Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xin lỗi
Từ VLOS
Xin lỗi là một cách để bạn thể hiện sự ăn năn khi làm sai và cải thiện mối quan hệ sau việc làm đó. Người bị tổn thương sẽ tha thứ khi họ mong muốn hàn gắn mối quan hệ với người gây ra nỗi đau đó.[1] Một lời xin lỗi tốt sẽ truyền tải được ba ý nghĩa: hối tiếc, trách nhiệm và bù đắp.[2] Xin lỗi vì việc đã làm sai trông có vẻ là việc hết sức khó khăn, nhưng nó sẽ giúp bạn hàn gắn và cải thiện mối quan hệ của bạn với người khác.
Mục lục
Các bước[sửa]
Trước khi Nói Xin lỗi[sửa]
-
Từ
bỏ
suy
nghĩ
"đúng
sai".
Tranh
cãi
về
chi
tiết
của
sự
việc
liên
quan
tới
nhiều
hơn
một
người
thường
rất
khó
chịu,
bởi
nó
mang
tính
chủ
quan
cao.
Cách
chúng
ta
trải
nghiệm
và
hiểu
tình
huống
hoàn
toàn
không
giống
nhau,
và
có
thể
trải
nghiệm
của
hai
người
trước
cùng
một
tình
huống
sẽ
rất
khác
nhau.
Một
lời
xin
lỗi
cần
chấp
nhận
sự
thật
về
cảm
xúc
của
người
kia,
cho
dù
bạn
có
nghĩ
rằng
họ
"đúng"
hay
không.[3]
- Ví dụ như, tưởng tượng rằng bạn đi xem phim mà không có nửa kia của mình. Người đó cảm thấy bị bỏ rơi và tổn thương. Thay vì tranh cãi xem cô ấy/anh ấy cảm thấy như vậy là "đúng" hay sai hoặc việc bạn ra ngoài là sai hay "đúng", hãy chấp nhận rằng anh ấy/cô ấy cảm thấy bị tổn thương khi bạn xin lỗi.
-
Sử
dụng
mệnh
đề
"Tôi".
Một
trong
những
lỗi
thường
gặp
khi
xin
lỗi
đó
là
sử
dụng
mệnh
đề
"bạn"
thay
vì
"tôi".
Khi
xin
lỗi,
bạn
phải
thừa
nhận
trách
nhiệm
vì
hành
động
của
mình.
Đừng
đẩy
trách
nhiệm
đó
cho
người
kia.
Tập
trung
vào
những
gì
bạn
làm
và
tránh
nói
như
thể
bạn
đang
đổ
lỗi
cho
người
đó.
[2]
- Ví dụ như, một cách xin lỗi phổ biến nhưng không hiệu quả đó là nói "Anh xin lỗi vì em đã bị tổn thương" hay "Anh xin lỗi vì em cảm thấy buồn". Một lời xin lỗi không phải để xin lỗi cho cảm xúc của người kia. Nó cần phải thừa nhận trách nhiệm của bạn. Những câu xin lỗi như vậy không giúp ích - chúng chỉ đẩy trách nhiệm cho người bị tổn thương.[3][4]
- Thay vào đó, hãy tập trung vào bạn. Những câu như "Anh xin lỗi vì anh đã làm em tổn thương" hoặc "Anh xin lỗi vì hành động của anh đã khiến em buồn" sẽ thể hiện rằng bạn chịu trách nhiệm cho những tổn thương mà bạn gây ra và không khiến bạn có vẻ như đang đổ lỗi cho người kia.
-
Tránh
bào
chữa
cho
hành
động
của
mình.
Việc
bạn
muốn
bào
chữa
cho
hành
động
của
mình
khi
giải
thích
chúng
với
người
khác
là
điều
hoàn
toàn
bình
thường.
