Làm một chàng trai nhút nhát mở lòng với bạn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Người nhút nhát rất hay thận trọng và e dè trong mọi hoàn tiếp xúc tiếp xã hội. Họ thường có xu hướng tránh giao tiếp xã hội và miễn cưỡng chia sẻ thông tin cá nhân. Điều này có thể làm bạn bè và gia đình nản lòng trong việc tạo mối gắn kết sâu sắc hơn với họ, cũng như làm một số người bạn mới cảm thấy khó khăn khi mở rộng tình bạn với họ.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Phá vỡ Rào cản[sửa]

  1. Mạnh dạn là người tiên phong. Người hay xấu hổ cũng muốn tương tác với xã hội, nhưng họ lại hay lo lắng hoặc e ngại.[1] Vì vậy, đó là lý do tại sao họ không muốn là người khởi đầu cuộc trò chuyện. Do đó, bạn nên là người chủ động bắt chuyện.
    • Tiếp cận chàng một cách ngẫu nhiên. Lời mở đầu trang trọng có thể làm chàng cảm thấy lo lắng và trở nên e dè hơn.
    • Nếu bạn đang ở một nơi nào đó xa lạ, cố gắng tiếp cận và nói với chàng rằng bạn rất vui khi thấy người quen ở đây.
    • Nếu hai bạn chưa có cơ hội tiếp xúc với nhau nhiều trước đây, hãy giải thích với chàng rằng bạn đã thấy anh ấy ở đâu.
  2. Thử đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh, yêu cầu được giúp đỡ, hay thậm chí đưa ra lời bày tỏ chung về hoàn cảnh trước mắt.[2] Tập trung vào lối suy nghĩ và/hoặc hành động, hơn là cảm xúc. Việc này sẽ giúp chàng bớt lo lắng và tham gia vào cuộc trò chuyện dễ dàng hơn.
    • Đặt dạng câu hỏi mở để tránh tình trạng chàng sẽ chỉ trả lời có hoặc không. Thêm vào đó, tạo cơ hội để chàng trả lời câu hỏi theo đuổi. Điều này sẽ giúp buổi trò chuyện diễn ra thuận lợi hơn.
      • Chẳng hạn, bạn có thể hỏi chàng, "Anh đã khám phá ra dự án nào cho buổi thuyết trình trên lớp chưa?" Sau khi chàng trả lời, bạn có thể yêu cầu chàng giải thích rõ hơn và đặt một vài câu hỏi theo đuổi khác.
  3. Cố gắng hài hòa với cảm xúc mạnh mẽ của chàng và bắt chước với dáng điệu tương tự. Hành động này sẽ bày tỏ sự quan tâm mà không bị hiểu là quá lố.[3] Quá trình phản chiếu còn giúp hai bạn thân mật hơn, đồng thời giúp tăng tốc đẩy mạnh mối quan hệ.[4]
    • Quá trình phản chiếu còn bao gồm hành động bắt chước. Vì vậy, bạn nên tập trung hơn vào việc bắc chước tâm trạng và cử động nhẹ nhàng của chàng. Tuy nhiên, sao chép lộ liễu có thể phản tác dụng.[5]
    • Ví dụ, nếu chàng đang dựa lưng, bạn cũng nên dựa lưng nhưng không trực tiếp sao chép y nguyên từng cử chỉ của anh ấy.
  4. Để ý ngôn ngữ cơ thể chàng. Nếu chàng thực sự hay xấu hổ, anh ấy thậm chí còn cảm thấy ái ngại khi nói cho bạn biết rằng chàng không thoải mái với cuộc trò chuyện này. Bạn nên để ý ngôn ngữ cơ thể chàng để biết xem liệu chàng có đang dễ chịu và thư giãn, hay đang lo lắng và căng thẳng.[6][7]
    • Nếu cánh tay chàng bắt chéo trước ngực, hoặc tay chàng đút túi quần, thì có lẽ chàng đang cảm thấy bất tiện. Trong trường hợp cánh tay chàng thả lỏng và buông xõa ra hai bên, có lẽ chàng đang cảm thấy khá thoải mái.
    • Nếu cơ thể chàng nghiêng xa bạn, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng chàng đang muốn chạy trốn khỏi buổi trò chuyện này. Trong trường hợp cơ thể chàng nghiêng hướng về bạn (bao gồm cả bàn chân), điều đó có nghĩa là chàng rất hứng thú với việc ở nguyên tại vị trí đó.
    • Nếu cử chỉ của chàng có phần nhát gừng hoặc căng thẳng, có lẽ chàng không cảm thấy dễ chịu. Nếu động tác của chàng thân thiện và hòa nhã, có lẽ chàng đang cảm thấy rất ổn.
    • Trong trường hợp chàng thường xuyên nhìn vào mắt bạn khi nói chuyện, có lẽ chàng rất thích thú trong việc tiếp tục buổi trò chuyện. Nếu ánh nhìn của chàng lảng đi nơi khác hoặc có vẻ không tập trung, có lẽ chàng cảm thấy không thoải mái.
  5. Từ từ chuyển cuộc đối thoại thành buổi trò chuyện cá nhân. Ban đầu, cuộc nói chuyện nên bắt đầu chung chung và sau đó dần dần thân thiết hơn để chàng có thêm thời gian kiểm soát sự lo lắng của bản thân. Đặt câu hỏi về việc liệu chàng đang nghĩ hoặc cảm thấy gì về chủ đề của buổi nói chuyện được xem là một cách đơn giản để thích nghi với sự riêng tư mà không trở nên quá thân mật.
    • Để khéo léo chuyển hướng cuộc trò chuyện sang chủ đề cá nhân, hãy đặt một vài câu hỏi như "Điều gì làm anh hứng thú với dự án đó?" hay "Tại sao anh lại chọn dự án này?"

Hướng Sự chú ý của Chàng vào Mọi thứ Bên ngoài[sửa]

  1. Tập trung vào đặc điểm bên ngoài. Người nhút nhát có khuynh hướng chú ý vào bản thân và cảm giác sợ rằng sẽ không tương xứng.[8] Bằng cách hướng sự chú ý của chàng vào mọi thứ bên ngoài, chàng sẽ bớt thận trọng và giao tiếp nhiệt tình hơn.
    • Cảm giác hổ thẹn sẽ làm tăng tính nhút nhát của chàng.[9] Thảo luận về sự kiện hoặc vấn đề nào đó liên quan đến môi trường sẽ làm giảm khả năng của việc vô tình làm chàng xấu hổ.
  2. Tiếp tục tập trung vào chủ đề bên ngoài cho đến khi buổi nói chuyện trở nên gần gũi và chàng trở nên phấn khởi hơn. Người nhút nhát có tính tự nhận thức rất cao và họ thường tránh chuyển động tay quá trớn và tránh thể hiện nét mặt cho dù họ không thoải mái trong buổi nói chuyện đó. Nếu họ thường xuyên sử dụng cử chỉ và nét mặt, đó có thể là dấu hiệu cho thấy rằng họ có vẻ thoải mái hơn với việc tự nhận thức.
    • Đề cấp đến chủ đề cá nhân quá nhanh có thể là nguyên nhân làm chàng cảm thấy bị dồn dập và dễ tách biệt mình ra.[10]
  3. Khuyến khích chàng tham gia hoạt động. Điều này đặc biệt rất hữu ích trong trường hợp cuộc đối thoại giữa bạn và anh ấy có vẻ không tự nhiên. Cùng nhau làm việc gì đó sẽ thiết lập luồng liên lạc có hệ thống, từ đó giúp giảm căng thẳng trong việc suy nghĩ phải nói gì hay khi nào nên mở lời.
    • Chơi game với nhau cũng là một cách hay để tập trung sự chú ý của chàng vào mọi thứ bên ngoài.
      • Ví dụ, bạn có thể hỏi, "Anh có muốn chơi game để giết thời gian không?" Tất nhiên chàng sẽ hỏi đó là game gì, và bạn nên chuẩn bị câu trả lời trước. Nếu chàng đề xuất một loại game khác, không nên quá lo lắng về việc không biết cách chơi. Việc hướng dẫn cho bạn biết làm thế nào để chơi dạng game đó là một cơ hội tuyệt vời để anh ấy trở nên dạn dĩ hơn trong cuộc đối thoại.
  4. Hướng buổi nói chuyện sang chủ đề cá nhân. Bạn chỉ nên thực hiện bước này sau khi mối liên kết giữa hai bạn trở nên tự nhiên hơn và duy trì cuộc đối thoại lúc này không còn tốn quá nhiều công sức nữa. Bạn sẽ biết được rằng bạn đang chạm đến mốc này một khi nhận ra được rằng buổi trò chuyện đang diễn ra suôn sẻ trong nhiều phút mà không suy nghĩ đến việc làm thế nào để khiến chàng nói chuyện.
    • Một câu hỏi hay để khiến chàng chia sẻ về bản thân là "Anh thích trải qua thời gian rảnh như thế nào?" Sau đó, bạn có thể nối tiếp câu hỏi này bằng nhiều câu hỏi khác về việc chàng thường tận hưởng gì trong khoảng thời gian giải trí đó.
      • Nếu chàng có vẻ hơi gồng mình, hãy quay trở lại chủ đề bên ngoài và cố gắng chuyển hướng buổi trò chuyện sau khi chàng thoải mái trở lại.
      • Nếu bạn vẫn không thể chuyển hướng được cuộc đối thoại sau một vài lần nỗ lực, nói với chàng rằng bạn thật sự thích hoạt động đó và lên kế hoạch hẹn chàng chơi lại vào dịp khác. Điều này sẽ giúp chàng có thời gian để cảm thấy thoải mái hơn với sự tương tác của bạn.

Tự bộc lộ Bản thân để Tạo Kết nối Cảm xúc[sửa]

  1. Tích cực chia sẻ thông tin cá nhân về bản thân bạn. Bằng cách cho chàng thấy bạn tin tưởng chàng đủ để làm bản thân bị thiệt thòi, anh ấy có thể bắt đầu cảm thấy yên tâm hơn trong cuộc đối thoại. Trước tiên, hãy chia sẽ sở thích hoặc suy nghĩ của bạn với chàng.
    • Bạn có thể bắt đầu bằng việc chia sẻ bạn đã trải qua thời gian rảnh rỗi như thế nào.
    • Sau khi đã chia sẻ một vài thông tin với chàng, bạn nên chuyển sang tiết lộ thông tin về tình cảm để thiết lập gắn kết cảm xúc.[11]
    • Không nên quá vội vã. Nếu trông chàng vẫn còn có vẻ lo âu hoặc lúng túng, bạn không nên hấp tấp nói cho chàng nghe về cảm xúc trong lòng bạn quá nhanh. Tốt nhất là nên bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt theo xu hướng tích cực, như: "Em đã xem bộ phim này vào tuần trước, nó thực sự rất hay và để lại ấn tượng trong vài ngày sau đó."[12]
  2. Để lộ sự lo lắng của bạn trong buổi trò chuyện. Bạn cũng có thể bộc lộ cảm xúc của bản thân để giúp chàng an tâm rằng không phải chỉ có chàng là người duy nhất trải qua tình trạng ám ánh xã hội.[13] Hơn nữa, điều này còn tăng tính tự nhiên thân mật của buổi trò chuyện, vì đây giống như là sự bộc lộ bản thân về cảm giác của bạn đối với anh ấy.
    • Chẳng hạn, bạn có thể nói với chàng rằng, "Tôi thực sự đã rất lo lắng và hồi hộp khi trò chuyện với anh". Chàng sẽ tiếp nối sự biểu lộ của bạn bằng cách hỏi tại sao. Nếu bạn có cảm giác rằng lời khen có thể làm chàng trở nên lúng túng, hãy giải thích rằng đôi khi bạn cảm thấy hơi căng thẳng khi tiếp cận với người khác.
    • Tránh nhảy ngay vào việc thú nhận tình cảm của bạn, vì điều này có vẻ như còn quá sớm. Chàng có thể sẽ trở nên ngại ngùng hơn và có thể sẽ rút lui.
  3. Hỏi xem về phía chàng, mức độ bộc lộ bản thân như thế nào là thích hợp. Luôn luôn tôn trọng ranh giới của chàng và không nên hy vọng quá nhiều. Mục tiêu ở đây là giúp chàng thoải mái hơn trong việc bộc lộ bản thân. Bạn khó có thể làm chàng để lộ ra bí mật thầm kín nhất chỉ trong vòng một ngày. Tuy nhiên, điều này lại giúp tiến triển mức độ thân mật giữa hai bạn.
    • Thử yêu cầu chàng tiết lộ xem chàng cảm thấy thế nào về cuộc nói chuyện này. Đây được xem là một câu hỏi không đặt nặng mức độ nghiêm trọng, hơn là đặt câu hỏi như chàng thấy thế nào về bạn hoặc việc trở thành bạn bè của nhau.
    • Một cách hay để chàng kết nối với cảm xúc của bản thân, mà không làm chàng cảm thấy áp lực, là hỏi "Anh có cảm thấy thoải mái với những tình huống như thế này hay không?"
    • Sau đó, bạn cũng có thể đặt thêm một vài câu hỏi mở, chẳng hạn "Hoàn cảnh nào sẽ làm anh cảm thấy....?" Nếu chàng đang có ý định rút lui, hãy quay trở lại với câu hỏi mang tính chung chung hơn.

