Giảm đau do móng chân mọc ngược

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn nhiều cách giảm đau do móng chân mọc ngược. Mặt khác, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu triệu chứng không cải thiện sau 2-3 tuần.

10 Second Summary[sửa]

1. Soak your foot in warm water.
2. Use floss to gently lift the nail edge.
3. Take a pain reliever and apply an antibiotic cream.
4. Bandage your toe to protect it.
5. Wear open-toe sandals or loose shoes until the nail heals.

Các bước[sửa]

Chẩn đoán móng chân mọc ngược[sửa]

  1. Lưu ý dấu hiệu sưng ngón chân. Móng chân mọc ngược thường gây vết sưng nhỏ gần móng. Bạn nên so sánh ngón chân với cùng ngón chân đó ở chân kia xem có sưng to hơn bình thường không?
  2. Sờ xem có thấy đau hoặc nhạy cảm không. Da quanh móng sẽ mềm hơn hoặc đau hơn khi chạm hoặc ấn vào. Bạn có thể dùng ngón tay ấn nhẹ vào vị trí xuất hiện cảm giác khó chịu hoặc dùng dụng cụ cắt bỏ móng.
    • Móng chân mọc ngược có thể chứa một ít mủ.
  3. Kiểm tra xem móng sưng ở đâu. Khi móng chân mọc ngược, da quanh mép móc sẽ mọc phủ lên móng. Hoặc móng giống như đang mọc dưới vùng da xung quanh. Bạn cũng có thể khó xác định được vị trí của phần mép móng. [1]
  4. Chú ý đến các vấn đề về sức khỏe. Trong hầu hết các trường hợp, móng mọc ngược có thể được điều trị khỏi tại nhà. Nhưng nếu bị tiểu đường hoặc vấn đề sức khỏe khác gây ra bệnh thần kinh, bạn không nên tự điều trị móng mọc ngược mà nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.[2]
    • Nếu bị tổn thương dây thần kinh hoặc tuần hoàn máu kém ở cẳng chân hoặc bàn chân, bạn cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra tình trạng móng chân mọc ngược ngay lập tức.[1]
  5. Trao đổi với bác sĩ. Nếu không chắc chắn có bị móng chân mọc ngược hay không, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán và đưa ra lời khuyên về cách điều trị.
    • Nếu tình hình quá xấu, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khám chân.
  6. Đừng để vấn đề ở ngón chân trở nặng. Nếu nghi ngờ móng chân mọc ngược, bạn nên bắt đầu điều trị ngay. Nếu không điều trị, móng chân có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng.
    • Đi khám bác sĩ nếu triệu chứng kéo dài hơn 2-3 ngày.[1]

Thử dùng liệu pháp tại nhà[sửa]

