Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Làm lành với người ấy sau một trận cãi nhau
Từ VLOS
Các mối quan hệ đều khác nhau, nhưng cặp đôi nào cũng có lúc cãi nhau. Những người có thể ở lại bên nhau lâu dài thường sẽ tìm ra cách để làm lành và bước tiếp. Nếu bạn không muốn giả vờ rằng vụ cãi nhau chưa bao giờ xảy ra và chờ đợi cho sự căng thẳng tự hết, hãy học cách để làm lành một cách cởi mở và lành mạnh.
Các bước[sửa]
-
Phân
tích
kĩ
nguyên
nhân
cãi
nhau.
Có
câu
nói:
"Các
bạn
không
cãi
nhau
vì
lí
do
mà
bạn
nghĩ".
Các
bạn
có
vẻ
đang
cãi
nhau
về
tiền
bạc,
tình
dục
hoặc
bất
kì
điều
gì
khác,
nhưng
thường
thì
sẽ
có
một
cảm
giác
nào
đó
ẩn
dưới
mọi
chuyện
mà
chưa
được
sáng
tỏ,
thậm
chí
bạn
còn
không
nhận
ra
nó.
Nhận
ra
cảm
giác
gốc
rễ
sẽ
giúp
bạn
bình
tĩnh
lại
và
làm
lành
với
người
ấy.
Một
số
cảm
giác
phổ
biến
gây
cãi
nhau
bao
gồm:
- Không xứng đáng. Bạn cảm thấy bạn chưa đủ tốt, và bạn không thể tin rằng người ấy sẽ muốn ở bên một người như "bạn" - ít nhất là trong lâu dài.
- Cảm giác sợ bị bỏ rơi. Bạn lo rằng người ấy sẽ bỏ bạn - theo đúng nghĩa đen, có lẽ do người ấy đã lừa dối bạn hoặc trở nên xa cách. Tuy nhiên, ở một mình trong một khoảng thời gian ngắn sau khi cãi nhau lại rất tốt. Nó sẽ giúp hai bên cùng bình tĩnh lại trước khi nói ra những điều nóng nảy gây tổn thương.
- Cảm giác bị coi nhẹ. Bạn cảm thấy mình không được trân trọng, thậm chí là bị lợi dụng.
- Nói ra điều đúng nhất với bạn chỉ trong một câu. Hãy học cách để giao tiếp mà không dùng tới bạo lực. Nói với người ấy những câu như: "Em thấy sợ khi anh nói chuyện với cô gái khác", hoặc "em thấy giận dữ vì không có đủ tiền để mua thứ này", như vậy, bạn có thể đi thẳng vào vấn đề cốt lõi và giúp người ấy hiểu được cảm giác của bạn mà không cần phải cãi nhau.
- Nhận trách nhiệm. Bạn có gắt lên với người ấy không? Bạn có đang cố gắng kiểm soát kết quả của vụ cãi nhau không? Thao túng tình hình có giúp bạn đạt được mục đích dễ dàng hơn so với việc nói thẳng ra không? Chúng ta đều làm những việc trên ở một mức độ nào đó. Nếu bạn có thể tìm ra một cách để nhận trách nhiệm của mình trong vụ cãi nhau và không cần phải đổ lỗi cho bản thân hoặc người ấy, bạn sẽ mở ra một cuộc hội thoại khác hẳn.
- Luôn nhường nhịn. Đôi khi, nếu bạn có thể xin lỗi về một việc mà bạn đã làm (dù bạn không hề "bắt đầu" việc đó), bạn sẽ khiến người ấy nguôi ngoai và có thể người ấy cũng sẽ xin lỗi bạn. Hãy nói một câu gì đó như: "Anh không muốn mọi việc trở nên thế này, và anh xin lỗi. Chúng ta có thể ngừng cãi nhau, nguôi giận và thử lại không, với điều kiện là lần này phải bình tĩnh hơn?" Luôn nhớ: đừng xin lỗi vì những việc mà bạn không làm chỉ để vụ cãi nhau kết thúc. Hãy chân thành.
- Từ bỏ việc chứng minh là mình đúng. Mong muốn được chiến thắng trong vụ cãi nhau là cách tốt nhất để cãi nhau không dứt. Đây là tình huống không có lợi cho ai cả và nó sẽ khiến bạn không thể kết nối với người ấy. Có câu nói: "Bạn muốn đúng hay muốn được hạnh phúc?"
-
Hãy
để
người
đó
học
hỏi
bằng
cách
riêng
của
họ.
Bạn
chỉ
có
thể
kiểm
soát
bản
thân
và
tốc
độ
học
hỏi
của
riêng
bạn.
Nếu
người
ấy
không
hiểu
thì
bạn
cũng
không
thể
ép
họ
nhìn
nhận
mọi
việc
theo
cách
của
bạn.