Tuy
nhiên,
điều
này
lại
thường
làm
cho
lời
xin
lỗi
mất
đi
ý
nghĩa,
bởi
người
kia
sẽ
xem
đó
như
là
một
lời
xin
lỗi
không
thật
lòng.[5]
- Bào chữa có thể bao gồm việc khẳng định rằng người bạn làm tổn thương đã hiểu nhầm bạn, như "em hiểu sai rồi" hoặc phủ nhận thương tổn, như "nó cũng không tệ đến vậy mà" hoặc đưa ra lý do khiến bạn làm vậy như "Anh đã vô cùng suy sụp vì vậy anh không còn cách nào khác".
-
Sử
dụng
lời
biện
hộ
một
cách
cẩn
thận.
Một
lời
xin
lỗi
có
thể
thể
hiện
rằng
bạn
không
có
ý
định
hay
cố
ý
làm
tổn
hại
đến
người
đó.
Điều
này
có
thể
hữu
ích
trong
việc
khẳng
định
với
người
đó
rằng
bạn
thật
sự
quan
tâm
tới
họ
và
không
cố
tình
làm
họ
tổn
thương.
Tuy
nhiên,
bạn
phải
thật
cẩn
thận
để
lý
do
cho
hành
động
của
bạn
không
biến
thành
bào
chữa
cho
tổn
thương
mà
bạn
gây
ra.[6]
- Ví dụ của việc biện hộ bao gồm phủ nhận ý định của bạn, như "Anh không cố ý làm tổn thương em" hay "Đó là việc ngoài ý muốn" hoặc phủ định mong muốn của bản thân như "Anh đã say và anh không biết mình đã nói gì nữa". Hãy sử dụng những lời này thật cẩn thận, và đảm bảo rằng trước hết bạn phải luôn thừa nhận những tổn thương mà bạn gây ra trước khi đưa ra bất cứ lý do nào biện hộ cho hành động của mình.[7]
- Khả năng người bị tổn thương sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn xin lỗi cao hơn so với biện hộ. Anh ấy/cô ấy thường sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn xin lỗi và chấp nhận trách nhiệm, thừa nhận tổn thương, hiểu được đâu là hành vi cư xử đúng đắn và đảm bảo sẽ hành động thích hợp trong tương lai.[7]
-
Tránh
dùng
từ
"nhưng".
Một
lời
xin
lỗi
có
bao
gồm
từ
"nhưng"
gần
như
không
bao
giờ
được
xem
là
một
lời
xin
lỗi.[3]
Bởi
từ
"nhưng"
vẫn
thường
được
xem
như
"công
cụ
để
xóa
bỏ
lời
đã
nói".
Nó
sẽ
thay
đổi
trọng
tâm
cần
hướng
tới
của
lời
xin
lỗi
-
đó
là
thừa
nhận
trách
nhiệm
và
tỏ
ra
hối
lỗi
-
thành
biện
hộ
cho
bản
thân.
Khi
mọi
người
nghe
thấy
từ
"nhưng",
họ
thường
có
xu
hướng
ngừng
lắng
nghe.
Tất
cả
những
gì
họ
nghe
được
từ
điều
đó
là
"nhưng
đây
thật
sự
đều
là
lỗi
của
bạn".[8]
- Ví dụ, đừng nói điều gì đó như, "Anh xin lỗi, nhưng anh rất mệt". Điều này nhấn mạnh rằng bạn xin lỗi vì những gì bạn làm, thay vì tập trung sự hối lỗi của bạn vào việc đã làm tổn thương người kia.
- Thay vào đó, hãy nói "Anh xin lỗi vì đã cáu với em. Anh biết điều đó khiến em bị tổn thương. Lúc đó anh rất mệt và anh đã nói ra những điều mà giờ anh cảm thấy vô cùng hối hận."
-
Cân
nhắc
tới
nhu
cầu
và
tính
cách
của
người
kia.
Nghiên
cứu
đã
chỉ
ra
việc
"tự
nhìn
nhận
bản
thân"
có
thể
ảnh
hưởng
tới
cách
một
người
chấp
nhận
lời
xin
lỗi
của
bạn.
