Hiến tặng trứng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiều phụ nữ muốn có con nhưng lại không có khả năng thụ thai do nhiều nguyên nhân. Một số phụ nữ mắc các bệnh lý về chức năng buồng trứng dẫn đến các vấn đề trong quá trình sản xuất trứng. Giải pháp cho các phụ nữ này thường là nhận trứng do một phụ nữ khác hiến tặng. Việc hiến trứng bao gồm quá trình đánh giá y khoa và sự tư vấn hợp pháp. Bạn nên biết những gì chờ đợi phía trước nếu muốn hiến trứng.

Các bước[sửa]

Hiến trứng ẩn danh hoặc trực tiếp[sửa]

  1. Tìm người đại diện hợp pháp. Hiến trứng là một việc rất nhạy cảm cho tất cả mọi người trong cuộc, nhưng vẫn là hợp đồng hợp pháp.[1]
    • Đảm bảo phải có một người lo cho lợi ích hợp pháp của bạn.[1]
    • Một vấn đề hợp pháp nữa là thù lao. Bạn cần làm bản thỏa thuận với tất cả các bên liên quan để đảm bảo mọi người đều hiểu rõ về vấn đề tài chính.[1]
    • Ở Mỹ, thù lao cho việc hỗ trợ sinh sản này có thể khác nhau tùy từng bang, do đó bạn hãy tìm hiểu để biết thông tin. Nói chung, 8.000 USD được coi là mức thù lao vừa phải.[1]
  2. Giữ kín danh tính. Hầu hết các trường hợp hiến tặng trứng đều thực hiện theo phương thức này.[2]
    • Bạn sẽ không biết người phụ nữ nhận trứng của bạn và họ cũng không biết bạn.[2]
    • Người nhận trứng sẽ có các thông tin chung về thể chất của bạn. Các thông tin này bao gồm một tấm ảnh, nhóm máu, dân tộc, chiều cao, cân nặng, thể tạng, màu mắt, màu và kết cấu tóc.[2]
    • Ngoài các đặc điểm thể chất, người nhận trứng còn được cung cấp thông tin về tính cách căn bản của bạn như trình độ học vấn, nghề nghiệp, những mối quan tâm hoặc sở thích đặc biệt và bệnh sử gia đình.[2]
    • Thông tin liên lạc cá nhân của bạn sẽ được giữ kín.[2]
  3. Gặp gỡ gia đình nếu cả ai bên đồng ý. Có một số chương trình tôn trọng mong muốn gặp mặt của người hiến trứng và người nhận.[2]
    • Các bên liên quan phải đồng ý gặp mặt.[2]
    • Bạn cũng có thể có cơ hội gặp đứa trẻ được thụ thai và sinh ra từ việc hiến trứng của bạn khi đứa trẻ đó đến tuổi trưởng thành.[2]
  4. Điều chỉnh kinh nguyệt. Quá trình này là để tăng khả năng nuôi dưỡng bào thai của người nhận trứng.[3]
    • Bạn sẽ được dùng thuốc để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt cho trùng với chu kỳ kinh nguyệt của người nhận một khi bạn đã được chọn hoặc phù hợp.[4]
    • Một lần hiến trứng của bạn có thể phù hợp với hơn một người.[4]
  5. Uống thuốc tránh thai. Bạn sẽ được uống thuốc bổ sung hormone, tức thuốc tránh thai để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt cho trùng với chu kỳ kinh nguyệt của người nhận trứng.[3]
    • Bạn sẽ uống thuốc tránh thai trong thời gian ngắn, thông thường không quá hai đến ba tuần.[3]
    • Bác sĩ phụ trách quy trình hiến tặng trứng sẽ làm việc với bạn và người nhận trứng để đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt của hai bên trùng nhau.[3]
  6. Tiêm thuốc bổ sung. Loạt tiêm đầu tiên có tác dụng làm gián đoạn chức năng buồng trứng.[3]
    • Tiếp đó bạn sẽ được tiêm thuốc để kích thích buồng trứng sản xuất nhiều trứng hơn.[3]
    • Chu kỳ bình thường là mỗi tháng có một trứng rụng từ buồng trứng. Trong trường hợp hiến trứng, người cho trứng được tiêm thuốc để kích thích buồng trứng sản xuất nhiều hơn một trứng trong chu kỳ đó.[2]
    • Việc sản xuất nhiều trứng tăng khả năng có một trứng sống sót và người hiến trứng cũng có thêm sự lựa chọn để hiến cho hơn một người nhận trong một lần hiến.[2]
  7. Tuân thủ đúng lịch trình. Lịch trình sẽ bao gồm thời gian chính xác các lần tiêm và thăm khám.[3]
    • Việc tuân theo chính xác lịch trình là điều then chốt cho thành công của quy trình hiến trứng.[3]
    • Một số mũi tiêm có thể thực hiện tại nhà. Bạn hoặc một người thân của bạn sẽ được học cách tiêm.[3]
  8. Siêu âm thường xuyên. Kỹ thuật siêu âm được dùng để theo dõi tiến trình khi bạn tiếp tục quy trình hiến trứng.[3]
    • Nhiều cơ cở y tế đòi hỏi các buổi thăm khám nhanh nhưng phải thực hiện hàng ngày để đánh giá tiến trình.[3]
    • Việc thăm khám hàng ngày thường kéo dài khoảng 2 tuần.[3]
    • Sau 2 tuần đánh giá hàng ngày, bạn sẽ trải qua thủ thuật chọc hút trứng.[3]
  9. Trải qua thủ thuật chọc hút trứng. Thủ thuật chọc hút trứng thực sự thường kéo dài khoảng 30 phút.[3]
    • Bạn sẽ được gây mê nhẹ nên cần có người ở bên cạnh để đưa bạn về nhà.[3]
    • Trứng sẽ được lấy ra qua ngả âm đạo bằng kỹ thuật chọc hút trứng dưới hướng dẫn siêu âm.[4]
    • Hầu hết những phụ nữ hiến trứng có thể trở lại hoạt động bình thường vào ngày hôm sau.[3]
  10. Hiến trứng cho người quen biết. Trường hợp này được gọi là hiến trực tiếp.[1]
    • Đa số các phụ nữ hiến trứng trực tiếp là hiến cho bạn thân hoặc thành viên trong gia đình.[1]
    • Lý do thuyết phục nhất để các phụ nữ quyết định hiến trứng là mong muốn giúp đỡ một phụ nữ khổ sở vì chứng hiếm muộn.
    • Có một đứa con là một sự kiện cực kỳ riêng tư và đầy cảm xúc. Ngay cả khi những người liên quan là bạn thân hay thành viên trong gia đình, việc cho trứng cũng là một quyết định căng thẳng và nhạy cảm, vì vẫn có khả năng thất bại.[1]
    • Chọn cơ sở y tế mà cả hai bên cùng đồng ý và tìm tư vấn hợp pháp để bảo vệ cho các bên trước khi bắt đầu quy trình.[1]
    • Một vấn đề phụ cần quyết định khi làm việc với bạn thân hoặc người nhà là việc tiết lộ thông tin cho đứa bé. Bạn cần thỏa thuận điều khoản này trước khi bắt đầu tiến hành quá trình cho trứng.[1]
  11. Thận trọng với các quảng cáo xin trứng. Một số phụ nữ quảng cáo xin trứng trên internet hoặc trên các phương tiện truyền thông khác.[1]
    • Cẩn thận đề phòng nếu bạn chọn cách hiến trứng qua quảng cáo.[1]
    • Không khuyến khích trường hợp người quá túng thiếu hiến trứng vì đây có thể là điều bất đắc dĩ với họ.
  12. Tìm dịch vụ tư vấn hợp pháp. Nói chuyện với người hiểu biết về luật hỗ trợ sinh sản có sự tham gia của bên thứ ba.[1]
    • Luật về việc hỗ trợ sinh sản có sự tham gia của bên thứ ba, bao gồm việc hiến tặng trứng, thường liên tục thay đổi. Ngoài ra bạn cũng cần tìm sự tư vấn hợp pháp về phương thức chi trả để bảo vệ quyền lợi của bạn.[1]
    • Lưu ý tìm một bên thứ ba, ví dụ như một luật sư nắm rõ thông tin, để bảo vệ cho quyền lợi cao nhất của bạn nếu bạn quyết định làm việc với người xin trứng qua quảng cáo.[1]
    • Chọn một cơ sở y tế đáp ứng được nhu cầu của bạn và của người xin trứng. Tiến hành một cách tự tin nhưng thận trọng với giấy tờ hợp pháp.[1]
    • Nhờ luật sư sắp xếp việc thanh toán tiền thù lao với phương thức có thể bảo vệ bạn trong trường hợp người xin trứng muốn thay đổi. Cần nhớ là hiến tặng trứng không phải là phương pháp đảm bảo trứng được thụ thai. Bạn phải được trả toàn bộ tiền thù lao ngay cả khi người nhận trứng không có khả năng nuôi dưỡng thai.[1]

