Chuẩn bị cho phẫu thuật tạo hình dây hãm và quá trình hồi phục

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dây hãm là dải mô nhỏ có ở một số vị trí trên cơ thể để giúp kìm hãm chuyển động của một bộ phận khác, ví dụ điển hình là dải mô đàn hồi nối lưỡi với đáy miệng. Phẫu thuật tạo hình dây hàm là một thủ thuật để giải phóng dây hãm quá ngắn. Trong đó có hai dạng phổ biến nhất là cắt tạo hình dây hãm dương vật được thực hiện ở nam giới khi dây hãm quá ngắn, và cắt tạo hình dây hãm lưỡi khi dây hãm nối lưỡi với đáy miệng quá ngắn. Đối với dương vật thì dây hãm là dải mô nối bao quy đầu với đầu dương vật. Khi cương cứng, dây hãm quá ngắn khiến dương vật cong xuống bất thường và đau, hoặc gây đau khi quan hệ tình dục. Dây hãm liên kết với đáy lưỡi quá ngắn có thể gây ra tình trạng gọi là líu lưỡi và ảnh hưởng đến khả năng nói, vấn đề vệ sinh răng miệng và dinh dưỡng.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị cho phẫu thuật cắt tạo hình dây hãm dương vật[sửa]

  1. Cân nhắc các rủi ro khi phẫu thuật. Tất cả các thủ thuật phẫu thuật đều có rủi ro, cho dù thực hiện ở phòng khám hay ở bệnh viện.[1]
    • Sưng và thâm tím là tình trạng khá phổ biến sau khi bạn thực hiện phẫu thuật này.[1]
    • Vết thương có thể chảy máu kéo dài với một số trường hợp hiếm gặp, và họ phải cầm máu bằng một thủ thuật khác.[1]
    • Nhiễm trùng ít khi xảy ra nhưng vẫn có khả năng và được điều trị bằng kháng sinh.[1]
    • Tại vị trí phẫu thuật có thể hình thành sẹo trên da.[1]
  2. Yêu cầu bác sĩ giải thích về các lựa chọn. Cắt bao quy đầu hay các thủ thuật khác tùy vào từng trường hợp riêng có thể khắc phục được vấn đề của dương vật.[1]
    • Một nghiên cứu cho thấy có 15-20% trong số những người được khuyến cáo cắt bao quy đầu nhưng đã chọn phẫu thuật cắt tạo hình dây hãm, và cuối cùng cũng phải cắt bao quy đầu. Thời gian trung bình cần cắt bao quy đầu là 11 tháng sau khi cắt tạo hình dây hãm.[2]
  3. Cai thuốc lá. Hút thuốc lá đóng vai trò đáng kể vào các biến chứng sau khi phẫu thuật.[1]
    • Ngừng hút thuốc càng sớm càng tốt trước khi phẫu thuật, cho dù chỉ cần ngừng hút vài ngày trước đó cũng có tác động tích cực đến quá trình hồi phục.[1]
    • Ngừng hút thuốc càng sớm thì vết thương lành càng nhanh vì thuốc lá can thiệp vào khả năng hồi phục của cơ thể.[1]
  4. Hỏi bác sĩ về gây mê. Nhiều bác sĩ ưa chọn cách gây mê bệnh nhân trước khi tiến hành phẫu thuật này.[1]
    • Gây mê nghĩa là bạn sẽ ngủ trong lúc thực hiện phẫu thuật.[1]
    • Đôi khi họ gây tê tủy sống bằng cách tiêm một mũi thuốc vào lưng và làm bạn tê từ thắt lưng trở xuống.[1]
    • Gây tê dương vật cũng là một cách, mặc dù đây không phải là phương pháp gây tê phổ biến cho phẫu thuật này. Gây tê dương vật là thủ thuật tiêm thuốc để chỉ có dương vật bị tê.[1]
    • Gây mê nhẹ qua tĩnh mạch cũng là một lựa chọn. Đây là hình thức tiêm thuốc mê để đưa bạn vào trạng thái mơ màng. Loại thuốc mê này không mạnh bằng thuốc gây mê tổng thể, do đó bạn sẽ không rơi vào trạng thái ngủ sâu.[3]
  5. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật. Đa số các trường hợp bệnh nhân sẽ được gây mê hoàn toàn và bạn phải làm theo các hướng dẫn cụ thể trước khi thực hiện phẫu thuật.[1]
    • Hướng dẫn chung dành cho người chuẩn bị được gây mê toàn thể là tránh ăn hay uống bất kì thứ gì trong một khoảng thời gian nhất định trước khi phẫu thuật, bao gồm không uống nước hay nhai kẹo cao su. Bước này thường được khuyến cáo bắt đầu vào giữa đêm trước ngày phẫu thuật.[1]
  6. Tắm bồn hay vòi sen. Thời gian bạn nên tắm và loại sản phẩm nên dùng cũng nằm trong các hướng dẫn được cung cấp.
    • Một số bác sĩ khuyên người bệnh nên dùng loại xà phòng nhất định nào đó trước khi phẫu thuật. Ví dụ như dung dịch vệ sinh da có tên chlorhexidine có thể làm sạch da toàn diện hơn xà phòng thông thường để tránh nhiễm trùng.[1]
    • Bác sĩ sẽ cho bạn biết về những sản phẩm thích hợp cần dùng khi tắm, cũng như thời gian nào nên tắm.[1]

