Khắc phục cơn nghiện mua sắm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Cơn nghiện mua sắm có thể gây nên hậu quả to lớn đối với cuộc sống thường ngày, nghề nghiệp, và tài chính. Do thực tế rằng mua bán là một phần không thể tách rời của văn hóa tư bản toàn cầu, đôi khi khó xác định được liệu bạn có đang lạm dụng chúng hay không.[1] Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về các dấu hiệu nghiện mua sắm, làm thế nào để thay đổi thói quen mua hàng, và tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia nếu cần thiết.

Các bước[sửa]

Tìm hiểu cơn nghiện mua sắm[sửa]

  1. Nhận biết vấn đề. Như đối với tất cả thói nghiện, việc nhận biết hành vi và tác động của chúng đến cuộc sống thường ngày và các mối quan hệ là chìa khóa thành công cho cuộc đấu tranh chống lại cơn nghiện mua sắm. Bạn có thể dùng danh sách dấu hiệu dưới đây để xác định mức độ nghiện mua sắm của mình. Đây là bước quan trọng để xác định chính xác cần phải hạn chế ở mức nào, từ việc giảm thiểu mua sắm cho đến ngừng mua sắm hoàn toàn.[2]
    • Mua sắm hoặc tiêu tiền khi cảm thấy buồn phiền, giận dữ, cô đơn, hoặc căng thẳng
    • Tranh cãi với người khác về việc mua sắm giải thích cho hành vi của mình
    • Cảm thấy bối rối hoặc cô đơn khi không có thẻ tín dụng
    • Liên tục mua hàng bằng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt
    • Cảm thấy phấn khích hoặc sung sướng tột độ khi mua sắm
    • Cảm thấy có lỗi, khó chịu, hoặc xấu hổ vì chi tiêu quá nhiều
    • Nói dối về thói quen chi tiêu hoặc giá cả hàng hóa cụ thể
    • Ám ảnh về tiền bạc
    • Dành nhiều thời gian tính toán tiền bạc và hóa đơn để có thêm tiền mua sắm
  2. Đánh giá thói quen mua sắm. Ghi lại tất cả hàng hóa đã mua từ hai tuần đến một tháng, cũng như ghi chú cách thức thanh toán mua sắm. Tự hỏi bản thân những câu sau đây để quản lý thời điểm và cách thức mua hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi số tiền chi ra trong khoảng thời gian này để xác định mức độ nghiện mua sắm của bản thân.
  3. Xác định loại nghiện mua sắm. Mua sắm tùy hứng có nhiều hình thức. Việc nhận biết các hình thức này giúp bạn hiểu rõ cơn nghiện của mình để tìm cách giải quyết. Bạn có thể tự xác định dựa trên danh sách này, hoặc sử dụng nội dung ghi chép thói quen mua hàng.[3]
    • Người mua bị kích thích mua sắm khi tâm trạng không vui
    • Người nghiện liên tục mua những thứ hoàn hảo
    • Người mua thích những thứ sặc sỡ và cảm giác chi tiêu mạnh tay
    • Người mua những thứ chỉ vì đang giảm giá
    • Người "cuồng" mua sắm hàng hóa chỉ để trả lại rồi mua cái mới, tạo thành vòng luẩn quẩn không có kết thúc.
    • Người sưu tầm thích cảm giác trọn vẹn bằng cách mua một bộ hoặc mỗi thứ với màu sắc hay kiểu dáng khác nhau.
  4. Nhận biết hậu quả lâu dài của nghiện mua sắm. Cơn nghiện mua sắm có thể tác động tích cực ngắn hạn, chẳng hạn như cảm giác phấn chấn sau chuyến đi, nhưng ảnh hưởng lâu dài của tình trạng này có thể khá tiêu cực.[4] Bạn cần xác định rõ những ảnh hưởng này để khắc phục thói quen mua sắm vô độ.
    • Chi vượt mức ngân sách và gặp rắc rối tài chính
    • Mua ngẫu hứng và không cần thiết (ví dụ đi mua một chiếc áo khoác và cầm trên tay mười cái sau khi rời khỏi cửa hàng)
    • Che đậy vấn đề nhằm tránh sự chỉ trích
    • Cảm giác bất lực do vòng luẩn quẩn của việc mua sắm gây cảm giác tội lỗi, sau đó khiến cho bản thân trở nên mua sắm quá mức hơn trước
    • Mối quan hệ bị ảnh hưởng do giấu giếm bí mật, không thành thật về các khoản nợ, và sự cô lập về thể chất làm cho nhu cầu mua sắm tăng cao
  5. Nhận biết rằng chi tiêu vô độ thường do nguyên nhân tâm lý. Đối với nhiều người, đây là cách đối phó với cảm xúc tiêu cực. Cũng giống những chứng nghiện khác, mua sắm có thể giải quyết vấn đề tạm thời, giúp con người cảm thấy tốt hơn và gây nên ảo tưởng vui vẻ và an toàn.[5] Bạn cần xác định xem việc mua sắm có phải là để lấp đầy chỗ trống trong cuộc sống có thể thay bằng lối sống lành mạnh và hữu ích hơn.