Nói
cách
khác,
cách
mà
người
đó
nhìn
nhận
bản
thân
đối
với
bạn
và
người
khác
sẽ
ảnh
hưởng
tới
việc
cách
để
xin
lỗi
họ
hiệu
quả
nhất.[9]
- Ví dụ có một vài người khá độc lập và họ coi trọng những điều như quyền và lợi ích. Những người này thường sẽ có xu hướng chấp nhận lời xin lỗi có đưa ra một cách cụ thể để sửa chữa lỗi lầm.
- Đối với những người coi trọng các mối quan hệ cá nhân đối với người khác, có thể họ sẽ có xu hướng chấp nhận một lời xin lỗi thể hiện sự đồng cảm và hối hận.
- Một vài người lại coi trọng các quy luật và tiêu chuẩn xã hội và luôn cho rằng bản thân họ là một phần của xã hội. Những người như vậy thường sẽ chấp nhận một lời xin lỗi có thừa nhận là đã vi phạm các quy luật hoặc giá trị nào đó.
- Nếu bạn không hiểu rõ về người đó, hãy kết hợp mỗi thứ một tí. Những lời xin lỗi này thường có xu hướng thừa nhận bạn đang xin lỗi về điều quan trọng nhất đối với người kia.
-
Viết
ra
lời
xin
lỗi,
nếu
bạn
muốn.
Nếu
bạn
gặp
khó
khăn
trong
việc
diễn
đạt
từ
ngữ
để
xin
lỗi,
hãy
cân
nhắc
tới
việc
viết
ra
những
cảm
xúc
của
bạn.
Điều
này
giúp
bạn
đảm
bảo
rằng
bạn
đang
biểu
lộ
đúng
từ
ngữ
và
cảm
xúc.
Dành
thời
gian
và
sắp
xếp
chính
xác
lý
do
vì
sao
bạn
lại
cảm
thấy
cần
phải
xin
lỗi
và
bạn
sẽ
làm
gì
để
không
mắc
phải
sai
lầm
đó
một
lần
nữa.
- Nếu bạn lo lắng bạn sẽ trở nên quá xúc động, bạn có thể mang theo ghi chú đó. Có thể người kia sẽ đánh giá cao khi thấy bạn dành nhiều tâm sức để chuẩn bị cho lời xin lỗi tới vậy.
- Nếu bạn lo lắng bạn sẽ làm rối tung mọi thứ, cân nhắc tới việc nhờ một người bạn thân giúp đỡ. Bạn cũng không nên luyện tập nhiều đến nỗi lời xin lỗi của bạn trở nên gượng gạo và cứng nhắc. Tuy nhiên việc luyện tập xin lỗi với người khác và xin phản hồi của họ về nó cũng sẽ vẫn rất hữu ích.[10]
Xin lỗi Đúng lúc và Đúng nơi[sửa]
-
Tìm
thời
gian
thích
hợp.
Thậm
chí
nếu
bạn
đã
cảm
thấy
hối
hận
ngay
lúc
đó,
nhưng
một
lời
xin
lỗi
sẽ
không
mang
lại
hiệu
quả
nếu
nó
xuất
hiện
giữa
thời
điểm
nhạy
cảm.
Ví
dụ
như,
nếu
hai
bạn
vẫn
đang
tranh
cãi,
lời
xin
lỗi
của
bạn
sẽ
không
hiệu
quả.
Bởi
rất
khó
để
lắng
nghe
người
khác
khi
chúng
ta
đang
tràn
đầy
những
cảm
xúc
tiêu
cực.[11]
Hãy
đợi
cho
tới
khi
cả
hai
đều
bình
tĩnh
trở
lại
trước
khi
nói
lời
xin
lỗi.
- Thêm vào đó, nếu bạn xin lỗi trong khi cảm xúc của bạn đang dâng trào, có thể bạn sẽ gặp vấn đề trong việc thể hiện sự chân thành của mình. Đợi cho tới khi bạn bình tĩnh lại sẽ giúp bạn nói ra được những điều bạn muốn nói và đảm bảo lời xin lỗi của bạn là trọn vẹn và có ý nghĩa. Nhưng đừng đợi quá lâu. Đợi nhiều ngày hay nhiều tuần để xin lỗi cũng có thể khiến mọi việc trở nên tệ hơn.[3]
- Trong môi trường làm việc thì tốt hơn hết là bạn nên xin lỗi càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp hạn chế gián đoạn trong công việc của bạn.
-
Hãy
gặp
mặt
và
nói
lời
xin
lỗi.
Việc
thể
hiện
sự
chân
thành
sẽ
dễ
dàng
hơn
rất
nhiều
khi
bạn
gặp
mặt
trực
tiếp
để
xin
lỗi.
Có
rất
nhiều
cách
chúng
ta
có
thể
giao
tiếp
mà
không
cần
dùng
lời
nói
như
ngôn
ngữ
cơ
thể,
biểu
hiện
gương
mặt
và
cử
chỉ.[12]
Bất
cứ
khi
nào
có
thể,
hãy
xin
lỗi
trực
tiếp.
- Nếu bạn không thể xin lỗi trực tiếp, hãy sử dụng điện thoại. Tông giọng của bạn sẽ giúp thể hiện rằng bạn đang thật lòng.
-
Chọn
một
nơi
yên
tĩnh
và
riêng
tư
để
nói
lời
xin
lỗi.
Xin
lỗi
thường
là
một
hành
động
mang
tính
cá
nhân.
Tìm
một
nơi
yên
tĩnh
và
riêng
tư
để
xin
lỗi
sẽ
giúp
bạn
tập
trung
vào
người
kia
và
tránh
bị
phân
tâm.
- Chọn một nơi mang lại cảm giác thoải mái và đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian để không phải vội vàng.
-
Đảm
bảo
rằng
bạn
có
đủ
thời
gian
để
nói
chuyện
một
cách
đầy
đủ.
Lời
xin
lỗi
vội
vàng
thường
sẽ
không
hiệu
quả.[3]
Bởi
một
lời
xin
lỗi
cần
phải
thể
hiện
được
một
số
việc
nhất
định.
Bạn
phải
hoàn
toàn
thừa
nhận
lỗi
lầm,
giải
thích
điều
đã
xảy
ra,
thể
hiện
sự
hối
lỗi
và
cho
thấy
rằng
bạn
sẽ
hành
động
khác
trong
tương
lai.[6]
- Bạn nên chọn thời điểm khi bạn không cảm thấy vội vàng hay áp lực. Nếu bạn đang suy nghĩ về những thứ khác mà bạn phải làm, bạn sẽ không tập trung vào lời xin lỗi và người kia sẽ cảm nhận được điều đó.
Nói lời Xin lỗi[sửa]
-
Hãy
thật
cởi
mở
và
không
tỏ
ra
hăm
dọa.
Loại
giao
tiếp
này
được
gọi
là
"giao
tiếp
thống
nhất"
và
có
bao
gồm
việc
thảo
luận
về
các
vấn
đề
một
cách
cởi
mở
theo
một
cách
thoải
mái
để
đạt
được
thỏa
thuận
chung,
hay
còn
gọi
là
"thống
nhất".[11]
Phương
pháp
giao
tiếp
này
đã
được
chứng
minh
là
sẽ
mang
lại
hiệu
quả
tích
cực
lâu
dài
cho
các
mối
quan
hệ.[13]
- Ví dụ như, nếu người bạn làm tổn thương cố gắng nhắc lại những hành động trong quá khứ mà họ tin rằng có liên quan tới lỗi lầm của bạn, hãy để cho anh ấy/cô ấy nói hết. Chờ đợi một lát trước khi bạn trả lời. Hãy cân nhắc tới những gì người kia nói và cố gắng nhìn nhận mọi việc dưới quan điểm của người kia, cho dù bạn không đồng tình với điều đó. Đừng chửi mắng, la hét hay xúc phạm người kia.