  1. Ngâm chân trong nước ấm. Dùng bát lớn hoặc bồn tắm để ngâm chân. Cách này giúp giảm sưng và đau. Ngâm chân 15 phút. Lặp lại 3-4 lần mỗi ngày.[3]
    • Cho thêm muối Epsom vào nước. Muối Epsom được nhiều người biết đến nhờ khả năng giảm đau và giảm sưng. Muối còn giúp làm mềm móng chân. Cho 1 cốc muối Epsom vào bồn tắm nước ngập vài cm hoặc bồn ngâm chân.
    • Nếu không có muối Epsom, bạn có thể dùng muối thường. Nước muối giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn ở vị trí móng mọc ngược.
    • Nhẹ nhàng mát-xa ngón chân. Cách này giúp nước thấm sâu hơn vào móng chân mọc ngược để loại bỏ vi khuẩn và giảm sưng, giảm đau.
  2. Dùng bông hoặc chỉ nha khoa để nhẹ nhàng gảy mép móng lên. Sau khi ngâm, móng chân sẽ mềm hơn. Lúc này, bạn có thể nhẹ nhàng dùng một sợi chỉ nha khoa sạch để gảy mép móng lên. Nên cẩn thận để tránh khiến móng đâm sâu hơn vào da.[3]
    • Thử dùng cách này mỗi lần ngâm chân. Dùng chỉ nha khoa sạch cho mỗi lần.
    • Tùy vào mức độ móng chân mọc ngược mà cách này có thể hơi đau. Bạn có thể uống thuốc giảm đau để xoa dịu cảm giác khó chịu.
    • Không đưa chỉ vào móng quá sâu. Như vậy sẽ làm móng nhiễm trùng thêm và cần tiếp nhận sự can thiệp y tế.
  3. Uống thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm cảm giác khó chịu. Bạn có thể uống thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, Naproxen hoặc Aspirin. Thuốc NSAID có thể giúp giảm đau và giảm viêm.[3]
    • Nếu không thể uống thuốc NSADI, bạn có thể uống thuốc Acetaminophen.
  4. Thử dùng kem kháng sinh thoa tại chỗ. Kem kháng sinh giúp chống lại nhiễm trùng. Loại kem này có bán sẵn ở các hiệu thuốc.[3]
    • Kem kháng sinh có thể chứa thuốc gây tê cục bộ như Lidocaine. Thuốc này giúp giảm đau tạm thời.
    • Tuân thủ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm
  5. Băng để bảo vệ ngón chân. Để bảo vệ ngón chân khỏi bị nhiễm trùng thêm hoặc mắc vào vớ (tất), bạn nên quấn băng hoặc gạc quanh ngón chân.
  6. Mang giày xăng-đan hở ngón hoặc giày rộng. Mang giày, xăng-đan hở ngón hoặc giày rộng sẽ tạo thêm khoảng trống thoải mái cho bàn chân.[1]
    • Mang giày quá chật có thể gây hoặc kích thích móng chân mọc ngược.
  7. Thử dùng liệu pháp vi lượng đồng căn. Vi lượng đồng căn là phương thuốc thay thế từ thảo dược và các nguyên liệu tự nhiên khác để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe.[4] Để giảm đau do móng chân mọc ngược, bạn có thể thử dùng một hoặc một số liệu pháp vi lượng đồng căn sau:
    • Cây thiết trụ thảo, silicea terra, axit nitric, axit phốt-pho-ric, nhôm, kali-carb, cây Graphites, Magnetis Polus Australis, Thuja, Causticum, Natrum Mur.[5]

Giúp móng chân lành lại[sửa]

  1. Ngâm bàn chân trong 15 phút. Dùng nước ấm pha muối Epsom để ngâm chân có móng chân mọc ngược trong vòng 15 phút. Cách này giúp làm mềm móng và giúp bạn dễ kéo móng ra khỏi da hơn.
  2. Gảy móng chân ra khỏi da. Nhẹ nhàng kéo tách phần da bao quanh móng chân để có thể thấy được mép móng. Dùng một sợi chỉ nha khoa hoặc dũa móng để gảy cạnh móng ra khỏi da. Bạn có thể cần bắt đầu từ một bên của móng không mọc ngược. Đẩy chỉ nha khoa hoặc dũa về phía mép móng.[6]
    • Khử trùng dũa móng bằng cồn hoặc hydro peroxit trước khi dùng.
  3. Khử trùng ngón chân. Trong khi gảy ngón chân ra khỏi da, bạn có thể cho một lượng nhỏ nước sạch, cồn xoa bóp hoặc thuốc khử trùng xuống dưới móng. Cách này giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ dưới móng.
  4. Nhét gạc dưới mép móng. Dùng một miếng gạc sạch, nhỏ và nhét bên dưới móng vừa được gảy lên. Mục đích là ngăn không để mép móng chạm vào da. Từ đó, móng có thể phát triển mà không đâm vào da, tránh tình trạng mọc ngược. [1]
  5. Thoa kem kháng sinh quanh móng. Sau khi nhét gạc dưới móng, bạn nên thoa kem kháng sinh xung quanh. Có thể chọn thuốc mỡ chứa Lidocaine có tác dụng gây hơi tê tại chỗ.
  6. Băng ngón chân. Quấn một dải gạc quanh móng chân. Hoặc bạn có thể dùng băng gạc hoặc tất xỏ ngón có thiết kế giúp che phủ và tách riêng ngón chân mọc ngược với các ngón khác.[7]
  7. Lặp lại quy trình hàng ngày. Áp dụng phương pháp này để chữa lành móng chân mọc ngược. Khi ngón chân lành, cơn đau và sưng do móng mọc ngược sẽ thuyên giảm.
    • Nên thay gạc mỗi ngày để vi khuẩn không thể xâm nhập vào móng chân.

Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp[sửa]

  1. Tiếp nhận chăm sóc y tế sau 2-3 ngày. Nếu sau 2-3 ngày, phương pháp điều trị tại nhà không giúp móng chân bớt mọc ngược, bạn nên đi khám bác sĩ. Bệnh nhân tiểu đường hoặc mắc vấn đề gây tổn thương thần kinh nên đi khám bác sĩ ngay và cân nhắc việc đi khám bác sĩ chuyên khoa chân.[1]
    • Nếu nhận thấy các vệt rằn đỏ xuất hiện từ móng mọc ngược, bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Đó là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng.
    • Cũng nên đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện mủ gần móng mọc ngược.[8]
  2. Trao đổi với bác sĩ về triệu chứng. Bác sĩ sẽ hỏi bạn xem móng bắt đầu mọc ngược từ khi nào, bắt đầu sưng, đỏ hoặc đau khi nào. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi xem bạn có gặp các triệu chứng khác như sốt không. Bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin triệu chứng cho bác sĩ.[9]
    • Bác sĩ có thể giúp bạn điều trị móng chân mọc ngược. Tuy nhiên, đối với trường hợp biến chứng nghiêm trọng hoặc tái phát, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khám chân.[6][1]
  3. Yêu cầu đơn thuốc kháng sinh. Nếu móng chân nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống hoặc thuốc thoa tại chỗ. Thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và ngăn không cho vi khuẩn mới xâm nhập vào dưới móng.
  4. Cho phép bác sĩ thử gảy mỏng. Bác sĩ có thể muốn thử quy trình ít xâm lấn nhất đó là gảy móng ra khỏi da. Nếu có thể gảy móng ra, bác sĩ sẽ nhét gạc hoặc bông bên dưới móng.[6]
    • Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thay gạc mỗi ngày. Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo móng mau lành.
  5. Hỏi bác sĩ về việc cắt bỏ một phần móng. Nếu móng mọc ngược nhiễm trùng hoặc đâm sâu vào da, bác sĩ có thể chọn cách cắt bỏ một phần móng. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cục bộ rồi cắt dọc theo mép móng để loại bỏ phần móng mọc ngược ra khỏi da.[6]
    • Móng chân sẽ mọc lại sau 2-4 tháng. Một số bệnh nhân thường lo lắng về hình dạng của móng sau khi cắt bỏ. Tuy nhiên, bạn yên tâm rằng móng mọc ngược sẽ mọc ngay ngắn và dễ nhìn hơn sau khi cắt bỏ một phần.
    • Cắt bỏ một phần móng nghe có vẻ to lớn nhưng thực chất quy trình này giúp giảm áp lực, kích ứng và giảm đau do móng mọc ngược.
  6. Cân nhắc việc cắt bỏ một phần móng vĩnh viễn. Trong trường hợp móng mọc ngược tái phát, có thể bạn sẽ muốn cắt bỏ một phần móng vĩnh viễn. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần móng cùng với phần giường móng bên dưới. Cách này giúp ngăn móng mọc ngược tái phát.[1]
    • Quy trình này được tiến hành bằng laser, hóa chất, dòng điện và các phẫu thuật khác.[6]

Ngăn ngừa móng chân mọc ngược[sửa]

  1. Cắt móng đúng cách. Nhiều trường hợp móng chân mọc ngược là do cắt móng không đúng cách. Bạn nên cắt móng thẳng, ngay ngắn và không cắt quanh các góc.[10]
    • Dùng bấm móng đã khử trùng.
    • Không cắt móng quá ngắn. Bạn cũng có thể để móng dài một chút để móng không mọc ngược và đâm vào da.[10]
  2. Đi khám bác sĩ chuyên khám chân. Nếu không thể tự cắt móng, bạn có thể đi khám bác sĩ chuyên khoa để được giúp đỡ. Thử tìm kiếm xem có bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe nào có dịch vụ cắt móng chân đều đặn. [11]
  3. Tránh mang giày quá chật. Giày ép chặt ngón chân sẽ làm tăng nguy cơ móng chân mọc ngược. Hai bên giày có thể tạo áp lực lên móng và khiến móng mọc sai. [10]
  4. Bảo vệ bàn chân. Mang giày bảo hộ khi tham gia các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương bàn chân hoặc ngón chân. Ví dụ, mang giày chuyên dụng khi đến công trường.[1]
  5. Tiếp nhận sự giúp đỡ khi móng mọc ngược đối với bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường thường bị tê bàn chân. Nếu tự cắt móng chân, bạn có thể vô tình cắt vào ngón chân mà không hay biết. Vì vậy, nên đến phòng khám hoặc nhờ người khác cắt móng chân giúp bạn.[1]
    • Ngoài ra, nên đi khám bác sĩ chuyên khám chân đều đặn nếu bị tiểu đường hoặc các vấn đề có thể gây tổn thương thần kinh.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]