Thay đổi hành vi nhằm hạn chế mua sắm[sửa]

  1. Hiểu rằng bạn đang bị khiêu khích. Yếu tố kích thích là những thứ khiến bạn muốn đi mua sắm. Bạn nên viết nhật ký ít nhất một tuần, và mỗi khi muốn đi mua sắm, viết lại những điều mang lại ý tưởng đó. Nguyên nhân có thể là do môi trường, bạn bè, quảng cáo, hoặc cảm xúc (chẳng hạn như giận dữ, xấu hổ, hoặc nhàm chán). Nhận thức yếu tố kích thích giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mua sắm đồng thời hạn chế thói quen này.
    • Ví dụ, bạn có thể đi mua sắm trước khi diễn ra sự kiện quan trọng. Bạn thường có xu hướng mua nhiều loại quần áo, mỹ phẩm đắt tiền, hoặc những phụ kiện khác giúp bạn chuẩn bị tinh thần cho sự kiện này.
    • Khi nhận ra điều này, bạn có thể lên kế hoạch quản lý hành động cho sự kiện lớn. Bạn có thể từ bỏ mua sắm và dành một tiếng để tìm kiếm trang phục trong tủ quần áo của mình.
  2. Cắt giảm chi phí mua sắm. Cách tốt nhất để hạn chế mua sắm mà không cần phải từ bỏ hoàn toàn đó là giám sát ngân sách cho các món hàng ngoài phạm vi nhu cầu. Quản lý tài chính chặt chẽ, và chỉ thực hiện việc mua sắm khi ngân sách của tháng (hoặc thậm chí là tuần) cho phép. Khi đó thỉnh thoảng bạn có thể mua sắm nhưng không được lạm dụng dẫn đến phát sinh các vấn đề tài chính nghiêm trọng.
    • Khi mua sắm, bạn nên mang theo tiền mặt đủ cho việc mua sắm. Để thẻ tín dụng ở nhà nhằm tránh cám dỗ chi tiêu quá mức.
    • Bạn cũng có thể liệt kê danh sách những món đã có sẵn và thứ gì cần mua thêm. Rà soát danh sách để hình dung và nhận biết khi nào sắp mua những thứ bạn đã có rất nhiều hoặc không có nhu cầu mua.
    • Chờ ít nhất 20 phút trước khi mua sắm. Không nên bắt buộc mình phải mua thứ gì đó; thay vì vậy, bạn nên dành ra thời gian suy nghĩ lý do tại sao nên hoặc không nên mua.[6]
    • Nếu bạn mua sắm quá nhiều ở vài cửa hàng, bạn nên hạn chế đến đó hoặc đi cùng bạn bè để kiểm soát việc mua sắm. Nếu mua sắm trên mạng thì bạn không nên lưu trang web.
  3. Từ bỏ mua sắm hoàn toàn. Nếu chứng nghiện mua sắm quá nghiêm trọng, bạn chỉ nên mua những thứ thật cần thiết. Hết sức thận trọng khi mua hàng, và lập danh sách mua sắm cho bản thân. Tránh mua hàng giảm giá và những món hàng rẻ tiền mà bạn không có nhu cầu sử dụng, cũng như quy định số tiền chi tiêu khi đi mua sắm. Bạn càng quy định cụ thể thì càng hữu ích. Ví dụ, khi mua thực phẩm và đồ dùng cá nhân, bạn nên ghi ra những thứ cần mua (chẳng hạn như kem đánh răng, lăn khử mùi, v.v…) và không mua bất kỳ món hàng nào ngoài danh sách này.
    • Ngừng thanh toán bằng thẻ tín dụng và hủy tất cả tài khoản tín dụng hiện có. Nếu cần dùng trong trường hợp khẩn cấp, bạn nên nhờ người thân giữ hộ. Điều này khá quan trọng vì chúng ta thường hay chi tiêu gấp đôi khi mua bằng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt.[7]
    • Nghiên cứu mặt hàng trước khi đến tiệm. Thông thường chúng ta hay mua những thứ không cần thiết, vì thế bạn cần xác định trước mặt hàng cần mua. Điều này giúp cho việc mua sắm bớt thú vị hơn khi bạn không phải dành thời gian tìm hiểu ở cửa hàng.
    • Hủy thẻ khách hàng thân thiết với những thứ không có trong danh sách vật dụng cần thiết.
  4. Tránh mua sắm một mình. Hầu hết người mua tùy hứng thường hay đi một mình, và nếu đi với người khác, bạn thường ít khi chi tiêu quá mức.[6] Đây là ưu điểm của áp lực đồng trang lứa; bạn cần tạo thói quen mua sắm chừng mực theo ý kiến của người mà bạn tin tưởng.