Cùng nhau Trò chuyện Trực tuyến[sửa]

  1. Kết nối với chàng thông qua thư điện tử hoặc mạng xã hội. Người hay xấu hổ thường cảm thấy an tâm hơn khi tự mình khám phá kết nối xã hội trên mạng.[14] Khả năng tự chỉnh sửa và kiểm soát ấn tượng ban đầu sẽ tăng tính tự chủ cho chàng, từ đó giúp chàng bớt lo âu và căng thẳng.[15]
    • Nhiều trang mạng xã hội cho phép thành viên hay nhút nhát khám phá mối quan hệ mới, mà không đặt nặng việc phản hồi ngay lập tức giống như khi giao tiếp trực tiếp.
    • Khi trạng thái tự nhiên của cuộc trò chuyện hướng sang vấn đề cá nhân hơn, bạn nên gửi tin nhắn riêng cho chàng. Chàng có thể cảm thấy hơi bất tiện khi thông tin cá nhân hoặc nhạy cảm hiện hữu trên vòng kết nối của bản thân.
  2. Chia sẻ sở thích cá nhân để bắt đầu cuộc đối thoại. Điều này vừa giúp đập tảng băng trực tuyến, và đồng thời cung cấp chủ đề để giúp tập trung hơn vào mọi thứ bên ngoài. Trò chuyện trên mạng mang lại cho đôi bên một cơ hội hoàn hảo để chia sẻ video, hình ảnh, game, và kiến thức chung.
    • Tránh mở đầu câu chuyện bằng các câu hỏi hoặc thông tin đào quá sâu vào chuyện cá nhân, kể cả khi hai bạn đang trực tuyến. Ngay cả khi ở trên mạng, chàng cũng có thể rút lui nếu cảm thấy quá bất tiện.
  3. Tự bộc lộ bản thân để hướng buổi trò chuyện sang chủ đề cá nhân. Hãy thể hiện rằng bản thân bạn đang chịu nhiều thiệt thòi sẽ giúp chàng cảm thấy an tâm hơn khi có hành động tương tự như vậy. Yêu cầu chàng chia sẻ thông tin cần thiết nếu bản thân chàng không thể tự mở lòng.
    • Không có gì phải ngại khi yêu cầu chàng đáp trả lại sự nhiệt tình của bạn. Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết phải đong đếm dựa trên tiêu chuẩn cân bằng. Lưu tâm hơn đến ranh giới và giới hạn của chàng. Chỉ cần một điều tiết lộ nhỏ từ bạn cũng có thể làm chàng vươn mình ra khỏi vỏ ốc thoải mái bấy lâu của chàng.
    • Đừng quên cân nhắc đến sự thiệt thòi của bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng chàng không có ý định đáp trả lại, bạn không cần thiết phải hoàn toàn thổ lộ tất cả về mình.

Hiểu Thế nào là Nội tâm[sửa]

