Dạy học tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học tự nhiên/V. Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

V. Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn

1. Xây dựng kế hoạch dạy học[sửa]

Trong chương trình hiện nay, những nội dung kiến thức được đề cập đến ở hai hay nhiều môn học được điều chỉnh theo hai hướng: chỉ dạy kiến thức đó trong một môn học và bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến các môn còn lại đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế, không dạy lại ở các môn khác; tách những kiến thức có liên quan ra khỏi các môn học, xây dựng thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. Theo định hướng đó, để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn, các tổ/nhóm chuyên môn và nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

Xem chi tiết: Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp liên môn

2. Thiết kế tiến trình dạy học tích hợp liên môn[sửa]

Dạy học theo các chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, đều phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp. Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, việc thiết kế tiến trình dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Xem chi tiết: Thiết kế tiến trình dạy học tích hợp liên môn

3. Hướng dẫn giáo viên dạy học các chủ đề tích hợp liên môn[sửa]

Để giáo viên có thể tổ chức tốt các hoạt động học cho học sinh, cần hướng dẫn cụ thể để giáo viên tổ chức các hoạt động học tương ứng đã được biên soạn trong kế hoạch dạy học mỗi chủ đề như sau:

Xem chi tiết: Hướng dẫn giáo viên dạy học các chủ đề tích hợp liên môn

4. Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp liên môn qua "Trường học kết nối"[sửa]

Như đã nói ở trên, tiến trình dạy học mỗi chủ đề bao gồm các hoạt động học của học sinh trong lớp, ngoài lớp, ở nhà và cộng đồng. Thời gian dạy học trên lớp chủ yếu dành cho các hoạt động nhằm phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề, trình bày báo cáo, trao đổi, thảo luận về kết quả giải quyết vấn đề. Hoạt động tìm tòi, nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề của học sinh, bao gồm việc nghiên cứu tài liệu và thực hành, thí nghiệm (nếu có) nên giao cho học sinh chủ động thực hiện ở ngoài lớp học (trong phòng thí nghiệm, thư viện), ở nhà và cộng đồng (nếu cần). Quá trình hoạt động học tập, nghiên cứu của học sinh bên ngoài lớp học cần được theo dõi, kiểm tra và hỗ trợ thường xuyên nhằm đảm bảo sự thành cồng và hiệu quả. Vì vậy, việc tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn cần phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện chức năng đó của giáo viên. Trên trang mạng giáo dục "Trường học kết nối" hiện nay đã có đầy đủ công cụ để mỗi giáo viên tổ chức các bài học để hướng dẫn học sinh học tập song song với quá trình dạy học trên lớp.

Để thực hiện điều đó, mỗi giáo viên phải có tài khoản giáo viên do nhà trường cấp cùng với danh sách các tài khoản của học sinh các lớp được giao phụ trách. Sử dụng tài khoản giáo viên, mỗi giáo viên có thể thực hiện các hoạt động sau trên "Trương học kết nối":

Xem chi tiết: Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp liên môn qua "Trường học kết nối"

Liên kết đến đây