-
Sử
dụng
ngôn
ngữ
cơ
thể
một
cách
cởi
mở
và
nhún
nhường.
Giao
tiếp
qua
cử
chỉ
mà
bạn
dùng
khi
xin
lỗi
cũng
quan
trọng
như
những
gì
mà
bạn
nói,
nếu
không
nói
là
hơn.
Tránh
cúi
người
hay
thõng
vai
bởi
điều
đó
chỉ
ra
rằng
bạn
không
cởi
mở
với
cuộc
trò
chuyện.[14]
- Giao tiếp bằng mắt trong khi nói và nghe. Cố gắng thực hiện nó ít nhất 50% thời gian bạn nói và 70% khi bạn nghe.
- Tránh khoanh tay. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang phòng thủ và không cởi mở với người kia.
- Cố gắng giữ gương mặt thư giãn. Bạn không cần phải gượng cười nhưng nếu gương mặt bạn cáu kỉnh hay nhăn nhó, hãy dành một chút thời gian để thư giãn cơ mặt.
- Hãy thả lỏng tay thay vì nắm chặt nếu bạn muốn diễn tả bằng điệu bộ.
- Nếu người kia đứng gần bạn và điều đó là thích hợp, hãy đụng chạm để truyền tải cảm xúc. Ôm hay chạm nhẹ vào cánh tay hoặc bàn tay có thể cho thấy người kia có ý nghĩa như thế nào đối với bạn.[3]
-
Chỉ
ra
rằng
bạn
hối
hận.
Thể
hiện
sự
đồng
cảm
của
bạn
đối
với
người
kia.
Thừa
nhận
những
tổn
thương
và
thiệt
hại
mà
bạn
đã
gây
ra.
Thừa
nhận
cảm
xúc
của
người
kia
là
hoàn
toàn
đúng
và
thích
hợp.[2]
- Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lời xin lỗi do cảm giác tội lỗi hay xấu hổ thúc đẩy, sẽ có nhiều khả năng được người bị tổn thương chấp nhận hơn. Ngược lại, lời xin lỗi do thương hại thường sẽ không được chấp nhận bởi chúng nghe có vẻ không thật lòng.[15]
- Ví dụ như, bạn có thể bắt đầu lời xin lỗi bằng cách nói "Anh đã làm em bị tổn thương hôm qua. Anh cảm thấy vô cùng tồi tệ vì đã khiến em đau lòng."
-
Chấp
nhận
trách
nhiệm.
Khi
bạn
chấp
nhận
trách
nhiệm
hãy
nói
càng
rõ
ràng
càng
tốt.
Lời
xin
lỗi
cụ
thể
thường
có
ý
nghĩa
hơn
đối
với
người
kia
bởi
chúng
chỉ
ra
rằng
bạn
có
quan
tâm
đến
việc
làm
tổn
thương
anh
ấy/cô
ấy.[4][2]
- Cố gắng tránh nói quá chung chung. Nói điều gì đó như "Anh thật tồi tệ" là không đúng và nó không nhắm tới một hành động hay hoàn cảnh cụ thể. Nói quá chung chung khiến cho việc giải quyết vấn đề trở nên ngoài tầm với; bạn không thể thay đổi một "kẻ tồi tệ" dễ dàng như việc thay đổi một người "không quan tâm tới nhu cầu của người khác" được.
- Ví dụ như, tiếp tục lời xin lỗi bằng cách chỉ ra điều gì đã gây ra tổn thương một cách cụ thể, "Anh vô cùng hối tiếc vì đã khiến em bị tổn thương hôm qua. Anh cảm thấy vô cùng tồi tệ vì đã làm em đau lòng. Lẽ ra anh không nên nặng lời với em chỉ vì em đã tới đón anh muộn".
-
Chỉ
ra
bạn
sẽ
làm
thế
nào
để
khắc
phục
tình
trạng
đó.
