Chữa trị nghẹt mũi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nghẹt mũi xảy ra khi các mô mũi và mạch máu sưng lên tiết ra chất lỏng (chất nhầy). Triệu chứng phổ biến nhất của nghẹt mũi đó là nước mũi. Có nhiều nguyên nhân gây nên nghẹt mũi, bao gồm nhiễm khuẩn hoặc virus (cảm lạnh), không khí khô hanh, dị ứng, thuốc men hoặc hen suyễn.[1] Bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây nghẹt mũi. Tuy nhiên nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng, bạn có thể trị nghẹt mũi bằng một số phương pháp đơn giản.

Các bước[sửa]

Làm loãng dịch nhầy trong mũi[sửa]

  1. Đắp khăn ấm lên mũi và mặt vài lần một ngày. Nhiệt giúp dãn nở mạch máu và giúp lưu thông chất nhầy. Nhúng khăn vào nước ấm nhưng không nên quá nóng vì có thể làm bỏng da. Vắt khô nước và đắp lên mặt và mũi. Thư giãn từ 5 đến 10 phút, sau đó lấy khăn ra.
  2. Hít hơi nóng khi tắm nước nóng. Cách này cũng giúp làm loãng nước mũi. Thực hiện bằng cách ngâm bồn nước nóng hoặc tắm vòi sen nước nóng và hít hơi nóng bốc lên. Ngoài ra bạn có thể ngồi trong phòng tắm trong lúc để nước nóng chảy vào bồn hoặc vòi sen từ 10 đến 15 phút. Hơi nóng sẽ tỏa ra khắp phòng và giúp làm loãng chất nhầy trong mũi.[2]
  3. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun. Không khí khô trong phòng ngủ và ngôi nhà có thể gây nghẹt mũi. Máy tạo độ ẩm hoặc máy phun có chức năng phun hơi nước vào không khí làm giảm tình trạng khô hanh. Bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm vào buổi tối để tăng cường độ ẩm trong không khí và làm loãng chất nhầy.[3]
  4. Uống đủ nước. Uống nhiều nước giúp làm loãng nước mũi và ngăn chặn xoang mũi bị nghẹt. Bạn nên uống tám cốc nước mỗi ngày để cung cấp nước cho cơ thể. Uống nước từ từ trong ngày, và các loại đồ uống khác như là nước trái cây, cà phê không chứa cà-phê-in, và trà thảo dược không chứa cà-phê-in.[2]

Làm sạch nước mũi[sửa]

  1. Hỉ mũi nhẹ nhàng. Việc hỉ mũi mạnh và nhanh có thể loại bỏ vi trùng và chất nhầy ra khỏi mũi, nhưng áp lực cao có thể khiến chúng quay ngược trở lại mũi và xoang. Thay vào đó, bạn nên hỉ mũi nhẹ nhàng để làm sạch chất nhầy. Dùng ngón tay bịt một bên lỗ mũi lại, sau đó dùng khăn giấy và hỉ nhẹ nhàng lỗ mũi bên kia.[4]
  2. Ngồi dậy. Tuy rằng bạn có thể muốn nằm xuống nghỉ ngơi trong lúc đau ốm, nhưng điều này lại khiến cho xoang mũi khó thông thoáng. Ngồi dậy giúp bạn làm thông mũi của mình. Ngoài ra tư thế này giúp đẩy nước mũi ra ngoài và dễ dàng làm sạch. Dùng gối nâng đầu lên cao vào ban đêm cũng như khi đang nằm.[2]
  3. Rửa mũi bằng bình hình củ tỏi. Đổ nước ấm vào mũi có thể giúp làm sạch chất nhầy tích tụ. Sử dụng bình hình củ tỏi có vòi đổ nước muối vào trong mũi.
    • Đổ dung dịch nước muối ấm vào bình hình củ tỏi. Dung dịch này tái tạo mô và chất lỏng tự nhiên của cơ thể.[5][6] Pha một thìa nhỏ muối vào 0,5 l nước để tạo dung dịch đổ vào bình hình củ tỏi.[7]
    • Để sử dụng bình hình củ tỏi, nghiêng đầu sang một bên trên bồn rửa và đặt vòi lên lỗ mũi phía trên. Thở bằng miệng và nhẹ nhàng đổ dung dịch vào lỗ mũi trên để chất lỏng chảy sang lỗ mũi dưới. Lặp lại với lỗ mũi bên kia.
    • Rửa sạch vòi sau khi sử dụng bằng nước sôi tiệt trùng.

Sử dụng thuốc trị nghẹt mũi[sửa]