    • Bạn có thể nhờ người thân quản lý tài chính của bạn.
  5. Tham gia các hoạt động khác. Bạn nên dành thời gian cho những thứ hữu ích. Khi tập thay đổi hành vi tùy hứng, điều quan trọng là bạn cần dành thời gian cho những điều thật sự có ý nghĩa (nhưng cho rằng chúng sẽ không làm hại bạn).[6]
    • Người ta thường cảm thấy phấn khích với những hoạt động khiến họ đắm chìm và quên đi thời gian. Học kỹ năng mới, hoàn thành dự án trì hoãn lâu, hoặc cải thiện bản thân theo cách khác. Bạn có thể đọc sách, đi bộ, nấu ăn, hoặc chơi nhạc cụ, miễn sao tâm trí hoàn toàn tập trung vào hoạt động đó.[8]
    • Thể thao và đi bộ có thể giúp bạn hạnh phúc hơn, và chúng tốt hơn so với hoạt khác nhằm đánh lạc hướng ý nghĩ mua sắm.
  6. Theo dõi sự tiến triển của bản thân. Đừng quên khen ngợi và khuyến khích trong thời gian tập bỏ thói quen mua sắm. Bạn nên ghi nhận tiến trình của mình, vì việc từ bỏ chứng nghiện không phải là điều dễ dàng. Đánh giá khách quan tiến độ để bạn vượt qua những khoảnh khắc tự trách móc mình khó có thể tránh được.
    • Theo dõi số tiền chi tiêu bằng bảng tính. Xem xét số lần đi mua sắm (hoặc số lần truy cập trang web bán hàng) bằng cách đánh dấu vào lịch.
  7. Ghi danh sách những nơi không nên đến. Xác định địa điểm có thể kích thích bạn mua sắm. Nhiều khả năng đây là trung tâm mua sắm, cửa hàng, hoặc khu mua sắm lớn. Quy tắc cá nhân của bạn phải rõ ràng và dễ hiểu để tránh trường hợp phá luật. Tạo danh sách những nơi không nên đến và ngăn chặn cám dỗ nảy sinh cho đến khi nhu cầu mua sắm giảm hẳn. Rà soát danh sách để bảo đảm bạn không đến những nơi và tình huống “nguy hiểm”.[9]
    • Bạn không cần phải lúc nào cũng tránh những nơi này, vì đây thật sự là nhiệm vụ khó khăn khi lúc nào cũng tràn ngập quảng cáo và hàng hóa phong phú.[1]
      • Nếu chỉ cần cắt giảm chi phí và không nhất thiết phải từ bỏ mua sắm hoàn toàn, bạn chỉ cần hạn chế đến những nơi này. Lập thời gian biểu đi đến cửa hàng yêu thích và tuân theo lịch trình.
  8. Tránh đi lại. Khi bắt đầu cắt giảm chi tiêu, bạn nên tạm ngưng đi du lịch. Điều này giúp bạn tránh khỏi cám dỗ mua sắm khi ở nơi lạ. Người ta thường mua sắm nhiều hơn khi ở ngoài môi trường thông thường.[10]
    • Lưu ý rằng mua sắm trực tuyến cũng mang lại cảm giác mới lạ, vì thế bạn cũng phải đấu tranh với những cám dỗ này.
  9. Quản lý thư từ. Chúng bao gồm thư giấy và thư điện tử. Hủy đăng ký thư và danh mục hàng hóa do cửa hàng mua sắm gửi đến.
    • Tránh nhận quảng cáo thẻ tín dụng bằng cách đăng ký Opt-Out Prescreen. Khi cung cấp thông tin ở đây, bạn sẽ không nhận các loại quảng cáo như vậy.[11]
  10. Quản lý máy tính. Internet là cách thức mua sắm phổ biến, vì thế bạn cần giám sát hoạt động mua sắm trên mạng của mình cũng như ở cửa hàng. Không truy cập trang web thương mại bằng cách chặn các trang mua sắp trực tuyến yêu thích.[12]
    • Tải ứng dụng chặn quảng cáo với chức năng ẩn quảng cáo trên trình duyệt.
    • Mua sắm chỉ cần một cú nhấp chuột thật sự rất nguy hiểm. Bạn nên hạn chế mua sắm trực tuyến bằng cách xóa số thẻ tín dụng trong trang web liên kết với tài khoản của bạn, thậm chí nếu bạn đã chặn các trang web này.[13]
      • Bước này giúp bạn an toàn hơn; nếu tìm ra lý do truy cập trang web, bạn nên dành thời gian suy nghĩ trước khi quyết định mua hàng.