Chuẩn bị cho phẫu thuật cắt tạo hình dây hãm lưỡi[sửa]

  1. Hiểu các rủi ro khi phẫu thuật. Phẫu thuật nào cũng có rủi ro, các vấn đề gặp phải khi phẫu thuật tạo hình dây hãm lưỡi rất hiếm khi xảy ra, nhưng phổ biến nhất là:[4]
    • Chảy máu nhiều[4]
    • Nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật[4]
    • Tổn thương lưỡi[4]
    • Tổn thương tuyến nước bọt[4]
    • Tạo sẹo tại vị trí phẫu thuật[4]
    • Các dị ứng có thể xảy ra với thuốc gây mê[4]
    • Dây hãm sau khi phẫu thuật tạo hình bị nối lại, khiến tình trạng líu lưỡi tiếp tục xảy ra[4]
  2. Hỏi bác sĩ để biết có thật sự phải phẫu thuật. Khuyết tật này thường được phát hiện lúc trẻ mới sinh và họ sẽ phẫu thuật điều chỉnh ngay lúc đó hay khi bạn còn nhỏ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết về tất cả các lựa chọn hiện có.[5]
    • Với một số trường hợp phẫu thuật là bắt buộc.[4]
    • Khi dây hãm ngắn và dày, nối đầu lưỡi với đáy miệng, cách giải quyết duy nhất là phẫu thuật để giúp lưỡi có thể cử động bình thường.[4]
    • Tình trạng này khiến đứa trẻ không thể ăn uống hay nói một cách bình thường, thậm chí không thể bú bình hay bú vú, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và lợi.[4]
    • Các vấn đề khác như gặp khó khăn trong vệ sinh răng miệng, thực hiện các hoạt động cần sử dụng lưỡi như liếm kem hay liếm môi, và khó khăn khi chơi một số nhạc cụ.[5]
  3. Tiến hành phẫu thuật trong phòng khám đối với trẻ sơ sinh. Nếu con bạn dưới ba tháng tuổi thì thủ thuật này có thể tiến hành trong phòng khám.[4]
    • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em trên ba tháng tuổi hầu hết các bác sĩ đều đề nghị gây mê toàn thể.[4]
  4. Hỏi bác sĩ về thủ thuật gây mê. Phẫu thuật tạo hình dây hãm lưỡi chỉ cần vài phút thực hiện nên phương pháp gây mê nhẹ qua đường tiêm tĩnh mạch sẽ phù hợp với trẻ em.[3]
    • Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về cách gây mê an toàn nhất đối với trẻ. Cho dù gây mê toàn thể hay gây mê nhẹ qua đường tiêm tĩnh mạch bạn đều phải tuân theo các hướng dẫn nhất định ít nhất 8 giờ trước khi tiến hành thủ thuật, thường bắt đầu từ đêm trước đó.[3]
    • Về cơ bản hướng dẫn sẽ yêu cầu bạn phải hạn chế ăn và uống nước một vài giờ nhất định trước khi tiến hành, thông thường bắt đầu vào nửa đêm trước ngày thực hiện phẫu thuật.[3]
    • Thủ thuật này kéo dài không quá 15 phút.[4]
    • Tùy vào độ nặng của dị tật mà họ có thể phải khâu một số mũi.[4]

Đến bệnh viện phẫu thuật[sửa]

  1. Chuẩn bị trả lời các câu hỏi. Sau khi đến bệnh viện họ sẽ yêu cầu bạn ký một số giấy tờ chứng tỏ bạn đã hiểu về thủ thuật phẫu thuật và đồng ý thực hiện, sau đó là các văn bản về chính sách của bệnh viện đa khoa.[1]
    • Họ cũng hỏi một số câu về sức khỏe nói chung, bao gồm câu hỏi về lần cuối cùng bạn ăn hay uống là khi nào.[1]
    • Bên cạnh đó còn có các câu hỏi để biết bạn đã uống những thuốc gì trong vòng 24 giờ qua, gần đây có hút thuốc lá và uống rượu bia hay không.[1]
  2. Thay quần áo của bệnh viện. Họ sẽ yêu cầu bạn cởi quần áo để mặc trang phục của bệnh viện.[1]
    • Sau khi mặc quần áo xong họ cho bạn nằm lên băng ca và đẩy đến khu vực nằm ngay ngoài phòng phẫu thuật.[1]
    • Tại thời điểm đó họ sẽ đâm kim vào tĩnh mạch và truyền thuốc để giúp bạn thư giãn và từ từ ngủ thiếp đi.[1]
    • Thời gian phẫu thuật thực tế vào khoảng 15-45 phút đối với tạo hình dây hãm dương vật, và thường ít hơn 15 phút đối với tạo hình dây hãm lưỡi.[6]
  3. Được y tá chăm sóc sau khi tỉnh dậy. Sau khi thức dậy trong phòng hồi phục, bạn được y tá kiểm tra thân nhiệt, huyết áp, hơi thở và vị trí phẫu thuật.[1]
    • Nhiều người cảm thấy buồn nôn sau thời gian trải qua hôn mê, nếu bạn rơi vào trường hợp này thì nên cho y tá biết để được cho thuốc uống.[1]
    • Khi đã tỉnh táo hơn bệnh nhân thường cảm thấy hơi đau, nếu vậy bạn cũng cần cho y tá biết để được uống thuốc giảm đau.[1]
  4. Bắt đầu ăn và uống. Ngay khi cảm thấy đủ khỏe để ăn thì bạn nên uống vài ngụm nước trước tiên.[1]
    • Khi đã tỉnh táo hoàn toàn bạn có thể ăn nhẹ và uống nước như bình thường.[1]
  5. Chuẩn bị xuất viện. Hầu hết mọi người đều có thể về nhà ngay hôm phẫu thuật.[1]
    • Trong một số trường hợp ở lại qua đêm có thể là lựa chọn an toàn nhất, tuy nhiên điều đó tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ.[1]
    • Sau khi thuốc mê hết tác dụng và tinh thần hoàn toàn tỉnh táo, bạn có thể ăn uống mà không cảm thấy buồn nôn, vết thương không chảy máu và đi tiểu bình thường, khi đó bạn có thể về nhà.[1]
  6. Nhờ người khác đưa bạn về. Có thể họ không cho phép bạn về nếu không có ai chở bạn.[1]
    • Vì ảnh hưởng của thuốc mê vẫn chưa hết hoàn toàn nên bạn không nên tự mình lái xe.[1]
    • Bạn không nên lái xe ít nhất 24 giờ sau phẫu thuật, hoặc đến khi bác sĩ cho phép.[1]

Hồi phục sau phẫu thuật cắt tạo hình dây hãm dương vật[sửa]