  1. Lưu ý rằng thuốc và dung dịch xịt nghẹt mũi có một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu đang dùng thuốc hoặc mắc bệnh, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc và dung dịch xịt mũi bán sẵn tại quầy. Ví dụ, nếu bị phì đại tuyến tiền liệt, tăng nhãn áp, bệnh tim, huyết áp cao, hoặc bệnh tuyến giáp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng vì tất cả thuốc trị nghẹt mũi, kể cả thuốc xịt, đều có thể khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bác sĩ có thể đưa ra chỉ dẫn về loại thuốc phù hợp hoặc không dành cho bạn. Ghi nhớ rằng tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc trị nghẹt mũi bao gồm:[8]
    • Kích ứng thành mũi, có thể bao gồm chảy máu cam
    • Ngứa da
    • Đau đầu
    • Khô miệng
    • Kích động hoặc lo âu
    • Rùng mình (run rẩy không kiểm soát)
    • Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ)
    • Nhịp tim nhanh và/hoặc bất thường
    • Đánh trống ngực
    • Tăng huyết áp
  2. Cân nhắc sử dụng thuốc trị nghẹt mũi bán sẵn tại quầy. Loại thuốc này bao gồm có thành phần chính là phenylephrine và pseudoephedrine. Chúng có tác dụng siết chặt mạch máu trong mũi, làm giảm lưu lượng máu để mô bị sưng trong mũi teo lại và không khí có thể lưu thông dễ dàng.[9]
    • Phenylephrine được bào chế dưới dạng viên, chất lỏng (dạng xịt), hoặc miếng hòa tan trong miệng. Ngoài ra đây cũng là thành phần có trong nhiều loại thuốc trị cảm lạnh/cảm cúm. Tuân theo chỉ dẫn sử dụng trên chai.[10]
    • Pseudoephedrine được bào chế ở dạng viên thông thường, viên tác dụng 12 tiếng, viên tác dụng 24 tiếng, và dung dịch (chất lỏng) sử dụng bằng đường uống. Tuân theo chỉ dẫn trên bao bì.[11]
  3. Sử dụng thuốc xịt mũi. Thuốc xịt mũi giúp trị nghẹt mũi bằng cách làm teo mạch máu trong mũi và giảm sưng. Đi khám bác sĩ để được kê toa hoặc mua thuốc xịt mũi tại hiệu thuốc.[12] Để sử dụng thuốc xịt mũi:[13]
    • Nhẹ nhàng hỉ mũi để làm sạch chất nhầy trước khi dùng thuốc.
    • Lắc hộp thuốc trước khi sử dụng.
    • Ngẩng đầu lên trên và thở ra nhẹ nhàng. (Ngửa đầu ra sau có thể làm cho lượng thuốc thẩm thấu vào cơ thể nhiều hơn và gây nên tác dụng phụ.)
    • Dùng ngón tay của tay còn lại khép lỗ mũi không nhỏ thuốc.
    • Đưa đầu hộp thuốc vào lỗ lũi và ấn xuống đồng thời bắt đầu thở vào nhẹ nhàng bằng mũi. Lặp lại các bước với lỗ mũi bên kia.
    • Không hắt hơi hoặc xì mũi ngay sau khi dùng thuốc.
  4. Hạn chế thời gian sử dụng thuốc xịt mũi. Không dùng liên tục hơn ba ngày. Nếu không bạn có nguy cơ bị nghẹt mũi tái phát.
    • Nếu bị nghẹt mũi hơn ba ngày, bạn nên dùng thuốc xịt mũi trong ba ngày đầu, sau đó chuyển sang dùng thuốc trị nghẹt mũi dạng uống. Không dùng hai loại cùng lúc vì có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ.[14]

Tìm kiếm sự trợ giúp y tế[sửa]

  1. Cung cấp toàn bộ thông tin triệu chứng cho bác sĩ biết. Bác sĩ cần nắm rõ tiền sử triệu chứng hiện tại và bệnh tật trước đây cũng như các triệu chứng/dấu hiệu liên quan chẳng hạn như sốt, đau đầu, ho, khó thở, v.v....
    • Trong lúc khám, bác sĩ sẽ dùng đèn bút kiểm tra bên trong mũi, tai để phát hiện chất lỏng tích tụ, chạm phần xương gò má và/hoặc trán để kiểm tra tình trạng xoang mũi trở nên yếu đi, và cảm nhận hạch bạch huyết sưng quanh cổ.
    • Bác sĩ cũng khuyến nghị tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng tế bào bảo vệ miễn dịch trong cơ thể (WBC). Nếu số lượng tăng cao, có thể bạn bị nhiễm khuẩn hoặc có tác nhân gây viêm chẳng hạn như dị ứng.
    • Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nếu cần khám chuyên môn hoặc xét nghiệm thêm.
  2. Tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc kê toa. Hầu hết các loại thuốc trị nghẹt mũi có bán sẵn tại quầy mà không cần phải có toa của bác sĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nghẹt mũi, bạn có thể phải dùng các loại thuốc khác. Ví dụ, tình trạng viêm xoang cần dùng thuốc kháng sinh để diệt vị khuẩn, trong khi bệnh hen suyễn và các rối loạn nghiêm trọng khác cần sử dụng steroid.
  3. Gọi bác sĩ nếu bạn bị triệu chứng nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, nghẹt mũi có thể trở nên nghiêm trọng hoặc đi kèm các triệu chứng nguy hiểm khác. Gọi bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng sau đây:
    • Nghẹt mũi kéo dài hơn mười ngày.
    • Sốt cao và/hoặc kéo dài hơn ba ngày.
    • Nước mũi có màu xanh và kèm theo đau xoang (đau xung quanh khu vực xương gò má hoặc trán) hoặc sốt. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn.
    • Bạn bị hen suyễn, khí phế thũng, hoặc đang dùng thuốc ngăn chặn hệ miễn dịch, chẳng hạn như steroid. Điều này có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm.
    • Nước mũi có máu hoặc dịch tiết trong suốt chảy ra liên tục sau khi chấn thương đầu. Chất lỏng trong suốt hoặc máu có thể xuất phát từ não sau khi chấn thương đầu.[15]

Lời khuyên[sửa]

  • Bảo đảm ngủ đủ giấc và chăm sóc tốt cho bản thân khi đau ốm.
  • Đi khám bác sĩ nếu tình hình không cải thiện, hoặc cải thiện nhưng sau đó lại trở nên tồi tệ. Bạn cần dùng thuốc để hồi phục hoàn toàn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]