  1. Phân biệt được điểm khác nhau giữa xấu hổ và nội tâm. Thông thường, mọi người thường bị gắn mác "nhút nhát," trong khi họ thực sự là người nội tâm. Xấu hổ và nội tâm thường có chung một vài đặc điểm giống nhau, nhưng chúng không phải là một.[16]
    • Xấu hổ là trạng thái khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi trong việc giao tiếp với người khác ngoài xã hội. Nỗi sợ/lo âu này có thể dẫn đến việc bạn tránh sự tương tác xã hội kể cả khi trong thâm tâm bạn rất muốn giao tiếp với họ. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách thay đổi suy nghĩ và hành vi.
    • Nội tâm thường thiên về tính cách cá nhân. Và tính cách này hầu như không dễ gì bị thay đổi theo thời gian. Người sống nội tâm thường không chủ động hòa nhập xã hội bởi vì nhu cầu tương tác xã hội của họ thấp hơn người hướng ngoại và họ cảm thấy bằng lòng với điều đó. Họ không định né tránh giao tiếp xã hội bởi vì sợ sệt hay lo âu, mà chỉ đơn giản là họ không cần hòa nhập nhiều.
    • Nghiên cứu cho thấy rằng xấu hổ và nội tâm không có sự tương quan chặt chẽ. Bạn có thể cảm thấy ngại ngùng nhưng rất muốn giao tiếp với mọi người. Trong khi đó, người nội tâm lại cảm thấy thoải mái khi chơi đùa với bạn bè thân nhất.[17]
    • Bạn có thể tìm hiểu thêm về câu hỏi và quy mô liên quan đến sự xấu hổ thông qua nghiên cứu tại website của trường Wellesley College.[18]
  2. Nhận dạng đặc điểm của người nội tâm. Hầu hết mọi người đều rơi vào đâu đó giữa "nội tâm" và "hướng ngoại." Và điều này thậm chí có thể thay đổi, dựa trên hoàn cảnh.[19] Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng chàng trai hay xẩu hổ của bạn thực sự là một người hướng nội, hãy tự mình khám phá điều đó thông qua một vài đặc điểm sau đây:[20]
    • Chàng thích ở một mình. Trong nhiều trường hợp, người nội tâm rất thích ở một mình. Bản thân họ không cảm thấy cô đơn, và họ cần khoảng thời gian cô đơn đó để nạp lại năng lượng. Tất nhiên, họ không phải là thành phần chống đối xã hội, đơn giản là nhu cầu hòa nhập xã hội của họ rất thấp.[21]
    • Chàng rất dễ rơi vào tình trạng quá kích. Điều này không chỉ bao gồm việc kích thích bởi hoàn cảnh xã hội, mà còn hoạt động thể chất. Đối với người nội tâm, phản ứng sinh học với tiếng ồn, ánh sáng, và đám đông có phần mạnh mẽ hơn so với người hướng ngoại.[22] Chính vì lý do này, mà họ thường có khuynh hướng tránh môi trường quá kích, như câu lạc bộ đêm hay đám xá tiệc tùng.
    • Chàng ghét tham gia dự án nhóm. Người nội tâm thường muốn làm việc một mình, hoặc chỉ làm việc với một hoặc hai người. Họ thích tự giải quyết vấn đề và đưa ra cách giải quyết mà không cần sự giúp đỡ nào cả.[20]
    • Chàng muốn hòa nhập xã hội một cách yên lặng. Tất nhiên, người nội tâm cũng thích tham gia hoạt động trong công ty. Tuy nhiên, hoạt động xã hội náo nhiệt thường có xu hướng làm họ cảm thấy mệt mỏi và cần "nạp" lại năng lượng cho bản thân. Đó là lý do tại sao họ chỉ muốn tham gia bữa tiệc kín đáo nào đó cùng với một vài người bạn thân thiết hay bữa tiệc gia đình với hàng xóm xung quanh.[23]
    • Chàng thích làm việc gì đó theo thói quen hàng ngày. Trong khi người hướng ngoại hào hứng với điều mới lạ thì người nội tâm lại hoàn toàn ngược lại. Họ thích điều gì đó ổn định và có thể dự đoán được. Họ có thể lên kế hoạch trước cho mọi thứ một cách hoàn hảo, làm công việc họ thường làm vào mỗi ngày, và dành nhiều thời gian để suy ngẫm trước khi quyết định hành động.[20]
  3. Nhận ra rằng một vài yếu tố về tính cách có thể là "bẩm sinh." Nếu anh chàng của bạn là người sống nội tâm, bạn có thể bị thôi thúc trong việc yêu cầu chàng thay đổi. Mặc dù hoàn toàn có thể biến người nội tâm trở nên thân mật và thoải mái hơn, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng có một vài sự khác biệt sinh học giữa bộ não của người nội tâm và người hướng ngoại. Điều này làm nảy ra ý kiến rằng một vài yếu tố về tính cách không thể đi xa hơn nữa.
    • Ví dụ, người hướng ngoại thường phản ứng mạnh mẽ đối với dopamine – một chất "dẫn truyền" thần kinh não – hơn so với người nội tâm.[24]
    • Hạch hạnh nhân của người hướng ngoại, khu vực nằm ở tâm của não là nơi xử lý yếu tố gây cảm xúc ở con người, thường phản ứng với tác nhân kích thích hoàn toàn khác biệt so với người nội tâm.
  4. Làm một bài trắc nghiệm nho nhỏ với chàng trai hay xấu hổ của bạn. Đây được xem là hành động thú vị để biết thêm nhiều về tính cách của đối phương. Bài trắc nghiệm tính cách với tên gọi Myers-Briggs Personality Inventory (MBTI) là một trong những bài trắc nghiệm nổi tiếng để kiểm tra tính cách đặc trưng của người hướng nội/hướng ngoại. Bài kiểm tra này thường được ứng dụng bởi chuyên gia sức khỏe tâm thần.[25] Tuy nhiên, bài kiểm tra tính cách MBTI có rất nhiều phiên bản cho phép bạn thực hiện trực tuyến. Tất nhiên, chúng không toàn diện và không đáng tin cậy hoàn toàn, nhưng vẫn có thể mang lại cho bạn ý kiến hay.
    • 16Personalities là bài kiểm tra dạng MBTI khá phổ biến. Nó sẽ cho bạn biết một vài điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến "dạng" tính cách của bạn.

