Dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học tự nhiên/A. Tổ chức dạy học tích hợp môn KHTN

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

A. TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Hoạt động 1: Đặc điểm dạy học môn khoa học tự nhiên[sửa]

Mục tiêu cần đạt[sửa]

- Nhận biết được các đặc điểm dạy học các môn khoa học tự nhiên

- Xác định được một số mục tiêu dạy học và các năng lực đặc thù trong dạy học các môn khoa học tự nhiên.

Tiến trình[sửa]

1. Học viên làm việc cá nhân, sau đó làm việc nhóm để trả lời câu hỏi: Những đặc điểm của dạy học các môn khoa học tự nhiên là gì? Hãy xác định một số mục tiêu dạy học và các năng lực đặc thù trong dạy học các môn khoa học tự nhiên.

2. Sản phẩm nhóm được viết trên giấy A0 (Xem Tài liệu bổ trợ 1.1).

3. Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trên lớp để nêu ra được một số nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn nội dung tích hợp.

4. Học viên làm việc cá nhân, sau đó làm việc nhóm để xác định một số năng lực đặc thù cần hình thành thông dạy học các môn khoa học tự nhiên.

Hoạt động 2: Các mức độ tích hợp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên[sửa]

Mục tiêu cần đạt[sửa]

- Nhận biết được các mức độ tích hợp.

- Lấy được các ví dụ minh họa cho các mức độ tích hợp đó.

Tiến trình[sửa]

1. Học viên làm việc cá nhân, sau đó làm việc nhóm để trả lời câu hỏi: Có những mức độ tích hợp nào trong các môn Khoa học tự nhiên? Sản phẩm nhóm được viết trên giấy A0 (Xem Tài liệu bổ trợ 2.1).

2. Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trên lớp để nêu ra được các mức độ tích hợp.

3. Các nhóm làm việc để lấy các ví dụ minh họa cho các mức độ tích hợp đó (Xem Tài liệu bổ trợ 2.2)..

Hoạt động 3: Quy trình hướng dẫn xây dựng chủ đề tích hợp môn KHTN[sửa]

Mục tiêu cần đạt[sửa]

- Nhận biết được các bước trong quy trình xây dựng chủ đề tích hợp.

- Vận dụng được quy trình để xây dựng chủ đề tích hợp.

- Biết phối hợp với đồng nghiệp để lựa chọn nội dung, xây dựng chủ đề tích hợp.

Tiến trình[sửa]

1. Học viên làm việc cá nhân, sau đó làm việc nhóm để trả lời câu hỏi: Những bước để xây dựng chủ đề tích hợp là gì? (Sản phẩm nhóm được viết trên giấy A0 – tham khảo Tài liệu bổ trợ 3.1)

2. Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trên lớp để nêu ra được các bước xây dựng chủ đề tích hợp.

3. Làm việc theo nhóm, rà soát chương trình thuộc các môn học khác nhau để xây dựng chủ đề tích hợp và hoàn thành phiếu bài tập. (Xem Tài liệu bổ trợ 3.1)

4. Xác định các mức độ tích hợp các nội dung trong chủ đề của bài học.

Hoạt động 4: Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học chủ đề tích hợp[sửa]

Mục tiêu cần đạt[sửa]

- Nhận biết được các bước trong việc thiết kế tiến trình hoạt động dạy học chủ đề tích hợp.

- Nhận biết được một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức dạy học chủ đề tích hợp

- Vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thiết kế tiến trình hoạt động dạy học với chủ đề tích hợp đã lựa chọn ở hoạt động 3.

- Có thái độ hợp tác với đồng nghiệp để thiết kế tiến trình hoạt động dạy học.

Tiến trình[sửa]

1. Học viên làm việc nhóm để xác định các nội dung chi tiết trong chủ đề tích hợp (Hoàn thành phiếu bài tập cho hoạt động 4, xem Tài liệu bổ trợ 4.1)

2. Sử dụng kĩ thuật dạy học theo mảnh ghép. Vòng 1 của kĩ thuật mảnh ghép, mỗi nhóm sử dụng giấy A0 để trình bày khái niệm, đặc điểm, tiến trình và ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp dạy học. Vòng 2, chia lại nhóm, mỗi thành viên của nhóm mới có trách nhiệm báo cáo kết quả thảo luận ở vòng 1 cho nhóm mới. Sau đó trình diễn sản phẩm của mỗi nhóm (tham khảo Tài liệu bổ trợ 4.2).

Vòng 1 phân công như sau:

Nhóm 1 nghiên cứu phụ lục về dạy học theo dự án, tóm tắt trên giấy A0

Nhóm 2 nghiên cứu phụ lục về dạy học giải quyết vấn đề, tóm tắt trên giấy A0

Nhóm 3 nghiên cứu phụ lục về một số kĩ thuật dạy học tích cực, tóm tắt trên giấy A0

Vòng 2: Mỗi nhóm điểm danh từ 1 đến 3, nếu số người nhiều hơn 3 thì tuần hoàn. Những ai có thứ tự 1 thành lập nhóm 1 mới; tương tự như vậy cho các nhóm 2, 3. Nhiệm vụ của các nhóm trong vòng 2 là thảo luận về từng phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học ở vòng 1, khả năng vận dụng vào dạy học các chủ đề tích hợp, những ưu điểm, hạn chế của mỗi phương pháp.

3. Học viên làm việc nhóm để thiết kế tiến trình hoạt động dạy học nhằm trả lời câu hỏi: Các hoạt động dạy học có đáp ứng mục tiêu dạy học đề ra hay không? (Sản phẩm nhóm được viết trên giấy A0)

Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trên lớp.

Hoạt động 5: Phân tích tiến trình hoạt động dạy học một chủ đề tích hợp[sửa]

Mục tiêu cần đạt[sửa]

- Nhận biết được các nội dung chính trong chủ đề cũng như các hoạt động dạy học chủ đề tích hợp.

- Nhận biết được một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực đã được vận dụng trong tổ chức dạy học chủ đề tích hợp.

- Phân tích được sự đáp ứng giữa các hoạt động học với mục tiêu dạy học.

- Có thái độ hợp tác với đồng nghiệp phân tích tiến trình hoạt động dạy học.

Tiến trình[sửa]

1. Hai nhóm học viên lựa chọn cùng một chủ đề tích hợp (Xem Tài liệu bổ trợ 5.1)

2. Các nhóm làm việc để xác định các nội dung chính trong chủ đề tích hợp

3. Các nhóm làm việc để phân tích được sự đáp ứng giữa các hoạt động học với mục tiêu dạy học

4. Hai nhóm làm việc chung để trao đổi về kết quả làm việc.

5. Các cá nhân trong hai nhóm đưa ra một số gợi ý hoặc đề xuất để các hoạt động dạy học có hiệu quả hơn trong dạy học chủ đề tích hợp đã lựa chọn.

Liên kết đến đây