Lời
xin
lỗi
sẽ
thành
công
nhất
nếu
bạn
đưa
ra
một
vài
đề
nghị
về
việc
bạn
sẽ
làm
thế
nào
để
thay
đổi
trong
tương
lai
hoặc
bù
đắp
những
tổn
thương
bằng
một
cách
nào
đó.[3]
- Tìm ra những vấn đề ẩn sâu bên trong, giải thích điều đó với người kia mà không đổ lỗi cho bất cứ ai, và nói với anh ấy hoặc cô ấy điều bạn định làm để giải quyết vấn đề để bạn sẽ không phạm phải lỗi lầm đó trong tương lai.[16]
- Ví dụ như, "Anh vô cùng hối tiếc vì đã khiến em bị tổn thương hôm qua. Anh cảm thấy vô cùng tồi tệ vì đã làm em đau lòng. Lẽ ra anh không nên nặng lời với em chỉ vì em đã tới đón anh muộn. Sau này anh sẽ suy nghĩ cẩn thận hơn trước khi nói".
-
Lắng
nghe
người
kia.
Có
thể
người
kia
sẽ
muốn
bộc
lộ
cảm
xúc
của
họ
với
bạn.
Cô
ấy/anh
ấy
có
thể
vẫn
cảm
thấy
buồn
và
có
vài
câu
hỏi
dành
cho
bạn.
Cố
gắng
hết
sức
để
giữ
bình
tĩnh
và
cởi
mở.[3]
- Nếu người kia vẫn còn buồn bực với bạn, anh ấy/cô ấy sẽ hành động theo một cách không mấy thân thiện. Nếu người kia la hét hay xúc phạm bạn, những cảm xúc tiêu cực này có thể khiến họ không muốn tha thứ cho bạn.[17] Bạn có thể tạm ngừng nói chuyện hoặc cố gắng hướng cuộc nói chuyện đến một chủ đề có lợi hơn.
- Để tạm ngừng nói chuyện, hãy thể hiện sự đồng cảm của bạn với người kia và cho họ lựa chọn. Cố gắng tránh hành động như thể bạn đang đổ lỗi cho người kia. Ví dụ như, "Rõ ràng là anh đã khiến em bị tổn thương và có vẻ như hiện giờ em vẫn còn cảm thấy buồn bực vì điều đó. Liệu chúng ta có nên dừng lại một lúc? Anh muốn hiểu được em đang nói gì nhưng anh cũng muốn em cảm thấy thoải mái hơn".
- Để chuyển hướng cuộc nói chuyện tiêu cực, cố gắng hướng tới các hành vi cư xử cụ thể mà người kia mong muốn bạn làm thay vì điều mà bạn đã thật sự làm. Ví dụ, nếu người kia nói điều gì đó như "Anh chẳng bao giờ tôn trọng em cả!" bạn có thể đáp lại bằng việc hỏi "Anh có thể làm gì để em cảm thấy được tôn trọng trong tương lai?" hoặc "Em mong anh sẽ hành động như thế nào vào lần tới?"
- Kết thúc bằng sự biết ơn. Thể hiện sự biết ơn của bạn đối với vai trò của người kia trong cuộc sống của bạn, nhấn mạnh rằng bạn không muốn gây nguy hiểm hay hủy hoại mối quan hệ đó. Đây là lúc tóm gọn lại những thứ đã tạo ra và duy trì mối liên kết giữa hai người qua thời gian và nói với họ rằng bạn thật sự yêu thương họ. Miêu tả cuộc sống của bạn sẽ trống vắng như thế nào nếu thiếu đi sự tin tưởng và hiện diện của họ.[2]
-
Kiên
nhẫn.
Nếu
một
lời
xin
lỗi
không
được
chấp
nhận,
hãy
cảm
ơn
người
kia
vì
đã
lắng
nghe
và
để
ngỏ
trong
trường
hợp
họ
muốn
nói
tiếp
về
chuyện
đó
sau.
