Làm việc với người không ưa bạn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tương tác với người khác là một phần không thể tránh khỏi trong hầu hết các môi trường làm việc. Thật không may là đôi lúc bạn có thể gặp phải một đồng nghiệp khiến bạn khó chịu. Điều quan trọng đó là bạn phải biết cách để làm việc với ai đó một cách chuyên nghiệp cho dù mối quan hệ cá nhân của bạn với người đó không hề thoải mái. Thông qua việc học cách điều chỉnh công việc để đối phó với tình hình đó về mặt cảm xúc, có rất nhiều biện pháp để xoay xở với việc làm việc cùng ai đó mà bạn không thể hòa hợp.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Điều chỉnh công việc[sửa]

  1. Cố gắng hạn chế tương tác. Cho dù không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh né một đồng nghiệp của mình hoàn toàn nhưng bạn có thể cố gắng hạn chế tương tác xuống mức thấp nhất có thể. Việc tránh tương tác này có lẽ là cách dễ dàng nhất để đối phó.
    • Có lẽ có một số tương tác là không thể tránh khỏi, đặc biệt là nếu hai bạn cùng làm việc trực tiếp với nhau. Tuy nhiên bạn có thể tránh nói chuyện cùng với người đó trong phòng nghỉ hoặc trong giờ giải lao. Nếu bạn nhận thấy người đồng nghiệp đó bước vào, hãy lịch sự xin phép ra ngoài bằng cách nói “Ồ, tôi phải quay trở lại làm việc thôi. Rất vui được trò chuyện với mọi người”.[1]
    • Khi bạn bắt buộc phải tương tác với người đồng nghiệp đó, hãy cư xử thật chuyên nghiệp. Tránh đưa những chuyện cá nhân hoặc những vấn đề không liên quan tới công việc như, đối phó với người không thích bạn, điều này sẽ dẫn đến những tương tác tiêu cực.[1]
  2. Đối xử tử tế với những người khó chịu với bạn. Rất nhiều nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng rất khó để ghét người quý mến bạn. Nếu đồng nghiệp của bạn cảm thấy rằng bạn tôn trọng và quý mến họ, có thể sự khó chịu của họ đối với bạn sẽ dần biến mất.[2]
    • Nói chuyện với ai đó khác trong văn phòng mà bạn yêu quý và kính trọng về vấn đề với người đồng nghiệp kia. Thông tin đó có thể sẽ được truyền lại một cách gián tiếp. Đồng nghiệp của bạn sẽ có xu hướng tin vào thông tin đó hơn nếu nó không trực tiếp tới từ bạn.[2]
    • Thể hiện sự quan tâm chân thành đối với lời nói của người đó. Mọi người thường có xu hướng yêu mến những người quan tâm và để ý tới họ. Bạn vẫn nên tránh người đó khi có thể nhưng trong trường hợp bạn bắt buộc phải tương tác với họ, hãy lắng nghe những điều mà anh ấy/cô ấy nói một cách tích cực. Điều này sẽ giúp sự khó chịu của đồng nghiệp đó với bạn giảm bớt.[3]
    • Những tương tác nhỏ và thân thiện cũng sẽ hữu ích. Một điều gì đó đơn giản như "chào buổi sáng" có thể mang đến những đóng góp đáng kể.[1]
  3. Tách rời đời sống công việc và đời sống riêng tư. Nếu bạn gặp vấn đề trong việc tương tác với một đồng nghiệp, hãy cố gắng tách rời đời sống công việc và đời sống riêng tư. Bạn không nhất thiết phải giao lưu với đồng nghiệp bên ngoài công việc. Nếu người đồng nghiệp không thích bạn thường xuyên có mặt vào bữa tiệc tối thứ Sáu, hãy tránh tham gia vào những sự kiện này và gặp gỡ bạn bè mà bạn quen bên ngoài công việc.[1]
  4. Báo cáo tình hình nếu nó vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Chắc hẳn bạn sẽ không muốn báo cáo những hành vi không cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên báo cáo những hành vi làm ảnh hưởng tới khả năng làm việc của bản thân. Hãy nói chuyện với người phụ trách bộ phận Nhân sự nếu tình hình vượt quá tầm kiểm soát của bạn.
    • Ban lãnh đạo có thể giúp dàn xếp tình hình nếu khả năng làm việc của bạn bị ảnh hưởng. Bạn nên ghi lại các tương tác của cả hai trong khoảng một tuần để có những thông tin chắc chắn để trình lên nếu bạn muốn báo cáo với cấp trên.[1]
    • Hãy đảm bảo rằng bạn tập trung vào việc hành vi của người đó ảnh hưởng tới công ty như thế nào. Nói bằng thái độ khách quan và giải thích về việc hiệu suất công việc và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng thế nào bởi thái độ của người đồng nghiệp đó.[4]
    • Hãy nhớ rằng, đây là phương kế cuối cùng. Bạn sẽ không muốn bị gắn mác là kẻ mách lẻo trong văn phòng. Bạn chỉ nên báo cáo về đồng nghiệp của mình nếu bạn cảm thấy anh ấy/cô ấy quấy rầy, công kích bạn và liên tục làm như vậy cho dù bạn đã cố gắng tránh né hoặc điều chỉnh tình hình.[4]

Đối phó về mặt cảm xúc[sửa]

  1. Giữ quan điểm lành mạnh. Về mặt cảm xúc, giữ quan điểm lành mạnh là một trong những cách hiệu quả nhất để đối phó với một đồng nghiệp tiêu cực. Hãy tập trung vào mơ ước và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Tránh gặp phải những tranh cãi nhỏ nhặt nơi làm việc.
    • Khi bạn cảm thấy nản lòng, hãy nghĩ tới đích đến mà bạn mong muốn trong năm sau hoặc năm năm sắp tới. Người đồng nghiệp này quan trọng đến thế nào đối với mục tiêu dài hạn của bạn? Hai người sẽ cùng làm việc trong bao nhiêu lâu? Hẳn là người đồng nghiệp khó chịu của bạn sẽ không xuất hiện trong sự nghiệp của bạn về lâu về dài.[1]
    • Bạn có thể học hỏi từ những tình huống như vậy hay không? Cố gắng xem tình huống đó như một bài học về cách đối xử với những người khác. Nếu sự khó chịu của đồng nghiệp của bạn gây ảnh hưởng đến công việc mà bạn làm, đừng lặp lại những cư xử này trong những tương tác tương lai.[5]
  2. Rời khỏi tình huống. Bao giờ lời nói cũng dễ dàng hơn hành động, vì vậy đôi khi cách tốt nhất để giải quyết những tình huống tiêu cực đó là tìm cách thoát ra. Cố gắng lờ đi cách cư xử đó bằng cách không phản ứng lại với nó.[5]
    • Thực hiện các phương pháp thư giãn trong suốt cả ngày có thể sẽ có ích. Bạn có thể thử bình ổn suy nghĩ bằng việc tập trung vào thời điểm hiện tại. Để ý đến cơ thể, nhịp thở và những gì xung quanh bạn. Điều này có thể giúp bạn không buồn bã bởi những hành động của người đồng nghiệp mà thay vào đó chỉ tập trung đến những vật chất xung quanh.[5]
  3. Tìm chỗ dựa bên ngoài nơi làm việc. Cho dù bạn có làm gì, đừng nói xấu đồng nghiệp của mình với người khác cùng chỗ làm. Điều này sẽ chỉ ảnh hưởng xấu đến bạn, nó có thể dễ dàng đến tai đồng nghiệp của bạn và khiến tình hình tồi tệ hơn.
    • Đôi khi ai cũng cần được trút bầu tâm sự. Nếu bạn muốn nói ra hết những nỗi niềm thì cũng không sao cả. Tuy nhiên, hãy tâm sự bên ngoài nơi làm việc. Nói chuyện với bạn bè và người thân trong gia đình thay vì nói với những người bạn quen trong công việc. [5]

Phân tích tình hình[sửa]

  1. Cân nhắc tới quan điểm của đồng nghiệp của bạn. Cho dù rất khó để chấp nhận nhưng có thể một điều gì đó bạn đang làm khiến đồng nghiệp của bạn khó chịu với bạn. Cố gắng xem xét tới suy nghĩ của đồng nghiệp của bạn để xem liệu trong quá khứ bạn có bất cứ hành vi nào không phải với họ hay không.
    • Ghen tị thường dẫn tới sự thù ghét. Đồng nghiệp của bạn có thể thấy bạn thành công hơn hoặc thấy bạn có ưu điểm nào đó mà họ không có. Vì bạn không thể nào loại bỏ hoàn toàn sự ghen tị của đồng nghiệp, hãy xem xét xem liệu bạn có đang quá tự mãn hay khoe khoang về những thành công của mình không. Nếu có, điều này có thể dẫn đến sự khó chịu.[2]
    • Mọi người có thể hiểu nhầm sự ngại ngùng thành vô lễ. Nếu bạn chỉ đơn giản là không thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, anh ấy hoặc cô ấy có thể nghĩ rằng bạn là người khó gần. Cố gắng trở nên thân thiện có thể sẽ giúp tình hình trở nên khá hơn. [3]
    • Những người khác ở nơi làm việc có thích bạn không? Nếu không, có thể bạn đã vô tình có những ứng xử khiến người khác thấy khó chịu. Thử nói chuyện với đồng nghiệp thân thiết của bạn và hỏi xem anh ấy nghĩ gì về cách cư xử của bạn. Tìm xem liệu có bất cứ điều gì bạn đang làm khiến người khác khó chịu hay không.[3]
  2. Hồi tưởng lại những tương tác trước kia với người đồng nghiệp đó. Hãy xem xét thật kỹ những tương tác trong quá khứ với đồng nghiệp của bạn. Đôi khi, chúng ta cảm thấy khó chịu với ai đó chỉ vì một hành động không thích hợp. Có thể bạn đã nói hoặc làm gì đó khiến họ không hài lòng.
    • Đó có thể là một điều rất đơn giản, giống như bạn không may không chờ họ vào thang máy một ngày nào đó. Bạn có thể đã vô tình nói một điều gì đó thiếu tế nhị, như là một lời bình luận về trang phục của anh ấy hay cô ấy mặc không phù hợp.[1]
    • Nếu bạn phạm phải bất cứ sai lầm nào trong quá khứ, hãy xin lỗi đồng nghiệp của mình. Nếu sự không vừa ý đó bắt nguồn từ một hiểu nhầm nhỏ, có thể nó sẽ được giải quyết bằng một cuộc nói chuyện ngắn.[1]
  3. Đánh giá mức độ stress (căng thẳng) của bản thân. Hãy thật thành thật với chính mình về việc tình trạng đó đang khiến bạn phiền muộn đến mức nào. Nếu bạn không thể phân tách giữa công việc và đời sống cá nhân, có thể đã đến lúc bạn nên tìm một công việc mới. Tuy nhiên, hãy ý thức được rằng ở bất cứ môi trường nào cũng đều có những người khó tính. Nếu những đồng nghiệp khó tính đó thật sự khiến bạn khó chịu, có thể bạn nên tới gặp bác sỹ để kiểm soát mức độ stress của bản thân.


Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này