Giai thoại văn học Việt Nam/Rửa chân trong ao

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nguyễn Hòe trọ học ngoài tỉnh, một lần dạo phố thấy một cô gái đẹp liền lẽo đẽo theo sau đến tận cổng. Cô gái vào nhà rồi, Hòe lân la hỏi xung quanh mới biết đó là nhà của một vị quan về hưu. Hòe hôm sau đến gõ cửa nhà nọ, nói là học trò dọc đường khát quá, nên mạo vào xin nước. Chủ nhà vốn xuất thân nho học, nên rất yêu mến học trò, liền dẫn Hòe vào mời cùng uống trà. Thấy Hòe đối đáp nhõ nhã, ông rất thích. Nhân hai người ngồi đối diện với bức tranh sơn thủy treo trên vách, ông bèn đọc một câu đối, ý cũng muốn thử tài:

"Quải thư bích thượng, tận thu tứ hải sơn hà."

(Treo tranh trên vách, thu hết non sông bốn bể.)

Hòe nghĩ mãi không đối được, bí quá vờ đánh đổ trà lên chân, rồi xin phép ra rửa chân, tính bài từ đó... chuồn ra cổng. Ra đến ao, khuya chân xuống nước, bóng nước lay động làm hình ảnh rung rinh, lóng lánh, Hòe chợt nảy ý hay, bèn quay lại đối:

"Tẩy túc trì trung, dao động cửu thiên tinh đẩu."

(Rửa chân trong ao, lay động trăng sao chín trời.)

Chủ nhà nghe xong khen lắm. Đó là mở đầu cho một kết thúc tốt đẹp mà có lẽ không phải kể thêm.

Xem thêm[sửa]


← Mục lục

Liên kết đến đây