Tìm kiếm sự trợ giúp[sửa]

  1. Tận dụng hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Sự giấu giếm là một trong những đặc điểm của chứng nghiện mua sắm (và hầu hết chứng nghiện khác).[14] Vì thế, bạn không nên ngần ngại nhờ giúp đỡ trong việc mua sắm. Kể cho bạn bè và gia đình về tình trạng hiện tại, và nhờ họ mua sắm hoặc mua vật dụng cần thiết trong thời gian đầu tránh khỏi cám dỗ cùng cực.
    • Bạn chỉ nên tiết lộ cho người thân cận có thể hỗ trợ hạn chế mua sắm.
  2. Đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ chuyên khoa giúp bạn tìm ra vấn đề gây nên chứng nghiện mua sắm, chẳng hạn như trầm cảm. Chứng nghiện này không có cách điều trị hiệu quả, nhưng bạn có thể được kê toa thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như SSRI.
    • Phương pháp phổ biến được dùng để chữa cơn nghiện đó là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Liệu pháp này giúp bạn xác định và khắc phục lối suy nghĩ liên quan đến mua sắm.[15]
    • Hình thức điều trị này cũng giúp bạn ít quan tâm đến yếu tố thúc đẩy bên ngoài, chẳng hạn như vẻ ngoài thành công và giàu có, và thay vào đó là nâng cáo giá trị bên trong, chẳng hạn như cảm giác thoải mái và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người thân yêu.[16]
  3. Tham gia cộng đồng. Chương trình diều trị chứng nghiện mua sắm theo nhóm khá phong phú và vô giá. Khả năng chia sẻ cảm xúc và đưa ra lời khuyên cho những người cũng mắc chứng nghiện này giúp bạn từ bỏ thói quen chi tiêu vô bổ này.[17]
    • Tình kiếm các chương trình khắc phục chứng nghiện trong khu vực sinh sống.
    • Truy cập trang web đặc biệt để tìm bác sĩ chuyên khoa hoặc nhóm trị liệu.
  4. Gặp gỡ cố vấn tài chính. Nếu cơn nghiện mua sắm khiến bạn lâm vào khủng hoảng tài chính, bạn nên cân nhắc trao đổi với cố vấn tài chính. Người này sẽ giúp bạn giải quyết nợ lớn nảy sinh do nghiện mua sắm.
    • Khắc phục hậu quả tài chính do chứng nghiện mua sắm gây nên có thể khiến bạn căng thẳng lo âu kèm theo vấn đề tâm lý. Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề, do đó cố vấn tài chính là người rất hữu ích trong lúc này.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 http://www.apa.org/monitor/2008/07-08/consumerism.aspx
  2. http://www.healthline.com/health/addiction/shopping#Symptoms2
  3. http://www.psychguides.com/guides/shopping-addiction-symptoms-causes-and-effects/
  4. http://www.psychguides.com/guides/shopping-addiction-symptoms-causes-and-effects/
  5. http://www.theguardian.com/sustainable-business/how-to-cure-shopping-addiction
  6. 6,0 6,1 6,2 https://www.psychologytoday.com/blog/the-why-behind-the-buy/201411/12-ways-become-more-rational-shopper
  7. http://www.theatlantic.com/business/archive/2011/04/this-is-your-brain-on-credit-cards/73342/
  8. https://www.psychologytoday.com/articles/200401/consumerism-one-choice-too-many
  9. http://www.cbsnews.com/news/5-ways-to-beat-your-shopping-addiction/
  10. http://www.indiana.edu/~engs/hints/shop.html
  11. http://www.investopedia.com/articles/pf/08/emotional-spending.asp
  12. http://economictimes.indiatimes.com/wealth/et-wealth/how-to-curb-addiction-to-online-shopping/articleshow/47049136.cms
  13. http://money.usnews.com/money/blogs/my-money/2014/09/30/5-strategies-for-defeating-a-shopping-addiction
  14. Sharma, Varun, et al. "Cơn nghiện mua sắm (Mua sắm tùy hứng)-Đặc tính mới."Tạp chí Tâm thần học Delhi 12.1 (2009): 110-113.
  15. http://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cognitive-behavioral-therapy/basics/definition/prc-20013594
  16. http://www.addiction.com/addiction-a-to-z/shopping-addiction/shopping-addiction-treatment/
  17. http://www.shopaholicsanonymous.org/
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này