Lấy dằm bằng muối nở

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trẻ em (và cả người lớn) thường xem việc lấy dằm ra khỏi da là một việc gì đó rất kinh khủng. Bản thân dằm đã gây đau đớn cho bạn rồi, mà việc dùng kim nhọn hoặc nhíp để lấy nó ra lại càng làm bạn đau thêm nữa! Sau đây là cách lấy dằm ra khỏi da dễ dàng mà không gây đau đớn. Bằng cách sử dụng muối nở (hay còn gọi là baking soda hay bicarbonate soda), bạn có thể dễ dàng lấy cả những mảnh thuỷ tinh nhỏ sắc ra khỏi da mà không gây đau.

Các bước[sửa]

Kiểm tra vết thương[sửa]

  1. Đừng nặn nó ra! Khi bạn kiểm tra vết dằm đâm, đừng cố nặn nó ra. Nếu nó là loại dằm nhọn, bạn có thể sẽ làm nó ăn sâu hơn vào da bạn; nếu nó giòn, bạn có thể làm nó gãy ra thành từng mảnh nhỏ nữa nếu bạn cố nặn.
  2. Làm sạch và lau khô nơi bị dằm đâm với xà phòng và nước. Hãy làm nhẹ nhàng- sử dụng khăn giấy để thấm những vết nước đọng trên da mà không cần phải chà xát (chà xát sẽ gây đau thêm đấy). Bạn không nên để da (hoặc miếng dằm, nếu nó là dằm gỗ) bị ẩm ướt.
  3. Sử dụng kính lúp để kiểm tra mảnh dằm đâm. Kích thước của mảnh dằm và góc đâm của nó trên da bạn sẽ giúp bạn biết lấy nó ra như thế nào là tốt nhất.

Lấy dằm bằng muối nở[sửa]

  1. Xem qua các bài viết về Cách để Lấy dằm để xem có các phương pháp nào phù hợp mà bạn muốn thử hay không. Phương pháp sử dụng muối nở ở đây sẽ chữa trị tốt nhất cho các trường hợp các mảnh dằm nhỏ, những mảnh dằm li ti, hoặc những mảnh dằm ghim quá sâu trong da. Bạn nên sử dụng phương pháp này sau khi bạn đã thử các cách khác để lấy dằm (như dùng băng dán, nhíp, kim nhọn) bởi vì dùng muối nở để lấy dằm có thể làm cho da bạn hơi sưng một tí nên sẽ khó khăn nếu lúc này bạn mới bắt đầu thử các cách lấy dằm khác như đã nói ở trên.
  2. Hãy tạo hỗn hợp bột hơi sệt. Lấy ¼ thìa uống trà muối nở và thêm nước vào để tạo một hỗn hợp đặc sệt.
  3. Bôi hỗn hợp này vào nơi bị dằm đâm. Bôi hỗn hợp muối nở này vào một miếng băng cá nhân, sau đó dán miếng băng này vào nơi bị dằm đâm.
  4. Sau 24 giờ bạn hãy tháo băng ra. Mảnh dằm lúc này đã trồi lên khỏi da. Nếu bạn dễ dàng thấy nó, hãy dùng nhíp để gắp nó ra. Nếu mảnh dằm đã trồi lên nhưng vẫn còn khó thấy, hãy làm theo cách sau đây để lấy nó ra mà không đem lại các biến chứng gì nữa.
    • Hãy lặp lại các bước làm như trên với hỗn hợp muối nở mới và miếng băng cá nhân mới trong mỗi 24 giờ cho tới khi lấy được miếng dằm ra.
  5. Hãy sử dụng các loại thuốc gây tê tại chỗ. Nếu mảnh dằm làm bạn rất đau, bạn có thể bôi các loại gel giảm đau như Baby Orajel hay Emorflour quanh vùng bị dằm đâm và để trong vài phút trước khi bắt đầu thực hiện lấy dằm ra. Các loại thuốc bôi giảm đau sẽ gây tê vùng bị đau. Sau vài phút, hãy rửa lại bằng nước sạch.

Lời khuyên[sửa]

  • Phương pháp điều trị thay thế: Bôi một lớp keo trắng mỏng lên vùng bị dằm đâm. Để khô. Sau đó lột keo để lấy đi các mảnh dằm li ti. Keo dễ dàng đi sâu vào các góc của da hơn là băng dán.
  • Đừng để bụi bẩn lọt vào vì nó sẽ dễ làm vết thương sưng lên và nhiễm trùng.
  • Băng dán có thể giúp bạn dễ dàng lấy dằm đã trồi lên khỏi da.
  • Mang giày, dép để tránh bị dằm đâm.
  • Hãy nhớ rửa sạch chân, nếu không thì bụi bẩn ở chân có thể lọt vào vết thương của bạn.
  • Đừng để vi khuẩn lọt vào vết thương nếu không sẽ bị nhiễm trùng.
  • Đừng dùng tay để lấy dằm ra, nếu không dằm có thể ghim sâu hơn vào da bạn.
  • Đừng nặn dằm, vì khi bạn làm vậy mảnh dằm có thể ăn sâu hơn vào da và sẽ khó khăn hơn và đau đớn hơn khi lấy nó ra.

Cảnh báo[sửa]

  • Các dấu hiệu nhiễm trùng quanh vùng bị dằm đâm bao gồm:
    • Các vết đỏ, sưng, da nóng lên khi chạm vào, có chất lỏng hoặc mủ chảy ra khỏi nơi bị dằm.
  • Không nên bôi nhiều các thuốc gây tê để giảm đau trên vết thương. Các thành phần trong Orajel, bao gồm “benzocaine”, có thể gây nguy hiểm khi sử dụng trên vùng da bị tổn thương. [1]
  • Nếu da có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên đi khám bác sĩ.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Muối nở (Baking soda)
  • Nước
  • Xà phòng
  • Băng dán
  • Gạc mỏng

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây