Tình trạng mất nước đặc biệt rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ em thường xử lý điện giải nhanh hơn so với người lớn. Cung cấp cho con bạn dung dịch bù nước qua đường miệng để chúng không bị mất nước.[32]
    • Sử dụng chai bù nước, như Pedialyte. Hoặc bạn cũng có thể tự làm dung dịch bù giải của riêng bạn. Tuy nhiên, vì lý do nguy cơ phạm sai lầm cao nên bác sĩ thường khuyến khích bạn mua chai bù nước ở siêu thị hoặc tạp hóa.
    • Để cho trẻ uống nước từ từ và chậm rãi. Hãy đút cho bé khoảng từ 1 đến 2 thìa cà phê dung dịch bù nước (5-10 ml) cứ sau 5 đến 10 phút.[33]
    • Tránh xa nước ép trái cây, soda, và nước lọc. Loại nước trên thường không cung cấp đủ nước và không giúp phục hồi cân bằng điện giải trong cơ thể trẻ.[34]
  3. Chuẩn bị cho trẻ một lượng nhỏ thức ăn. Không nên cho trẻ ăn thức ăn cứng trong vòng 24 tiếng đầu tiên sau khi bị nôn trớ.[35] Khi trẻ ngừng nôn, hãy cho trẻ hấp thụ thức ăn mềm và ít gia vị, ví dụ như thạch râu câu jell-o, khoai tây nghiền, nước xuýt thịt, cơm và chuối.[7] Không nên ép trẻ ăn nếu chúng thực sự không muốn.
    • Nói không với thức ăn giàu chất xơ và nhiều đường.[34]
    • Cho con bú bằng sữa mẹ sẽ cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.[36]
  4. Giữ cho trẻ nằm nghiêng một bên. Trẻ em có thể hít hay nghẹt thở do nôn trớ nếu nằm ngửa. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên đặt chúng nằm nghiêng sang một bên.[35]
    • Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên để chúng tựa vào gối.
  5. Không nên sử dụng thuốc. Trẻ nhỏ nên tránh xa loại thuốc mua tự do ngoài quầy, như Pepto-Bismol hay thuốc kháng histamines. Lý do ở đây là chúng có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn nếu uống sai liều.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ khoa nhi để biết xem liệu có thuốc nào an toàn cho trẻ sử dụng hay không.
  6. Biết được khi nào cần đến gặp bác sĩ. Nếu trẻ không thể kiểm soát được bất kỳ lượng chất lỏng nào trong cơ thể, hay nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy gọi ngay cho bác sĩ khoa nhi.[35] Bạn cũng nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:[34]
    • Dung dịch nôn trớ có máu
    • Trẻ nôn chất có màu xanh hoặc màu vàng sáng
    • Trẻ bị mất nước
    • Chất thải của trẻ có màu đen hoặc màu nhựa đường[37]

Lời khuyên[sửa]

  • Ăn từng bữa ăn nhỏ trong ngày. Thậm chí ăn chút bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng cũng giúp xoa dịu dạ dày đang cồn cào.
  • Không uống nhiều nước một lần cho đến khi bao tử bình thường trở lại. Quá nhiều nước sẽ làm tình trạng nôn ọe thêm trầm trọng và tăng nguy cơ bị mất nước. Bạn chỉ nên hớp từng ngụm nước và tăng dần sau mỗi 20 phút.
  • Tránh xa đồ ăn nhiều chất béo, nhiều ớt và nhiều dầu mỡ.
  • Ngậm kẹo bạc hà có thể làm dạ dày dễ chịu hơn.
  • Không nên cho trẻ uống bất cứ nước ngọt, đồ uống có ga, hay ăn đồ ăn nhiều chất béo vì điều này sẽ làm tình trạng nôn mửa thêm trầm trọng.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn bị nôn mửa hơn 12 tiếng đồng hồ, hãy đến gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay.
  • Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào kèm theo, hãy khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.emedicinehealth.com/vomiting_and_nausea/article_em.htm#vomiting_and_nausea_causes
  2. 2,0 2,1 2,2 http://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-nausea-vomiting-prevention
  3. Becker DE 2010, Nausea, vomiting, and hiccups: a review of mechanisms and treatment, Anesth Prog, 57: 150–156.
  4. https://books.google.com/books?id=4k5hu5EZn9AC&lpg=PA423&ots=tW9SQemyF6&dq=support%20the%20head%20while%20vomiting&pg=PA423#v=onepage&q&f=false
  5. http://www.webmd.com/digestive-disorders/diarrhea-10/prevent-dehydration
  6. 6,0 6,1 http://www.mayoclinic.org/symptoms/nausea/basics/when-to-see-doctor/sym-20050736
  7. 7,0 7,1 7,2 7,3 http://www.emedicinehealth.com/vomiting_and_nausea/page6_em.htm
  8. 8,0 8,1 8,2 http://www.medicinenet.com/nausea_and_vomiting/page7.htm#what_are_home_remedies_for_nausea_or_vomiting
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000122.htm
  10. http://www.webmd.com/digestive-disorders/understanding-nausea-vomiting-treatment
  11. http://web.utk.edu/~ehss/pdf/fsa.pdf
  12. http://www.ucsfhealth.org/education/diet_modifications_for_nausea_and_vomiting/
  13. Mamaril ME, Windle PE, Burkard JF 2006, Prevention and management of postoperative nausea and vomiting: a look at complementary techniques, J Perianesthesia Nurs, 21: 404–410.
  14. Golembiewski JA, O’Brien D 2002, A systematic approach to the management of postoperative nausea and vomiting, J Perianesthesia Nurs, 17: 364–376.
  15. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1736317/
  16. http://umm.edu/health/medical/altmed/treatment/aromatherapy
  17. Tate S 1997, Peppermint oil: a treatment for postoperative nausea, J Adv Nurs, 26: 543–549.
  18. Grant KL, Lutz RB 2000, Ginger, Am J Heal Pharm, 57: 945–947.
  19. Winston AW, Rinehart RS, Riley GP, Vacchiano CA, Pellegrini JE 2003, Comparison of inhaled isopropyl alcohol and intravenous ondansetron for treatment of postoperative nausea, AANA J, 71: 127–132.
  20. Ernst E, Pittler MH 2000, Efficacy of ginger for nausea and vomiting: a systematic review of randomized clinical trials, Br J Anaesth, 84: 367–371
  21. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-961-ginger.aspx?activeingredientid=961&activeingredientname=ginger
  22. http://www.clinicalcorrelations.org/?p=1805
  23. http://wholehealthmd.com/ME2/dirmod.asp?sid=17E09E7CFFF640448FFB0B4FC1B7FEF0&nm=Reference+Library&type=AWHN_Supplements&mod=Supplements&mid=&id=4B40EAD438BC4693B50B840233A4628D&tier=2
  24. 24,0 24,1 http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/ginger
  25. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15802416
  26. http://www.everydayhealth.com/health-report/diarrhea-management/diarrhea-home-remedies.aspx
  27. Chiravalle P, McCaffrey R Alternative therapy applications for postoperative nausea and vomiting, Holist Nurs Pract, 19: 207–210.
  28. http://www.mskcc.org/cancer-care/patient-education/resources/acupressure-nausea-and-vomiting
  29. http://reference.medscape.com/drug/kaopectate-pepto-bismol-bismuth-subsalicylate-342037
  30. http://reference.medscape.com/drug/dramamine-dimenhydrinate-342045
  31. http://www.merckmanuals.com/home/children-s-health-issues/symptoms-in-infants-and-children/vomiting-in-infants-and-children
  32. http://www.aafp.org/afp/2009/1001/p692.html
  33. http://kidshealth.org/parent/firstaid_safe/emergencies/dehydration.html#
  34. 34,0 34,1 34,2 http://www.webmd.com/children/tc/vomiting-age-3-and-younger-home-treatment?page=2
  35. 35,0 35,1 35,2 http://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Treating-Vomiting.aspx
  36. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001965.htm
  37. http://www.medicinenet.com/nausea_and_vomitin/page7.htm#what_are_home_remedies_for_nausea_or_vomiting

Liên kết đến đây