Déjà vu - Hiện tượng cảm thấy một sự kiện, vật thể, nơi chốn thân quen mặc dù chưa trải qua trước đó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạn đã từng bao giờ đến thăm một cửa hàng lần đầu tiên nhưng đã có cảm giác quen thuộc? Hoặc có thể trong lúc đang mải mê trò chuyện với một người bạn và bạn có cảm giác mình đã từng có cuộc trò chuyện như thế này trước đây, mặc dù bạn biết chắc rằng cuộc trò chuyện này chưa hề xảy ra. Nếu bạn từng trải qua những tình huống tương tự thì chúng tôi nghĩ rằng bạn đã trải nghiệm cảm giác déjà vu.

Trong tiếng Pháp, déjà vu là một thuật ngữ có nghĩa đen là "đã nhìn thấy". Có hơn 40 giả thuyết về nguyên nhân gây ra déjà vu. Các giả thuyết này đa dạng từ việc tái tạo cho đến những trục trặc trong quá trình ghi nhớ của con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá một vài trong số các giả thuyết trên để làm sáng tỏ về hiện tượng này.

Poster phim Déjà vu

Có nhiều thứ được định nghĩa là "déjà vu" nhưng chúng không phải là những trải nghiệm "déjà vu" thật. Tuy các nhà nghiên cứu có thể đưa ra những khái niệm của họ nhưng nói chung déjà vu là tình trạng bạn cảm thấy mình đã từng thấy hay trải qua một điều gì đấy mà bạn biết chắc chắn chúng chưa từng xảy ra trước đây.

Một trong những sự nhầm lẫn phổ biến nhất là déjà vu được xem như là tiềm nhận thức về tương lai (precognitive experience): đó là những kiến thức hay cảm nhận của bạn về tương lai, về một điều bạn biết chắc chắn sẽ xảy ra và nó thật sự xảy ra trong tương lai. Điểm phân biệt mấu chốt giữa déjà vu và precognitive experience là: déjà vu là cảm giác của bạn trong lúc sự kiện diễn ra, precognitive experience là cảm giác trước khi sự kiện diễn ra. Precognitive experience sẽ giúp bạn dự đoán những điều sẽ xảy ra trong tương lai chứ không phải cảm giác về chuyện đã xảy ra trong quá khứ như déjà vu.

Ảo giác do bệnh tật hoặc ma túy hay các bệnh tâm thần phân liệt dũng dễ làm chúng ta nhầm lẫn với déjà vu. Tuy nhiên, déjà vu chỉ thường kéo dài 10-30 giây trong khi những kỷ niệm sai lệch từ các bệnh tâm thần hoặc ảo giác có thể kéo dài lâu hơn.

Phân loại Déjà vu[sửa]

Thường rất khó để có thể chia Déjà vu thành các thể loại hoàn toàn riêng biệt. Tuy thế, chúng ta có thể chia Déjà vu theo hai loại chính như sau:

Associative déjà vu là loại phổ biến nhất. Đây là trải nghiệm hết sức thông thường. Tất cả chúng ta đều có thể từng trải qua cảm giác này. Khi bạn nhìn, nghe, ngửi hoặc trải nghiệm điều gì đấy mà chúng tạo cho bạn sự liên hệ với những điều bạn từng trải qua tương tự trước đây. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng loại déjà vu này là kinh nghiệm dựa trên trí nhớ và chính một cơ quan của não chịu trách nhiệm cho cảm giác này.

Biological déjà vu xuất hiện ở những người bị động kinh thùy thái dương (temporal lobe epilepsy). Ngay trước khi trải qua cơn động kinh, họ thường trải qua một cảm giác mạnh mẽ của déjà vu. Điều này giúp việc nghiên cứu déjà vu trở nên đáng tin cậy hơn: các nhà nghiên cứu có thể xác định được các khu vực não chịu trách nhiệm cho việc tạo nên các cảm giác déjà vu. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu nói rằng loại déjà vu thấy ở các bệnh nhân này khác biệt so với déjà vu thông thường (associative déjà vu). Những người trải qua Biological déjà vu thường tin chắc chắc rằng họ đã trải qua một tình huống tương tự trước đây, hơn là chỉ là cảm giác thoáng qua như những người trải qua Associative Déjà vu.

Nghiên cứu Déjà vu[sửa]

Déjà vu là một lĩnh vực vô cùng khó khăn để nghiên cứu vì nó xảy ra trong một thời gian ngắn, không báo trước, chỉ xuất hiện ở một số người nhất định, và không có người quan sát hiện tượng xảy ra ngoài bản thân người trải nghệm chính cảm giác này. Nghiên cứu Déjà vu phải phụ thuộc vào dữ liệu từ sự mô tả cá nhân và hồi ức. Trong hai thế kỷ qua, người ta đã cố gắng để đưa ra những lý cho sự trải nghiệm vu déjà. Từ các triết gia, nhà tâm lý học, các chuyên gia huyền thuật, đều có lý thuyết của họ.

Emile Boirac, nhà tâm thần học người Pháp, là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về déjà vu trong cuốn "L'Avenir des Sciences Psychiques". Tuy nhiên, ông không nghiên cứu sâu về hiện tượng này. Sigmund Freud đưa ra giả thuyết déjà vu là những mong ước hay ký ức liên quan đến một sự kiện căng thẳng trong quá khứ, chính vì vậy con người không thể nghĩ về chúng như một loại trí nhớ thông thường. Các nhà khoa học đã dùng thuật ngữ "paramnesia" để giải thích cho hiện tượng déjà vu trong thế kỷ 20.

Khoa học hiện đại không còn lưu ý đến déjà vu do sự liên hệ của nó với trải nghiệm cuộc sống trong quá khứ, ngoại cảm và sự bắt cóc của người ngoài hành tinh (Ghi chú của người biên tập: khoa học phương Tây chú trọng vào việc nghiên cứu vào những điều có thể chứng minh dựa trên thí nghiệm có kết quả, số liệu hơn là những điều chưa thể chứng minh như tiềm nhận thức, giấc mơ, v.v). Gần đây, các nhà nghiên cứu đã dần gạt bỏ các kỳ thị dành cho việc nghiên cứu déjà vi. Họ đưa vào công nghệ hình ảnh não. Với sự tập trung nghiên cứu déjà vu thông qua bộ nhớ, họ hy vọng sẽ khám phá thêm về việc ký ức được hình thành, lưu trữ và lấy ra như thế nào.

Các nhà nghiên cứu cho rằng thùy trung gian tạm thời (medial temporal lobe) tham gia vào quá trình tạo ra trí nhớ có nhận thức. Trong thùy thái dương trung gian là các nếp cuộn parahippocampal (parahippocampal gyrus), vỏ não rhinal (rhinal cortex) và hạch hạnh nhân (amygdala). Nhà nghiên cứu John D.E. Gabrieli tại Đại học Stanford vào năm 1997 cho rằng điểm đồi hải mã (hippocampus) cho phép chúng ta ý thức nhớ lại các sự kiện. Ông cũng tìm thấy rằng các nếp cuộn parahippocampal giúp chúng ta xác định sự quen thuộc của một sự việc mà không cần sử dụng thêm một loại trí nhớ nào.

Trong số 60% người đã từng trải nghiệm déjà vu, tỉ lệ cao nhất nằm trong số những người trong độ tuổi từ 15 đến 25. Độ tuổi trên khác nhau tùy theo các nghiên cứu, nhưng hầu hết đồng ý rằng trải nghiệm déjà vu giảm theo tuổi tác. Mức độ thường xuyên trải nghiệm déjà vu cũng nhiều hơn đối với những người có thu nhập cao, những người có xu hướng du lịch nhiều và có trình độ học vấn cao. Bên cạnh đó, những người thường trải qua déjà vu cũng có xu hướng tưởng tượng phong phú và khả năng nhớ lại các giấc mơ.

Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng sự mệt mỏi hoặc căng thẳng khiến một người có khả năng trải nghiệm déjà vu nhiều hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác lại kết luận điều ngược lại. Họ nói rằng bạn càng thoải mái và thư thả, bạn càng có nhiều khả năng trải nghiệm déjà vu. Ngoài ra, một báo cáo kết luận những người càng cởi mở hay tự do về chính trị thì càng có nhiều khả năng trải nghiệm déjà vu. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn kết luận ngược lại: bạn càng cởi mở thì việc bạn cho rằng một điều gì đó "lạ lẫm" sẽ càng ít. Có thể thấy rằng, hiện vẫn có nhiều luận điểm và giả thuyết trái ngược nhau về déjà vu.

Học thuyết Phân tán nhận thức (Divided Attention - The Cellphone Theory)[sửa]

Tiến sĩ Alan Brown đã tái tạo một trải nghiệm mà ông cho là tương tự như déjà vu. Trong các nghiên cứu tại Đại học Duke và SMU, ông và đồng nghiệp Elizabeth Marsh đã cho một nhóm sinh viên xem một số các hình ảnh và yêu cầu họ đánh giá sự quen thuộc của các hình ảnh này. Trước đó, nhóm nghiên cứu đã lướt những hình ảnh lên màn hình ở tốc độ cực ngắn - khoảng 10 đến 20 phần nghìn giây. Đây là mức thời gian đủ dài để não bộ ghi nhớ đã các hình ảnh nhưng lại không đủ ngắn để các sinh viên không kịp xây dựng các nhận thức về hình ảnh. Kết quả cho thấy, những hình ảnh được chiếu trên các màn hình sẽ tạo cảm giác quen thuộc cao hơn các hình ảnh chưa từng được trình chiếu. Larry Jacoby và Kevin Whitehouse tại Đại học Washington cũng đưa ra kết quả tương tự khi họ thay đổi các hình ảnh bằng các từ ngữ.