  1. Để ý các biến chứng. Cho bác sĩ biết nếu tình trạng chảy máu kéo dài hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.[1]
    • Kiểm tra vết thương mỗi ngày. Nếu dịch chảy ra từ vết thương có mùi hôi, hoặc vị trí phẫu thuật có vẻ sưng và ửng đỏ, bạn phải liên hệ với bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.[1]
    • Bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu cảm thấy tiểu khó.[1]
  2. Không đắp gạc vào vết thương. Vết thương chảy máu hay rỉ dịch chút ít trong vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật là bình thường. Lượng máu hoặc dịch rất ít nhưng dễ dàng nhận thấy.[1]
    • Vết máu có thể xuất hiện trên quần lót hay quần áo trong vài ngày sau phẫu thuật.
    • Mặc dù không cần đắp gạc lên vết thương, nhưng nếu bạn thấy khó chịu khi máu hay dịch dính vào quần áo hoặc đồ giường thì có thể tùy ý đắp một miếng gạc nhỏ.[1]
    • Đắp nhẹ miếng gạc nhỏ kích thước 4 x 4 lên vết thương để thấm hết máu hay dịch.
    • Thông báo cho bác sĩ nếu vết thương tự động chảy máu.[1]
  3. Có người lớn chăm sóc. Bạn nên nhờ một người lớn chăm sóc trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật.[1]
    • Không khóa cửa phòng tắm hay phòng ngủ trong những ngày bạn đang hồi phục, nhằm tạo thuận tiện cho người chăm sóc có thể tiếp cận nhanh chóng khi cần.[1]
    • Nghỉ ngơi yên tĩnh tại nhà. Nằm tựa trên ghế hay ngủ trên giường vào ban ngày.[1]
    • Nếu cảm thấy muốn ngất hay chóng mặt thì bạn nên nằm xuống.[1]
    • Không cố sức vận động thể chất, vận hành máy móc hay thiết bị nặng trong những ngày đầu tiên. Thời gian để năng lượng phục hồi về trạng thái bình thường là khoảng 2-3 ngày.[1]
  4. Từ từ khôi phục chế độ ăn bình thường. Uống nhiều nước nhưng tránh uống các thức uống chứa nhiều caffein như trà và cà phê, tuy nhiên bạn có thể uống một lượng vừa phải.[1]
    • Ban đầu chỉ ăn nhẹ. Những ngày đầu tiên bạn nên ăn súp, ăn bữa nhỏ và bánh sandwich.[1]
    • Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay hoặc khó tiêu vì chúng khiến bạn buồn nôn.[1]
    • Không uống thức uống chứa cồn tối thiểu 24 giờ sau phẫu thuật.[1]
  5. Uống thuốc giảm đau. Nếu cảm thấy đau hay khó chịu thì bạn có thể uống acetaminophen hay thuốc do bác sĩ kê.[1]
    • Chỉ uống những thuốc được bác sĩ tư vấn.
    • Luôn luôn tuân theo hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc trên bao bì, và không uống quá liều chỉ định hay khuyến cáo.[1]
  6. Không đụng vào vết khâu. Cho dù vết khâu lộ ra bạn cũng không được kéo hay cắt chỉ.[1]
    • Hỏi bác sĩ về loại chỉ được sử dụng khi phẫu thuật.[1]
    • Phẫu thuật này thường sử dụng chỉ tự tiêu, nghĩa là cơ thể bạn sẽ hấp thu chỉ khâu sau khoảng ba tuần. Tuy nhiên một số bác sĩ vẫn sử dụng loại chỉ cần phải cắt bỏ sau đó.[1]
    • Tùy vào loại chỉ khâu sử dụng mà bạn phải chờ vài ngày trước khi tắm. Hỏi bác sĩ khi nào bạn có thể tắm trở lại bình thường.
    • Mặc quần áo rộng rãi để tránh chà sát vào vết thương và gây ra kích ứng da.[7]
  7. Tránh hoạt động tình dục. Bác sĩ sẽ cho bạn biết cần phải tránh quan hệ tình dục trong bao lâu.[1]
    • Đa số các bác sĩ đều khuyến cáo tránh hoạt động tình dục từ 3-6 tuần, tùy vào mức độ phẫu thuật.[1]
    • Nếu phát hiện dương vật cương cứng thì bạn nên đứng dậy, đi vào phòng tắm, hay bước đi qua lại vài phút để tình trạng cương cứng chấm dứt.[8]
    • Trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật bạn không được sờ vào bộ phận sinh dục ngoại trừ khi tắm nếu được phép và khi đi tiểu.[8]
  8. Làm việc trở lại. Bạn có thể đi làm lại ngay khi cảm thấy sức khỏe cho phép.[1]
    • Thời gian phục hồi sức khỏe để làm việc là khoảng vài ngày.[1]
    • Một số thủ thuật can thiệp nhiều hơn thì đòi hỏi thời gian hồi phục dài hơn, có thể lên đến hai tuần. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào được phép sinh hoạt bình thường.[8]
    • Cho phép mình nghỉ ngơi nhiều ngày để năng lượng phục hồi gần như bình thường, đồng thời bạn cũng cần dành thời gian cho ảnh hưởng của thuốc mê hết hẳn.[1]
  9. Tập thể dục trở lại. Bắt đầu tập thể dục trở lại một cách chậm rãi, tốt nhất là sau nhiều ngày nghỉ dưỡng.[9]
    • Tránh các hoạt động gây kích thích hay tạo áp lực lên dương vật trong thời gian dài. Ví dụ, bạn không nên chạy xe đạp trước khi hai tuần trôi qua.[9]
    • Hỏi bác sĩ về thời điểm có thể bắt đầu chơi lại một môn thể thao nào đó tạo lực căng lên vùng bẹn hoặc gây kích ứng dương vật. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chơi thể thao trở lại.[9]
  10. Thông báo cho bác sĩ nếu vẫn còn đau. Sau khoảng thời gian chờ đợi hợp lý trước khi bắt đầu hoạt động tình dục thì lẽ ra bạn sẽ không cảm thấy đau.
    • Nếu bạn tiếp tục đau khi dương vật cương cứng hoặc khi giao hợp, cho bác sĩ biết để đánh giá kết quả phẫu thuật và các lựa chọn khác.