Tiếp nhận tiến trình khám sàng lọc[sửa]

  1. Chọn một chương trình hoặc một cơ sở y tế. Các trường đại học thường có chương trình hỗ trợ sinh sản với sự tham gia của bên thứ ba, bao gồm việc hiến tặng trứng.[5]
    • Nếu bạn sống trong một thành phố lớn, đặc biệt ở thành phố có trung tâm y khoa lớn, có lẽ sẽ có các chương trình mà bạn có thể dễ dàng tiếp cận.[5]
    • Nhớ rằng bạn sẽ phải đi khám thường xuyên, do đó bạn nên tìm chương trình hoặc cơ sở y tế nào gần nơi làm việc, trường học hoặc nơi ở của bạn.[2]
  2. Hiểu về trách nhiệm của bạn. Trách nhiệm của người hiến trứng có thể khác nhau đôi chút tùy vào chương trình mà bạn quyết định tham gia, nhưng hầu hết đều tuân theo khuyến cáo của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ.[2]
    • Bạn có trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực về tiền sử bệnh và các hoạt động của bạn trong suốt tiến trình hiến trứng.[6]
    • Tuân theo chính xác mọi chỉ dẫn của bác sĩ phụ trách quá trình hiến trứng.[2]
    • Tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình dùng thuốc đã được cung cấp.[2]
    • Không bỏ qua hoặc đến muộn trong các buổi hẹn khám theo dõi tiến trình.[2]
    • Đảm bảo phải có phương tiện đi lại trong các buổi hẹn khám và trong suốt tiến trình.[2]
    • Hiến trứng (noãn) qua quy trình chọc hút được phác thảo trong bản thỏa thuận.[4]
    • Không quan hệ tình dục một khi đã bắt đầu dùng thuốc được cung cấp và trong vòng ba tuần sau khi quy trình hiến trứng hoàn tất. Bạn có thể rất dễ mang thai trong thời gian này.[2]
    • Tránh sử dụng thuốc kích thích hoặc các thuốc khác ngoại trừ các loại thuốc được chấp thuận hoặc được kê toa bởi bác sĩ theo dõi việc hiến trứng trong suốt quá trình.[4]
  3. Trả lời bản trắc nghiệm ban đầu để bắt đầu quá trình khám sàng lọc. Quá trình được bắt đầu bằng những câu hỏi cơ bản hoặc có thể là cuộc phỏng vấn qua điện thoại để xác định liệu bạn có thích hợp hiến trứng không.[2]
    • Hầu hết các chương trình đều bao gồm các phụ nữ tuổi từ 21 đến 34. Một số khác chỉ nhận phụ nữ đến 30 tuổi.[1]
    • Bước đầu tiên bao gồm trả lời các câu hỏi cơ bản về hoàn cảnh, bệnh sử cá nhân và thông tin về bệnh sử gia đình của bạn.[3]
    • Bước tiếp theo là gặp chuyên gia tâm lý. Hiến trứng có thể là một trải nghiệm rất nhạy cảm. Chuyên gia tư vấn sẽ đánh giá trạng thái tinh thần và khả năng ra quyết định của bạn.[7]
    • Chuyên gia tâm lý sẽ tìm hiểu động cơ hiến tặng trứng của bạn, đồng thời giúp bạn hiểu những tác động lâu dài có thể liên quan đến bạn.[7]
    • Gặp nhân viên tư vấn di truyền. Bạn có thể được chỉ định xét nghiệm máu để xác định bất cứ gen di truyền nào liên quan đến các chứng bệnh tiềm ẩn. Sự hiện diện của các gen mang một số bệnh có thể ngăn cản việc hiến trứng của bạn.[3]
    • Một phần của việc khám sàng lọc tâm lý và di truyền bao gồm các câu hỏi bệnh sử cá nhân và gia đình về tình trạng sức khỏe tâm thần có khả năng di truyền.
  4. Tiếp nhận khám sàng lọc. Phần đầu tiên của quá trình đánh giá y khoa cũng tương tự như khám phụ khoa cơ bản.[3]
    • Phần này bao gồm kiểm tra xương chậu, cổ tử cung và xét nghiệm máu để xác định liệu có bệnh nhiễm trùng nào không và để đánh giá mức hormone hiện tại.[3]
  5. Tiếp tục lịch hoạt động hàng ngày. Hầu hết phụ nữ có thể tiếp tục lịch học hoặc làm việc bình thường, miễn là họ hiểu sự cần thiết của việc khám định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình do cơ sở y tế cung cấp.[2]
    • Quá trình sàng lọc thường mất khoảng 2 tuần. Toàn bộ quá trình có thể mất từ 4 đến 6 tuần, nhưng có thể thay đổi tùy khoảng cách giữa lần khám sàng lọc ban đầu và khi đã phù hợp với người nhận trứng.[2]

Nhận biết những rủi ro[sửa]

  1. Xác định loại thuốc mà bạn sẽ được uống. Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong quá trình để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của bạn.[6]
    • Thuốc dùng trong quá trình hiến trứng thường có bốn loại. Loại đầu tiên là thuốc tránh thai hàng ngày để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.[5]
    • Loại thứ hai gọi là gonadotropin-releasing hormone agonist analogues. Nhóm thuốc này ức chế sự rụng trứng từ buồng trứng, cho phép bác sĩ kiểm soát được thời gian phát triển của những trứng đã chín. [8]
    • Tiếp theo là hormone kích thích tạo nang trứng được tiêm hàng ngày. Loại thuốc này có tác dụng kích thích cho nhiều nang noãn phát triển.[9]
    • Cuối cùng là một loại hormone gọi là human chorionic gonadotropin. Loại thuốc này kích thích rụng trứng khi trứng đã chín.[9]
  2. Suy nghĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc. Hiểu rằng bạn chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn với các loại thuốc được chỉ định. Mặc dù luôn có khả năng xảy ra các tác dụng phụ, nhưng hầu hết những phụ nữ hiến trứng thường không bị ảnh hưởng từ thuốc được chỉ định do thời gian tiếp xúc ngắn.[2]
    • Thuốc tránh thai có thể gây cảm giác đầy bụng, đau bụng, sưng vú và tâm trạng buồn bực. Các triệu chứng này thông thường sẽ hết khi đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, sau khi hoàn tất quá trình hiến trứng.[2]
    • Các tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc thứ hai, gonadotropin-releasing hormone agonist analogues, bao gồm bốc hỏa, đau khớp, đau đầu, đầy bụng, khô âm đạo và thay đổi tâm tính.[9]
    • Loại thuốc thứ ba, follicle stimulating agents, có thể gây các tác dụng phụ như cảm giác khó chịu trong bụng, đầy bụng và buồn nôn.[9]
    • Thuốc cuối cùng, human chorionic gonadotropin, có thể dẫn đến sự phát triển hội chứng quá kích buồng trứng, hay OSSH.[9]
    • Tuy OSSH là biến chứng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp, chỉ ghi nhận từ 0,1% - 10% số phụ nữ hiến trứng xảy ra trường hợp này.[5]
    • OSSH có thể dẫn đến hiện tượng tích tụ chất lỏng trong ngực, bụng, và buồng trứng sưng to. Ở một vài trường hợp, tình trạng này có thể gây tổn thương vĩnh viễn và có thể tử vong.[9]
  3. Quan sát những thay đổi ở chỗ tiêm. Đôi khi các phụ nữ hiến trứng có thể có phản ứng nhẹ trên da, tại chỗ tiêm thuốc hoặc làm xét nghiệm.
    • Các vấn đề thường gặp do tiêm hoặc làm xét nghiệm bao gồm đau, đỏ hoặc bầm tím ở chỗ tiêm hoặc chỗ lấy máu.[2]
  4. Nhận biết các vấn đề xảy ra trong quá trình hiến trứng. Hầu hết các phụ nữ đều không thấy khó chịu hoặc ít khó chịu trong quá trình hiến trứng.[2]
    • Các rủi ro xảy ra vấn đề nghiêm trọng trong quá trình hiến trứng được ghi nhận là hiếm, khoảng 1 trong 1.000 phụ nữ.[2]
    • Những biến chứng nghiêm trọng nhất của quá trình hiến trứng bao gồm xuất huyết cần phải nhập viện theo dõi, khả năng cần truyền máu và khả năng tổn thương nội tạng.[2]
    • Vì buồng trứng nằm gần các cơ quan quan trọng khác như bàng quang, tử cung, ruột và thận, do đó các vùng xung quanh có khả năng bị tổn thương. Rủi ro này xảy ra khoảng 1 trong 500 đến 1 trong 1.000 trường hợp.[9]