Dựa trên nghiên cứu này, Alan Brown đề xuất học thuyết "The Cellphone", hay còn gọi là Phân tán sự nhận thức (Divided Attention). Khi chúng ta rơi vào tình trạng không tập trung, những thứ xung quan chúng ta có thể đi vào tiềm thức của chúng ta. Sau đó, khi chúng ta bắt đầu tập trung, chính những điều kiện của môi trường dần được nhận thức rõ rệt. Chúng trở nên quen thuộc với chúng ta.

Một ví dụ là khi chúng ta bước vào ngôi nhà lần đầu tiên và trải qua déjà vu. Trước khi chính thức tập trung quan sát căn phòng, bộ não đã vô thức xử lý những thông tin về vị giác, thính giác, thị giác. Chính vì vậy, khi bắt đầu tĩnh tâm và chú ý đến căn phòng, chúng ta cảm thấy như đã từng ở đây.

Học thuyết Hologram[sửa]

Nhà tâm thần học người Hà Lan, Hermon Sno, đề xuất ý tưởng hologram: chúng ta có thể tạo ra không gian ba chiều từ bất kỳ một chiều bất kỳ nào trong tổ hợp đó. Một chiều càng nhỏ thì bức tranh của chúng ta càng rối rắm. Hermon Sno giải thích Déjà vu: bất kỳ đặc tính nào của môi trường (hình ảnh, âm thanh, vị) mà quen thuộc với một trải nghiệm gần đều có khả năng khiến con người ghi nhớ lại toàn bộ trải nghiệm một cách rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu khác cũng đồng ý với kết luận chỉ cần một cảm giác quen thuộc nhỏ cũng có thể tạo nên déjà vu. Ví dụ, bạn có thể đi trên chiếc xe cũ kỹ đời 1964 Plymouth và có cảm giác cực kỳ quen thuộc. Bạn không thể nhớ rằng bà ngoại của bạn cũng có chiếc xe tương tự và khi còn nhỏ bạn đã từng cùng bà đi trong chiếc xe đó. Những giác quan như mùi vị của chiếc xe, bản điều khiển đều có thể khiến những kỷ niệm quay trở về, ngay cả khi bạn không còn nhận thức được sự tồn tại của những kỷ niệm đó.

Xử lý thông tin cùng lúc Dual Processing (Delayed Vision)[sửa]

Một học thuyết nữa dựa trên cơ chế não xử lý và lưu trữ các thông tin. Robert Efron cho rằng một sự trì hoãn trong quá trình xử lý thông tin của não tạo ra déjà vu. Thông tin đi vào não qua nhiều con đường khác nhau. Trong quá trình này, sự đồng bộ các thông tin không được xử lý tốt sẽ tạo ra déjà vu. Efron tìm ra temporal love tại não trái chịu trách nhiệm cho việc phân loại các thông tin, và quy trình này có những sự trì hoãn ở mức độ một triệu million giây. Sự trì hoãn này xảy ra trong quá trình xử lý và xảy ra một lần nữa khi thông tin được chuyển qua não phải. Nếu sự trì hoãn này diễn ra lâu hơn mức bình thường, bộ não có thể phân loại những thông tin mới này là những ký ức (thông tin trong quá khứ). Quá trình này có thể giải thích cho một cảm giác bất ngờ của sự thân thuộc.

Ký ức từ những nguồn khác[sửa]

Học thuyết này cho rằng chúng ta lưu trữ trí nhớ từ nhiều yếu tố trong cuộc sống, không chỉ từ trải nghiệm cá nhân mà còn là phim, hình ảnh, sách. Ví dụ, khi còn là một đứa trẻ, chúng ta đã xem cảnh một nhà hàng nổi tiếng trong một bộ phim. Khi lớn lên, chúng ta đến thăm cùng địa điểm đó và cảm thấy thân thuộc mà không nhớ ra về bộ phim.

Kết luận[sửa]

Mặc dù déjà vu được nghiên cứu hơn 100 năm qua, chúng ta vẫn chưa có lời giải thích đồng nhất. Có lẽ sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật trong tương lai sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguồn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này