Giúp đỡ một người nuốt phải xăng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thỉnh thoảng có người vô tình nuốt phải một ít xăng khi cố gắng hút xăng. Đây là một sự cố khó chịu và tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng nếu biết xử lý đúng cách, có thể người đó cũng không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, sẽ là cực kỳ nguy hiểm nếu nuốt phải lượng xăng lớn hơn. Một lượng xăng khoảng 30 ml có thể gây ngộ độc ở người lớn, và chưa đến 15 ml xăng có thể gây tử vong cho trẻ em.[1] Cần phải vô cùng cẩn thận khi giúp đỡ người nuốt phải xăng, và không bao giờ được kích thích nôn. Nếu thấy nghi ngờ hoặc lo lắng, bạn hãy gọi ngay cho Trung tâm Chống độc hoặc dịch vụ cấp cứu.

Các bước[sửa]

Giúp đỡ Người Nuốt phải một Lượng Xăng Nhỏ[sửa]

  1. Ở bên cạnh nạn nhân và giúp họ bình tĩnh. Trấn an họ rằng nhiều người cũng hay nuốt phải một lượng xăng nhỏ và thường là không hề gì. Khuyến khích nạn nhân thở sâu, bình tĩnh và thả lỏng.[2]
  2. Không khuyến khích nạn nhân cố gắng nôn xăng ra. Một lượng nhỏ xăng khi vào dạ dày sẽ không gây hại nhiều, nhưng chỉ vài giọt xăng cũng sẽ gây ra vấn đề hô hấp nghiêm trọng nếu bị hít vào phổi. Việc nôn ra làm tăng nguy cơ nạn nhân hít xăng vào phổi và cần phải tránh.[2]
    • Nếu nạn nhân bất ngờ nôn ra, bạn hãy giúp họ nghiêng người tới trước để tránh hít vào. Giúp họ dùng nước súc miệng, đồng thời gọi ngay cho Trung tâm Chống độc và dịch vụ cấp cứu.[3]
  3. Cho nạn nhân uống nước hoặc nước quả ép sau khi súc miệng với nước. Bảo họ uống từ từ để tránh ho hoặc nghẹn. Nếu nạn nhân bất tỉnh hoặc không thể tự uống, bạn đừng cố đổ nước cho nạn nhân, đồng thời gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức.
    • Không cho nạn nhân uống sữa nếu không có sự chỉ dẫn của Trung tâm Chống độc, vì sữa có thể khiến cơ thể hấp thụ xăng nhanh hơn.[4]
    • Cũng cần tránh các loại nước carbonate, vì chúng sẽ khiến nạn nhân ợ nhiều hơn.
    • Tránh các thức uống có cồn ít nhất trong 24 giờ.
  4. Liên lạc với trung tâm chống độc và kể lại tình huống. Ở Mỹ, số điện thoại này là 1-800-222-1222. Nếu nạn nhân lâm vào tình trạng nguy cấp, gồm ho, khó thở, lơ mơ, buồn nôn, nôn, hoặc bất cứ dấu hiệu nghiêm trọng nào, hãy gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức. Ở Việt Nam, số điện thoại cấp cứu là 115.[5]
  5. Giúp nạn nhân rửa sạch xăng khỏi da. Nạn nhân cần phải cởi bỏ hết quần áo dính xăng. Rửa sạch vùng da dính xăng bằng nước thường trong 2-3 phút, sau đó rửa lại với xà phòng nhẹ dịu. Xả nước lại thật kỹ và lau khô.[1]
  6. Đảm bảo nạn nhân không hút thuốc ít nhất trong 72 tiếng, và đừng hút thuốc gần nạn nhân. Xăng và hơi xăng cực kỳ dễ bắt lửa, và việc hút thuốc có thể gây cháy. Khói thuốc lá cũng có thể khiến tổn thương phổi do xăng càng trầm trọng hơn.[1]
  7. Trấn an nạn nhân rằng việc ợ lên hơi xăng là bình thường. Hiện tượng này có thể tiếp diễn trong ít nhất 24 tiếng đến nhiều ngày. Uống thêm chất lỏng có thể giúp nạn nhân dễ chịu hơn và xăng sẽ bị đào thải khỏi cơ thể nhanh hơn.
    • Nếu nạn nhân bắt đầu thấy khó chịu ở bất kỳ thời điểm nào, bạn hãy đưa họ đến bác sĩ để kiểm tra kỹ hơn.
  8. Giặt quần áo dính xăng. Quần áo dính xăng có nguy cơ cháy cao, và cần hong khô ít nhất 24 tiếng để hơi xăng bay hết trước khi giặt. Giặt riêng quần áo dính xăng với nước nóng. Một ít amoniac hoặc muối nở thêm vào nước giặt có thể giúp loại bỏ xăng. Hong khô quần áo để xem đã hết mùi xăng chưa và giặt lại nếu cần thiết.[6]
    • Không cho quần áo còn mùi xăng vào máy sấy quần áo; nó có thể bốc cháy!