    • Một số nghiên cứu cho rằng 1,5% số phụ nữ tham gia trong quá trình hiến trứng gặp các biến chứng nghiêm trọng cần phải nằm viện.[9]
    • Quá trình hiến trứng có thủ thuật xâm lấn nhẹ, do đó có một chút rủi ro nhiễm trùng.[2]
    • Bạn có thể được kê toa thuốc kháng sinh dùng trong thời gian ngắn để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra trong quá trình tiến hành.[10]
    • Hiện tượng khó chịu nhẹ ghi nhận ở một số phụ nữ thường sẽ khỏi sau khi quá trình hoàn tất.[2]
  5. Đặt câu hỏi. Các bác sĩ ở cơ sở y tế sẽ có các thủ tục tiêu chuẩn để theo dõi sức khỏe của bạn trong suốt quá trình hiến trứng và nhiều tuần sau đó.
    • Nói chuyện với bác sĩ ở cơ sở y tế để hiểu rõ hơn về cách thức họ theo dõi các biến chứng có thể xảy ra, và cách chăm sóc bạn nếu xuất hiện bất cứ vấn đề nào.
    • Đảm bảo có văn bản nêu rõ trách nhiệm của cơ sở y tế trong việc chăm sóc cho bạn nếu có bất cứ vấn đề nào xảy ra do thuốc được chỉ định hoặc do quá trình hiến trứng.
  6. Đánh giá các rủi ro khác. Mong muốn có con của chính mình trong tương lai cũng là một điều quan trọng cần cân nhắc.
    • Không có bằng chứng về việc gia tăng rủi ro vô sinh do hiến trứng.[2]
    • Cũng không có bằng chứng cho thấy có sự gia tăng rủi ro phát triển ung thư buồng trứng liên quan đến các loại thuốc và quy trình cho trứng.[2]
  7. Đi tái khám. Hầu hết các bệnh viện đều hẹn tái khám ít nhất một lần.[10]
    • Ngoài việc đi tái khám, bạn sẽ được hướng dẫn rõ ràng về trường hợp đột xuất cần chăm sóc y tế sau khi hoàn tất quy trình cho trứng.[10]
    • Buổi tái khám bao gồm kiểm tra sức khỏe để đảm bảo bạn trở lại chu kỳ kinh nguyệt bình thường và thường có một buổi làm việc với chuyên gia tâm lý để giải đáp nếu bạn còn thắc mắc gì và giúp bạn kết thúc quá trình hiến trứng với cảm xúc lành mạnh.[10]
  8. Nghĩ về những năm sắp tới. Tham khảo tư vấn viên về quyền của đứa trẻ trong những năm sau.[11]
    • Thường có sự thay đổi trong luật hỗ trợ sinh sản với sự tham gia của bên thứ ba, bao gồm hiến tặng trứng. Vấn đề liên quan đến sự riêng tư của bạn và quyền của đứa trẻ chưa sinh thường không rõ ràng.[11]
    • Không có đảm bảo nào liên quan đến quyền bảo mật ngoài những điều được thỏa thuận giữa bạn và người nhận trứng vào thời gian thực hiện thủ tục cho trứng.[11]
    • Quyền lợi hợp pháp của đứa trẻ chưa sinh trong các trường hợp như thế này vẫn là điều còn tranh cãi. Hiện tại không có cách nào để biết đứa trẻ chưa sinh có lựa chọn gì liên quan đến quyền xác định những người có đóng góp về mặt sinh học trong việc sinh ra mình.[11]

Lời khuyên[sửa]

  • Khi tham gia vào chương trình có nghĩa là bạn đồng ý từ bỏ mọi quyền lợi hợp pháp đối với đứa trẻ có thể được sinh ra từ việc hiến trứng của bạn.
  • Thù lao trung bình cho việc hiến trứng khác nhau tùy vào tình huống, bên đại diện và khu vực bạn ở. Trung bình mức thù lao vào khoảng 8.000 USD mỗi lần hiến.
  • Bạn có thể hiến tặng trứng hơn một lần, miễn là không có thay đổi nào đáng kể trong hồ sơ sức khỏe của bạn. Giới hạn cho một phụ nữ là không quá sáu lần hiến trứng.
  • Tỷ lệ thành công tổng thể từ việc hiến trứng với kết quả mang thai khỏe mạnh và trẻ sinh ra sống sót là từ 29 -55%.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]