Hồi phục sau phẫu thuật cắt tạo hình dây hãm lưỡi[sửa]

  1. Sưng và khó chịu là tình trạng khá phổ biến, thậm chí bạn có thể cảm thấy đau sau khi phẫu thuật.[10]
    • Tuy nhiên cảm giác khó chịu chỉ ở mức nhẹ và có thể đối phó bằng thuốc không kê toa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.[11]
    • Đảm bảo nhờ bác sĩ tư vấn đúng loại sản phẩm cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ để giảm cảm giác khó chịu.
    • Hướng dẫn phải rõ ràng về liều lượng cũng như loại sản phẩm có thể sử dụng.
    • Không sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, và không sử dụng bất kì sản phẩm nào không được bác sĩ tư vấn.
  2. Cố gắng cho bé bú mẹ. Nếu bé còn nhỏ và đang gặp khó khăn với việc bú mẹ thì bạn phải cố gắng cho bé bú không lâu sau khi phẫu thuật xong.[4]
    • Phẫu thuật chỉnh sửa có kết quả tức thời. Mặc dù bị sưng và hơi đau nhưng trẻ sơ sinh thường có thể bắt đầu bú mẹ ngay sau khi thủ thuật kết thúc.[4]
  3. Sử dụng nước muối súc miệng. Nếu con bạn đủ lớn thì khuyến cáo nên dùng nước muối súc miệng cho bé.[11]
    • Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách cụ thể để giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng, và cách sử dụng bất kì sản phẩm nào dành cho trẻ nhỏ.
  4. Giữ vệ sinh miệng càng sạch càng tốt. Giúp con bạn duy trì thói quen vệ sinh miệng sạch sẽ. Đánh răng và súc miệng như thường lệ là cách giữ miệng sạch sẽ và ngăn chặn nhiễm trùng.[11]
    • Tránh dùng bàn chải hay ngón tay chạm vào vị trí mới phẫu thuật để giảm thiểu kích ứng và ngăn nhiễm trùng.[11]
    • Nếu cần dùng chỉ khâu thì thông thường bác sĩ sẽ chọn chỉ tự tiêu. Trong một số trường hợp họ sử dụng chỉ khâu truyền thống và cần phải tái khám để bác sĩ cắt chỉ.[11]
  5. Cho bé ăn và uống theo chỉ dẫn. Nếu cần bác sĩ sẽ nhắc bạn tránh cho bé ăn một số thực phẩm nào đó trong khoảng thời gian cần thiết, và bạn phải làm theo hướng dẫn của họ.
    • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống để phòng nhiễm trùng.
  6. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà con bạn có thể phải tham gia các buổi trị liệu điều chỉnh khả năng nói sau khi phẫu thuật.[5]
    • Tình trạng này gọi là líu lưỡi và khiến khả năng nói của bé bị hạn chế. Trước đó con bạn có thể đã cố gắng giao tiếp bằng cách tạo ra âm thanh hay từ ngữ theo cách không bình thường.
    • Làm việc với chuyên gia trị liệu để điều chỉnh khiếm khuyết về khả năng phát âm, giúp bé nói chuyện một cách bình thường. Tập luyện lưỡi thường là một phần trong quá trình rèn luyện khả năng nói bình thường cho trẻ.[12]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]