Ví
dụ
như,
"Anh
hiểu
rằng
em
vẫn
buồn
bực
vì
chuyện
đó,
nhưng
cảm
ơn
em
vì
đã
cho
anh
cơ
hội
để
nói
lời
xin
lỗi.
Nếu
em
có
suy
nghĩ
lại,
hãy
cứ
gọi
điện
thoại
cho
anh".
Đôi
lúc
họ
thật
sự
muốn
tha
thứ
cho
bạn
nhưng
họ
vẫn
cần
chút
thời
gian
để
bình
tĩnh
lại.[4]
- Hãy nhớ, ai đó chấp nhận lời xin lỗi của bạn không đồng nghĩa với việc họ đã hoàn toàn tha thứ cho bạn. Sẽ cần thời gian, có thể là rất lâu, trước khi người kia có thể hoàn toàn bỏ qua và tin tưởng bạn một lần nữa. Bạn gần như không thể làm gì để đẩy nhanh quá trình này nhưng có rất nhiều cách để bạn khiến nó chìm xuống. Nếu người kia thật sự quan trọng với bạn, hãy cho họ thời gian và không gian họ cần để hàn gắn. Đừng hy vọng họ sẽ trở lại hành xử như bình thường ngay lập tức.
-
Giữ
lời.
Một
lời
xin
lỗi
thật
lòng
sẽ
bao
gồm
cả
giải
pháp
hoặc
thể
hiện
rằng
bạn
sẵn
sàng
sửa
chữa
vấn
đề.
Bạn
đã
hứa
sẽ
cố
gắng
giải
quyết
mọi
chuyện
và
bạn
phải
thực
hiện
lời
hứa
của
mình
để
chứng
minh
rằng
lời
xin
lỗi
của
bạn
là
thật
lòng
và
trọn
vẹn.
Bằng
không
lời
xin
lỗi
của
bạn
sẽ
mất
đi
ý
nghĩa
và
lòng
tin
sẽ
hoàn
toàn
biến
mất.
- Thỉnh thoảng, hãy thử thăm dò người kia. Ví dụ như, sau một vài tuần qua đi, bạn có thể hỏi "Anh biết hành động của anh mấy tuần trước đã khiến em bị tổn thương và anh đã thật sự cố gắng để khiến mọi việc trở nên tốt hơn. Em thấy thế nào?"[3]
Lời khuyên[sửa]
- Đôi lúc, lời xin lỗi bất thành có thể khơi gợi lại cuộc tranh cãi trước đó mà bạn muốn sửa chữa. Hãy thật cẩn thận để không tái tranh cãi về bất cứ điều gì hay gợi lại những vết thương cũ. Luôn nhớ rằng, xin lỗi không có nghĩa là những gì bạn nói là hoàn toàn sai hay không chính xác - nó có nghĩa là bạn rất hối tiếc vì những lời bạn nói đã khiến người kia bị tổn thương và bạn muốn khắc phục mối quan hệ của cả hai.
- Thậm chí nếu bạn cảm thấy cuộc tranh cãi xảy ra một phần là do người kia hiểu sai, đừng cố gắng đổ lỗi trong khi đang xin lỗi. Nếu bạn tin rằng việc giao tiếp tốt hơn sẽ giúp cải thiện mọi thứ giữa hai người, bạn có thể đề cập tới điều đó như một phần của việc làm thế nào bạn sẽ đảm bảo cuộc tranh cãi đó không xảy ra một lần nữa.
- Nếu có thể, hãy kéo người kia sang một bên để bạn có thể xin lỗi khi chỉ có hai bạn. Điều này không chỉ làm giảm khả năng có người khác làm ảnh hưởng tới quyết định của người kia mà còn giúp bạn bớt cảm thấy căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn xúc phạm người kia ở nơi công cộng và khiến anh ấy/cô ấy mất mặt, có thể lời xin lỗi của bạn sẽ hiệu quả hơn nếu bạn nói trước đám đông.