Lời khuyên[sửa]

  • Chuẩn bị một bộ bài hoặc game du lịch để rủ chàng chơi cùng.

Cảnh báo[sửa]

  • Mặc dù chọc ghẹo vui đùa thường kích thích sự tương tác giữa bạn bè thân thiết, tuy nhiên hành vi này có thể là nguyên nhân làm người đặc biệt hay xấu hổ trở nên ngượng ngùng hơn. Bạn nên tránh kiểu tương tác này cho đến khi mối tương tác giữa bạn và chàng trở nên thân thiết hơn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. https://www.psychologytoday.com/blog/the-introverts-corner/200910/introversion-vs-shyness-the-discussion-continues
  2. https://www.psychologytoday.com/blog/the-attraction-doctor/201112/break-the-ice-how-talk-girls-and-guys-0
  3. http://www.yale.edu/acmelab/articles/chartrand_bargh_1999.pdf
  4. http://www.forbes.com/sites/carolkinseygoman/2011/05/31/the-art-and-science-of-mirroring/
  5. http://www.sciencedaily.com/releases/2011/07/110728103139.htm
  6. https://www.mindtools.com/pages/article/Body_Language.htm
  7. http://changingminds.org/techniques/body/emotional_body.htm
  8. http://www.nytimes.com/1984/12/18/science/social-anxiety-new-focus-leads-to-insights-and-therapy.html
  9. http://www.apa.org/helpcenter/shyness.aspx
  10. http://www.calmclinic.com/anxiety/detachment
  11. https://www.psychologytoday.com/blog/let-their-words-do-the-talking/201503/self-disclosures-increase-attraction
  12. https://hbr.org/2013/05/the-science-of-sharing-and-ove
  13. https://socialanxietyinstitute.org/what-is-social-anxiety
  14. http://scholarworks.lib.csusb.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1089&context=ciima
  15. http://www.nytimes.com/2008/01/03/fashion/03impression.html?pagewanted=print&_r=0
  16. https://www.psychologytoday.com/blog/the-introverts-corner/200910/introversion-vs-shyness-the-discussion-continues?collection=101164
  17. Cheek, J. M., & Melchior, L.A. (1990). Shyness, self-esteem, and self-consciousness. In H. Leitenberg (Ed.), Handbook of Social and Evaluation Anxiety (pp. 47-82). New York: Plenum Publishing.
  18. http://academics.wellesley.edu/Psychology/Cheek/research.html
  19. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/09/11/7-persistent-myths-about-introverts-extroverts/
  20. 20,0 20,1 20,2 http://www.myersbriggs.org/my-mbti-personality-type/mbti-basics/extraversion-or-introversion.htm
  21. https://www.psychologytoday.com/articles/200703/field-guide-the-loner-the-real-insiders?collection=101164
  22. http://www.scientificamerican.com/article/the-power-of-introverts/
  23. https://www.psychologytoday.com/articles/200703/field-guide-the-loner-the-real-insiders?collection=101164
  24. http://www.bbc.com/future/story/20130717-what-makes-someone-an-extrovert
  25. http://www.myersbriggs.org/my-mbti-personality-type/take-the-mbti-instrument/

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này