Mọi
vụ
cãi
nhau
đều
chứa
nhiều
thông
tin
cho
cả
hai
bên,
nhưng
bạn
không
thể
"bắt"
ai
đó
đánh
giá
mọi
thứ
theo
quan
điểm
của
bạn.
Có
thể
họ
sẽ
hiểu,
hoặc
là
không.
- Nếu bạn đang mong đợi một câu xin lỗi nhưng người ấy thì không chịu, hãy cứ cố gắng tha lỗi cho họ. Nếu bạn hạ mình làm việc này, bạn sẽ thể hiện rằng bạn chấp nhận sự thiếu sót của đối phương và họ sẽ trở nên bớt đề phòng hơn. Ví dụ: Sau khi bày tỏ ngắn gọn về cảm xúc của mình (như đã mô ta ở trên), hãy nói: "Em biết anh không muốn làm em tổn thương bằng cách quên mất ngày kỉ niệm của chúng ta. Em vẫn cảm thấy buồn, nhưng em muốn tin rằng anh không cố tình làm thế, và lần sau anh sẽ nhớ. Được chứ?"
- Trân trọng người ấy. Hai bạn càng sớm cảm thấy vui vẻ và nhẹ nhõm trở lại bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Những mối quan hệ thành công đều đi theo công thức 5 phần trân trọng và 1 phần phê bình. Khi bạn nhận ra và thể hiện những điều mà bạn thích ở người ấy cũng như bản thân, và cách mà hai bạn ở bên nhau, hành động đó sẽ kích thích cảm giác tích cực về mối quan hệ. Nếu bạn vẫn cảm thấy không vui về mọi chuyện, hãy bắt đầu từ chính mình.
- Đặt ra giới hạn. Nếu hai bạn vừa có một vụ cãi nhau nghiêm trọng, có thể hai bạn nên đặt ra giới hạn và điều kiện cho mối quan hệ này. Ví dụ: "anh hứa là sẽ không gọi em bằng những cái tên khó nghe nữa". Hoặc là "em muốn chúng ta đồng thuận về việc tranh luận mà không hét vào mặt nhau nữa".
Lời khuyên[sửa]
- Sự tha thứ không phải là cảm giác. Đó là lựa chọn, là một hành động có chủ ý chứ không phải là cảm giác.
- Nói chuyện một cách bình tĩnh và lắng nghe nhau để tình trạng cãi nhau không xảy ra nữa.
- Trong quá trình làm lành, hãy luôn bình tĩnh và sáng suốt. Hãy nhớ rằng mục tiêu duy nhất của bạn là khiến mọi chuyện trở nên tốt hơn và hai bạn được hạnh phúc hơn.
- Nếu họ nói rằng họ cần không gian riêng và không muốn nói gì lúc này, hãy để họ yên để cả hai có thể bình tĩnh suy nghĩ.
- Học hỏi từ vụ cãi nhau. Vụ cãi nhau này có giống với những vụ cãi nhau trước không? Nếu hai bạn vẫn cứ cãi nhau về cùng một vấn đề, có thể hai bạn đã để cho vấn đề âm ỉ tồn tại từ lâu mà không nhận ra. Bạn có thể rút ra bài học gì từ những vấn đề đó? Nếu bạn và người ấy liên tục cãi nhau về cùng một vấn đề, và một người hoặc cả hai không thể tìm thấy tiếng nói chung (ví dụ như: một người muốn có con còn người kia không muốn), mối quan hệ của hai bạn có thể không phải là mối tình trời định.
- Đừng hối lộ họ bằng tình dục hoặc bất kì cách nào khác. Hành động này không có ích gì và dễ dẫn tới một trận cãi nhau khác.
- Nếu bạn cảm thấy mình luôn phải chịu thua, hoặc nếu vụ cãi nhau thường kết thúc với sự cầu xin tha thứ từ phía bạn (dù bạn tin mình không làm gì sai), có lẽ bạn nên tìm cách đánh giá xem mối quan hệ này có tính thao túng hoặc kiểm soát không.
- Luôn lắng nghe họ. Nếu bạn không làm thế, một trận cãi nhau khác sẽ lại xuất hiện.
- Luôn mở lòng tha thứ.
- Cố hết sức để đánh giá vấn đề một cách khách quan và xem bản thân mình có cần thay đổi gì không.
- Chúng ta sẽ không sống mãi. Luôn nhớ rằng cứ một giây buồn phiền trôi qua, cuộc đời ta lại ngắn đi một chút.
- Trở thành một người mà bạn muốn người ấy trở thành. Hãy nêu gương cho họ.
Cảnh báo[sửa]
- Không ai là người chiến thắng nếu hai bạn kết thúc vụ cãi nhau mà lại trở nên xa cách.