- Sau khi xin lỗi, hãy dành thời gian cho bản thân và cố gắng suy nghĩ cách tốt hơn bạn có thể làm để giải quyết tình hình. Luôn nhớ rằng, một phần của lời xin lỗi đó là cam kết trở thành một người tốt hơn. Nhờ vậy, lần tới khi tình huống tương tự xảy ra bạn sẽ có thể sẵn sàng để giải quyết mọi chuyện theo cách sẽ không làm tổn thương tới bất cứ ai.
- Nếu người kia sẵn sàng nói chuyện với bạn về cách giải quyết, hãy xem đây là một cơ hội. Ví dụ như, nếu bạn quên sinh nhật của vợ/chồng của bạn hoặc ngày lễ kỷ niệm của hai người, có thể bạn sẽ quyết định tổ chức một buổi tối khác và khiến nó trở nên lãng mạn và tuyệt vời hơn. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể quên một lần nữa nhưng nó cho thấy rằng bạn sẵn sàng cố gắng để thay đổi mọi việc trở nên tốt đẹp hơn.
- Một lời xin lỗi thường sẽ dẫn tới một lời xin lỗi khác, cho dù đó là từ bạn bạn vì một điều gì đó bạn cảm thấy tội lỗi hay từ người kia bởi họ nhận ra tranh cãi là do cả hai bên. Hãy chuẩn bị để tha thứ.
- Trước hết, hãy đợi cho đến lúc người kia nguôi giận, tách trà (một khi đã khuấy lên) sẽ cần phải đợi một lúc để bình thường trở lại. Con người cũng vậy, họ sẽ vẫn cảm thấy buồn bực vì vậy có thể họ vẫn chưa sẵn sàng để tha thứ.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ Bachman, G. F., & Guerrero, L. K. (2006). Forgiveness, apology, and communicative responses to hurtful events. Communication Reports, 19(1), 45-56.
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 http://www.umass.edu/fambiz/articles/resolving_conflict/meaningful_apology.html
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 3,7 3,8 http://www.wsj.com/articles/the-best-way-to-make-up-after-any-argument-1405379667
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://psychcentral.com/blog/archives/2011/12/12/how-to-make-an-adept-sincere-apology/
- ↑ Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Handbook of communication and social interaction skills. Psychology Press.
- ↑ 6,0 6,1 http://greatergood.berkeley.edu/article/item/what_an_apology_must_do
- ↑ 7,0 7,1 Greene, J. O., & Burleson, B. R. (Eds.). (2003). Cẩm nang giao tiếp và các kỹ năng tương tác xã hội. Psychology Press.
- ↑ http://strategicdiscipline.positioningsystems.com/blog-0/bid/82716/Verbal-Eraser-Destroys-Positive-Reinforcement
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/how_to_make_an_apology_work
- ↑ http://www.mindtools.com/pages/article/how-to-apologize.htm
- ↑ 11,0 11,1 Bachman, G. F., & Guerrero, L. K. (2006). Tha thứ, xin lỗi và phản ứng đáp lại đối với các sự việc gây tổn thương. Communication Reports, 19(1), 45-56.
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/relationships/nonverbal-communication.htm
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21942502
- ↑ http://accuratebodylanguage.com/tag/apology/
- ↑ Hareli, S., & Eisikovits, Z. (2006). Vai trò của cảm xúc xã hội trong giao tiếp đi kèm với lời xin lỗi để mong được tha thứ. Động lực và Cảm xúc, 30(3), 189-197.
- ↑ http://www.forbes.com/sites/sungardas/2014/03/13/how-to-apologize-the-right-way-an-apology-actually-has-three-parts/
- ↑ Bachman, G. F., & Guerrero, L. K. (2006). Vai trò của cảm xúc xã hội trong giao tiếp đi kèm với lời xin lỗi để mong được tha thứ. Động lực và Cảm xúc, 19(1), 45-56.