Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Không lo lắng
Từ VLOS
(đổi hướng từ Không Lo lắng)
Nếu tim bạn đập mạnh và không thể tập trung suy nghĩ, tay đổ mồ hôi và khô miệng thì chứng tỏ bạn đang lo lắng. Lo lắng là một phản ứng bình thường của tất cả mọi người khi có sự kiện mang tính thách thức xảy ra. Tuy nhiên, lúc này bạn cần tìm cách để hạn chế sự lo lắng. Mặc dù rất khó nhưng vẫn có một số cách tiếp cận giúp tâm trí tỉnh táo và điều chỉnh trạng thái cảm xúc. Hãy thử các phương pháp dưới đây xem loại nào phù hợp với bạn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Cố gắng Tập Bình tĩnh[sửa]
-
Hình
thành
thói
quen
hít
thở.
Người
luyện
yoga
trên
thế
giới
tập
hít
thở
mỗi
ngày
để
giữ
tâm
trí
tỉnh
táo.
Hơi
thở
dài
và
nhẹ
nhàng
giúp
tâm
trí
và
cơ
thể
nghĩ
rằng
mọi
chuyện
đều
ổn.
Hơi
thở
ngắn
và
khó
nhọc
thì
ngược
lại.
Chỉ
cần
hít
thở
đúng
cách
là
cơ
thể
đã
biết
cách
cảm
nhận.
- Nhắm mắt và giảm nhịp độ thở để thư giãn tâm trí và cơ thể.
- Bạn có thể điều chỉnh hơi thể bằng cách đếm số hoặc lập đi lập lại "Hít vào, thở ra".
-
Đến
"nơi
hạnh
phúc"
hoặc
hình
dung
ra
thành
công
của
bạn.
Happy
Gilmore
đã
sử
dụng
kỹ
thuật
trực
quan
để
dập
tắt
cơn
giận
trước
khi
thực
hiện
cú
đánh.
Bạn
có
thể
dùng
trực
quan
về
"nơi
hạnh
phúc"
để
đưa
bản
thân
thoát
khỏi
sự
lo
lắng
và
ghé
thăm
địa
điểm
hạnh
phúc
không
lo
âu,
địa
điểm
này
có
thể
là
trung
tâm
mua
sắm
hoặc
bãi
biển.
- Hình dung rằng mình sẽ thành công trong việc khiến bản thân lo lắng. Sự hình dung tích cực có thể biến thành thành công thật sự nếu bạn tin tưởng chính mình.
- Nhớ suy nghĩ vui vẻ và sử dụng trí tưởng tượng để hình dung về những điều lạc quan thay vì tình huống bi quan.
- Phát triển câu thần chú. Câu thần chú là cụm từ hoặc câu nói lập đi lập lại trong tiềm thức của ai đó giống như bài tập thiền. Chọn từ ngữ tạo cảm hứng hoặc giúp bạn bình tĩnh và nói chúng bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng. Nhắm mắt lại và đọc thần chú sẽ hiệu quả hơn.
-
Thiền
hoặc
tiến
hành
quán
toàn
thân.
Thiền
là
bộ
môn
khó
để
làm
chủ
nhưng
lại
là
cách
tuyệt
vời
để
giảm
thiểu
sự
căng
thẳng.
Tìm
một
nơi
yên
tĩnh,
ngồi
trên
một
chiếc
ghế
thoải
mái
hoặc
ngồi
xuống
sàn,
và
nỗ
lực
tập
trung
suy
nghĩ
mà
không
thiên
vị
hay
phán
xét.
- Nếu bạn thấy làm sáng tỏ tâm trí quá khó thì hãy thử phương pháp quán toàn thân thay, bạn chỉ cần tập trung chú ý vào một phần cơ thể.
- Bắt đầu tập trung vào bàn chân rồi từ từ chạy suốt cơ thể, chú ý đến cảm giác của bản thân khi tập trung vào từng phần cơ thể.[1]
- Viết ra những suy nghĩ lo lắng. Thay vì cố gắng xua đuổi những suy nghĩ và cảm giác lo lắng, hãy dành thời gian để cảm nhận và loại bỏ chúng. Bằng cách viết lý do bạn lo lắng và cảm xúc của bản thân, bạn đã đối mặt với sự lo lắng thay vì phớt lờ chúng. Sau khi viết ra cảm nhận của bản thân, bạn có thể vứt mảnh giấy đó đi hoặc mang theo bên người.[2]
- Nghe nhạc nhẹ nhàng. Tạo danh sách nhạc nhẹ nhàng giúp bản thân thư thái. Khi có cảm giác lo lắng, hãy nghe danh sách nhạc này để bản thân có thể đắm mình trong âm nhạc.
- Uống nước. Làm hệ thần kinh bình tĩnh và nuôi dưỡng cơ thể bằng cách uống nước. Mặc dù bạn cần uống đủ lượng nước hàng ngày nhưng uống nước vào lúc căng thẳng cũng hữu ích.
- Xoa bóp thái dương. Nhắm mắt và dùng ngón giữa để xoa bóp thái dương hai bên mắt. Thái dương là điểm áp lực nên xoa bóp chúng có thể giúp thư giãn và giảm căng thẳng.
-
Tập
luyện
yoga
hoặc
thái
cực
quyền.
Tập
thể
dục
là
một
trong
những
cách
hiệu
quả
nhất
để
giúp
tâm
trí
tỉnh
táo,
làm
giảm
sự
bồn
chồn.
Nếu
bạn
lo
lắng
về
buổi
thuyết
trình
sắp
tới
hay
cuộc
hẹn
với
cô
hàng
xóm
xinh
đẹp
thì
bạn
nên
tập
luyện
ít
nhất
30
phút
mỗi
ngày.
- Yoga không chỉ rèn luyện thể chất mà còn giúp tinh thần thư thái. Tham gia một lớp yoga hoặc tự học ở nhà để giúp tâm trí luôn thư thái.
- Học thái cực quyền. Thái cực quyền là một loạt chuyển động cơ thể nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể và tâm trí , đồng thời tăng năng lượng cho sự tích cực.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh. Thực đơn và giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, chúng cò ảnh hưởng tới mức độ căng thẳng, đó cũng là xu hướng khiến bạn trở nên căng thẳng. Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm và tránh ăn thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ và đường.
Tiếp cận Sự căng thẳng một cách Hợp lý[sửa]
-
Chấp
nhận
sự
không
chắc
chắn.
Nhiều
người
có
khoảng
thời
gian
khó
khăn
khi
cố
gắng
kiểm
soát
mọi
khía
cạnh
trong
cuộc
sống.
Vì
vậy
hãy
nới
lỏng
sự
kiểm
soát
và
tự
nhủ
rằng
có
những
thứ
bạn
không
thể
dự
đoán
truwóc.
Dù
bạn
có
thể
điều
khiển
cuộc
sống
theo
hướng
nhất
định
thì
đôi
lúc
vẫn
gặp
chuyện
ngoài
ý
muốn.
Điều
đó
hoàn
toàn
bình
thường!
- Nếu cuộc sống luôn diễn ra theo cách ta muốn thì cũng thật tẻ nhạt. Chính sự không chắc chắn làm nên giá trị cuộc sống! Nếu đây là vấn đề với bạn thì hãy coi sự không chắc chắn là ánh sáng lạc quan -- điều bất ngờ nào sẽ chào đón bạn hôm nay?
-
Tập
trung
vào
hiện
tại
thay
vì
cuộc
sống
trong
tương
lai
hay
quá
khứ.
Những
điều
trong
quá
khứ
đã
xảy
ra
rồi
còn
tương
lai
vẫn
chưa
tới.
Đừng
làm
bản
thân
căng
thẳng
vì
cứ
mãi
nhớ
về
khoảnh
khắc
đáng
xấu
hổ
hay
mong
chờ
điều
gì
đó
sẽ
xảy
ra.
- Lời tiên tri tự thực hiện. Nếu bạn quá tập trung vào bài phát biểu ngày mai bạn có thể làm rối tung mọi thứ. Tập trung vào điều đang diễn ra và luôn tỉnh táo.
-
Luyện
tập
để
cảm
thấy
thoải
mái
trong
tình
huống
khiến
bạn
lo
lắng.
Bạn
không
thể
tránh
mọi
thứ
nhưng
luyện
tập
trong
tình
huống
không
thoải
mái
có
thể
giúp
bạn
thư
giãn
dây
thần
kinh.
Nếu
lên
sân
khấu
trước
đám
đông
khiến
bạn
lo
lắng,
thử
luyện
tập
một
mình
trên
sân
khấu
nhỏ
hơn
trước
khi
diễn
thật.
- Tạo nhóm bạn bè và gia đình để giúp bạn đối mặt với thử thách một cách đĩnh đạc.
-
Tưởng
tượng
người
khiến
bạn
lo
lắng
trong
tình
huống
dễ
bị
tổn
thương.
Đây
là
mẹo
cũ
"tưởng
tượng
đám
đông
đang
mặc
đồ
lót"
nhưng
rất
hiệu
quả!
Mặc
dù
cấp
trên
cực
kỳ
đáng
sợ,
hãy
nói
với
bản
thân
rằng
họ
cũng
chỉ
là
con
người,
cũng
có
lúc
họ
cảm
thấy
lo
lắng.
- Có câu ngạn ngữ "Everybody poops" (Ai cũng đi đại tiện) đều có lý do!
- Chuẩn bị tinh thần cho ngày vui cũng như tồi tệ. Dù bạn bổ sung kỹ thuật thư giãn vào thói quen hàng ngày thì đôi khi bạn vẫn bị lo lắng lấn áp. Chuẩn bị tinh thần đối mặt với thành công và thất bại và tiến từng bước mỗi ngày.
Tìm hiểu Nguồn gốc của Lo lắng[sửa]
-
Đánh
giá
tính
hợp
lý
của
nỗi
lo.
Bạn
lo
lắng
về
những
thứ
không
thể
giải
quyết
hay
lo
lắng
về
thứ
ngoài
tầm
kiểm
soát?
- Nếu lo lắng trong tình huống có thể xảy ra thay vì một tình huống thực tế, hãy nói với bản thân điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.[2] Tại sao phải lo lắng về điều kiểu gì cũng xảy ra? lo lắng về ngày tận thế? Bạn có thể thấy điều đó thật vô nghĩa -- vấn đề của bạn có khác không?
- Nếu vấn đề của bạn thực tế và có thể giải quyết, hãy hành động để tìm giải pháp phù hợp. Ví dụ, bạn lo lắng phải trả tiền thuê nhà đúng hạn, liên hệ chủ nhà để xin gia hạn.
-
Loại
bỏ
suy
nghĩ
rằng
lo
lắng
có
ảnh
hưởng
tích
cực.
Nhiều
người
hình
thành
thói
quen
lo
lắng
cực
độ
vì
họ
nghĩ
điều
này
có
lợi
và
sẽ
thúc
đẩy
việc
gì
đó
xảy
ra.[3].
Thực
chất,
lo
lắng
chỉ
làm
tốnt
thời
gian
mà
không
có
tác
dụng
gì!
- Lo lắng vì trường hợp xấu nhất có thể xảy ra trong tương lai gần không đem lại bất kỳ kết quả khả quan nào. Bạn không thể chuẩn bị và mất đi thời gian tận hưởng quý giá của bản thân.
- Tiếp cận sự lo lắng đúng cách và không để bản thân bị kiểm soát bởi suy nghĩ lo lắng. Khẳng định tâm trí và kiểm soát sự lo lắng.
- Bạn nên nhớ rằng lo lắng là điều bình thường. Cố gắng luyện tập lòng từ bi với bản thân và nhận thức được rằng đôi khi trong cuộc sống bạn buộc phải lo lắng.
Tìm kiếm Hỗ trợ Y tế[sửa]
-
Nhận
ra
ảnh
hưởng
tiêu
cực
của
lo
lắng
đến
cuộc
sống.
Bạn
có
thể
làm
tổn
hại
các
mối
quan
hệ
chỉ
vì
lo
lắng.
- Nếu lo lắng khiến bạn không thể làm việc bình thường thì có thể bạn bị chứng lo âu quá mức. Lo lắng khi gặp khó khăn trong cuộc sống là điều bình thường, nhưng nếu tự nhiên lo lắng chả hiểu lý do thì là một vấn đề nghiêm trọng.
-
Trao
đổi
với
bác
sĩ
về
thuốc
điều
trị
lo
lắng.
Nếu
tình
trạng
của
bạn
nghiêm
trọng,
gây
ra
hoảng
loạn
thì
có
thể
bạn
cần
điều
trị
bằng
thuốc.
Mặc
dù
thuốc
không
chữa
được
xu
hướng
lo
lắng
nhưng
nó
tạm
thời
giảm
bớt
sự
lo
lắng.
- Thuốc điều trị lo lắng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và nguy hiểm, chẳng hạn như nghiện và trầm cảm. Bạn nên cân nhắc vấn đề này và các biện pháp khác trước khi chọn dùng thuốc.
- Thuốc điều trị lo lắng bao gồm benzodiazepines, antidepressants và beta-blockers. Hỏi ý kiến bác sĩ xem loại thuốc nào phù hợp với bạn.
- Các loại thuốc thường phát huy tác dụng sau khi uống 30 phút.[4]
- Tìm chuyên gia tâm lý. Nhiều người nhận thấy nói chuyện với chuyên gia tâm lý về nỗi lo của họ là phương pháp hữu ích. Đặt hẹn để trao đổi với chuyên gia theo nhóm hoặc cá nhân.
Lời khuyên[sửa]
- Nhận thức được rằng ai cũng có sai lầm. Nếu bạn nói hoặc làm điều gì đáng xấu hổ trước mặt mỏi người, cố gắng quên nó đi và để bản thân nghỉ ngơi.
- Luôn luôn hít thở sâu và thư giãn khi bắt đầu cảm thấy lo lắng.
- Tự thưởng cho bản thân khi vượt qua được sự lo lắng.
- Cho bản thân một lời động viên trước khi làm. Bạn có thể nói 'Tôi có thể làm được' hoặc 'Tôi sẽ không lùi bước.
- Ngay cả khi không cảm thấy tự tin thì hãy cứ giả vờ là bạn có. Bạn càng tỏ ra quyết đoán thì mọi người sẽ càng coi trọng bạn.
- Tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
- Hỏi bạn bè xem họ làm gì để không lo lắng và xem có kỹ thuật nào phù hợp với bản thân không.
- Luyện tập giao tiếp bằng mắt với tranh hoặc người khác.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu bạn thường xuyên thấy căng thẳng, không thể kiểm soát sự lo lắng, không thể thư giãn và khó ngủ thì bạn đã mắc chứng lo âu.[5]. Thử đọc bài viết cách đối phó với lo âu.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.calmclinic.com/anxiety/symptoms/nervous
- ↑ 2,0 2,1 http://www.helpguide.org/mental/anxiety_self_help.htm
- ↑ http://www.theemotionmachine.com/believe-that-nervousness-is-a-good-thing-and-it-is
- ↑ http://www.helpguide.org/mental/anxiety_medication_drugs_treatment.htm
- ↑ http://www.counseling.ufl.edu/cwc/uploads/nimh_generalizedanxietydisorder.pdf