Dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học tự nhiên/Tài liệu bổ trợ 2.2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

TÀI LIỆU BỔ TRỢ 2.2

Gợi ý một số chủ đề có thể thực hiện tích hợp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở các trường THPT

Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng các chủ đề tích hợp trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên như tiếp cận dựa trên các nguyên lý vận động, phát triển chung của giới tự nhiên; tiếp cận dựa trên các đối tượng của giới tự nhiên nhưng có mối quan hệ gần gũi, gắn bó với cuộc sống của con người như nước, không khí…; tiếp cận dựa trên nguyên lý khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên… Như vậy, các chủ đề tích hợp có thể được thiết kế theo các cách tiếp cận chính sau:

STT Cách tiếp cận Chủ đề tích hợp
1 Theo các qui luật chung của thế giới tự nhiên và xã hội Theo cách này, mỗi qui luật chung có thể trở thành một chủ đề tích hợp ở cấp độ tích hợp toàn phần.

Ví dụ: Sự đa dạng; Các chu kì; Tương tác, vận động, phát triển và tiến hóa

2 Theo đối tượng học: Vật chất; Năng lượng; Sự sống, Trái Đất,... Ví dụ: Nước; Không khí; Ánh sáng; …
3 Theo các yêu cầu của phát triển bền vững (Sử dụng và khai thác thiên nhiên một cách bền vững) Sự phát triển các chủ đề phải xuất phát từ các kiến thức về môi trường sinh thái, ô nhiễm môi trường, tác nhân gây ô nhiễm môi trường, các quá trình đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái.

Ví dụ: Sử dụng tài nguyên nước; Khí quyển và sự sống;…

Dưới đây là gợi ý một số chủ đề tích hợp:

- Biến đổi khí hậu.

- Con người và môi trường.

- Ăn mòn Kim loại.

- Kim loại trong cuộc sống

- Hợp chất thiên nhiên.

- Nước với môi trường xung quanh.

- Thời tiết

- …

Liên kết đến đây