Giúp đỡ Người Nuốt phải một Lượng Xăng Lớn[sửa]

  1. Tách nạn nhân ra khỏi xăng. Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo nạn nhân không nuốt thêm xăng. Nếu nạn nhân bất tỉnh, xử lý ngay theo bước 3.
  2. Nhớ rằng trẻ em nuốt phải xăng, dù nhiều hay ít cũng đều nguy hiểm. Nếu nghi ngờ con của mình nuốt xăng nhưng không biết lượng xăng trẻ nuốt vào là bao nhiêu, bạn cần xử lý như trường hợp cấp cứu và gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức.
  3. Gọi dịch vụ cấp cứu. Kể lại tình huống càng chi tiết càng tốt. Nếu nạn nhân là trẻ em, bạn cần giải thích rõ rằng bạn yêu cầu trợ giúp khẩn cấp.
  4. Theo dõi kỹ tình trạng của nạn nhân. Nếu nạn nhân tỉnh táo, trấn an họ rằng cấp cứu đang đến, và không khuyến khích họ nôn ra. Cho uống nước nếu nạn nhân uống được, đồng thời giúp họ cởi bỏ quần áo dính xăng và rửa sạch xăng khỏi người.
    • Nếu người đó nôn, hãy giúp họ nghiêng về phía trước hoặc quay đầu sang bên để đề phòng bị nghẹn hoặc hít vào.[7]
  5. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng ho, ngừng cử động hoặc không phản ứng, bạn cần thực hiện thủ thuật CPR (hồi sức tim phổi) ngay lập tức. Đặt nạn nhân nằm ngửa và bắt đầu ấn ngực. Mỗi lần ấn, cần ấn vào giữa ngực nạn nhân xuống khoảng 5 cm hoặc 1/3 đến 1/2 độ dày của ngực. Ấn nhanh 30 lần với tốc độ khoảng 100 lần một phút. Sau đó ngả đầu nạn nhân ra sau và nâng cằm họ lên. Bóp mũi nạn nhân và thổi vào miệng họ đến khi thấy ngực của nạn nhân nhô lên. Thổi 2 hơi, mỗi hơi dài khoảng 1 giây, sau đó tiếp tục ấn ngực.[8]
    • Lặp lại chu kỳ 30 lần ấn ngực và hai lần thở cho đến khi nạn nhân hồi lại hoặc cấp cứu đến.
    • Nếu bạn đang gọi cho dịch vụ cấp cứu, người trực tổng đài sẽ hướng dẫn bạn thực hiện thủ thuật CPR.
    • Hội Chữ Thập Đỏ hiện nay khuyến nghị rằng thủ thuật CPR nên được thực hiện cho trẻ em theo cùng một cách như người lớn, ngoại trừ trẻ sơ sinh và trẻ còn nhỏ, chiều sâu khi ấn ngực cho trẻ em là 3,8 cm thay vì 5 cm.[9]

Cảnh báo[sửa]

  • Không kích thích nôn đối với người nuốt phải xăng. Nôn có thể dẫn đến tổn thương nặng hơn.
  • Luôn luôn đựng xăng trong vật chứa an toàn và có dán nhãn rõ ràng, để ngoài tầm với của trẻ em.
  • Không bao giờ trữ xăng trong chai lọ đựng thức uống, chẳng hạn như chai nước cũ.
  • Không bao giờ cố ý uống xăng vì bất kỳ lý do nào.
  • Không dùng miệng hút xăng. Dùng bơm xăng hoặc áp lực không khí để khởi động ống hút.[10]

Lời khuyên[sửa]

  • Các bước trên đây có thể áp dụng cho các chất lỏng như xăng, dầu, benzen hoặc benz.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây