Loại bỏ bọ khỏi tai bạn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bọ chui vào tai là một điều vô cùng đáng sợ. Những loại như: bướm, gián, bọ rùa hoặc bọ cánh cứng có thể bò vào tai lúc bạn đang ngủ hoặc khi bạn tham gia những hoạt động ngoài trời.[1] Côn trùng học cho rằng, bọ bò vào tai người để làm ấm cơ thể hoặc nó muốn an toàn. Cho dù là vì lí do gì thì có một con bọ trong lỗ tai là điều chẳng hề vui vẻ. Bạn sẽ cần phải lấy chúng ra khỏi tai nếu không muốn bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến tai hoặc bị điếc.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị Cho Việc loại bỏ[sửa]

  1. Xác định xem có bọ bên trong tai bạn hay không. Tai có thể có cảm giác khó chịu vì nhiều lí do. Chúng có thể đau do dị ứng hoặc vì thời tiết thay đổi. Nếu có một con bọ trong tai, có thể bạn sẽ trải qua sự đau đớn, sung tấy, chảy máu và nghe như có tiếng kêu trong lỗ tai thậm chí còn cảm thấy như đang bị cắn hay bị chích.[2] Bạn cũng có thể bị ù tai hoặc chóng mặt.
  2. Hãy bình tĩnh! Bọ trong tai có thể rất đáng sợ, nhưng điều tốt nhất nên làm trong tình huống này chính là giữ bình tĩnh. Hoạt động quá nhiều có thể khiến cho con bọ bám trụ lâu hơn trong tai hay khiến nó thụt lùi sâu hơn gây tổn hại đến màng nhĩ hoặc những vùng nhạy cảm trong đó.
  3. Tránh sử dụng bất cứ dụng cụ nào để cho vào tai của bạn. Bạn sẽ không muốn ép con bọ ở trong tai bạn lâu hơn hay gia tăng nguy cơ vô tình làm tổn hại bản thân mình hơn nữa. Trong tai có rất nhiều dây thần kinh. Sử dụng dụng cụ như tăm bông, ngoáy tai hoặc nhíp có thể làm ảnh hưởng tới những dây thần kinh này. Đừng cố lấy con bọ ra khỏi tai bằng cách đó[3]
  4. Xác định vị trí của con bọ. Nếu con bọ đã bò vào và bắt đầu phá màng nhĩ của bạn, nên cân nhắc việc đến gặp bác sĩ để lấy nó ra. Sẽ có người soi đèn pin hoặc một kính lúp sáng vào lỗ tai bạn để định vị và xác định sinh vật trong đó. Điều này giúp chuẩn đoán vị trí cũng như chủng loài của con bọ đó.
  5. Ngồi ở tư thế thoải mái nhất. Để chuẩn bị cho việc lấy bọ ra, bạn nên ngồi với tư thế thật sự thoải mái. Tìm một nơi thích hợp để ngồi, đầu tựa vào đâu đó để bạn của bạn có thể dễ dàng nhìn thấy trong lỗ tai. Hay bạn có thể nằm nghiêng người qua một bên và đưa tai của hướng lên trần nhà

Loại bỏ con Bọ[sửa]

  1. Lắc 2 tai của bạn. Một cách để lấy bọ ra khỏi tai chính là sử dụng lực hấp dẫn. Nghiêng tai của bạn xuống dưới và cố gắng lắc. Nắm lấy vành tai (phần bên ngoài) và nhúc nhích.[4] Nếu con bọ không chui quá sâu trong ống tai thì nó có thể tự rơi ra ngoài
  2. Để con bọ tự tìm đường ra. Nếu nó vẫn còn sống và nó không vào quá sâu bên trong tai của bạn, nó có thể tự đi ra ngoài. Hãy bình tĩnh và không cho thứ gì (như ngón tay chẳng hạn) vào trong tai của mình, có thể con bọ sẽ tự tìm đường để chui ra khỏi đó.
  3. Đổ nước ấm vào tai bằng ống nhỏ giọt hoặc bằng ống tiêm. Giữ đầu thẳng và căng ống tai bằng cách kéo vành tai ra. Nhỏ từ từ nước ấm vào tai bạn. Nghiêng đầu qua một bên để nước chảy ra khỏi tai.[5] Không dùng cách này nếu bạn nghi ngờ màng nhĩ của mình đã bị rách để tránh gây thêm tổn thương.
  4. Dùng dầu khoáng để giết con bọ. Nhỏ một hoặc hai giọt dầu khoáng, dầu trẻ em hay dầu ô liu vào tai để giết con bọ. Điều này giúp bạn tránh khỏi việc bị con bọ cắn, chích hoặc phá vỡ màng nhĩ.[6]
  5. Đến bác sĩ để hút bọ ra. Bác sĩ hoặc một chuyên gia về y học có thể dùng những thiết bị hút đặc biệt, phổ biến được sử dụng để lấy ráy tai, để thử lấy con bọ ra. Điều này là rất nguy hiểm nếu bạn tự làm nó, vì vậy để đảm bảo bạn nên đến một phòng khám hoặc phòng cấp cứu được cấp phép tìm sự giúp đỡ.

Phục hồi Sau khi Lấy Bọ ra[sửa]

  1. Kiểm tra con bọ xem có còn nguyên vẹn không. Đảm bảo rằng bạn đã lấy nguyên vẹn con bọ ra khỏi tai. Nếu còn bất kì bộ phận của nó sót lại trong tai có thể trở thành nguyên nhân cho sự nhiễm trùng tai hay những vấn đề khác nữa. Cẩn thận kiểm tra bất cứ thứ gì bạn lấy được ra khỏi tai của mình.
  2. Hãy thoải mái. Lấy một con vật sống ra khỏi tai là một quá trình vô cùng phức tạp. Hút hoặc rửa tai có thể dẫn đến chóng mặt do tai giữa bị căng thẳng. Đừng đứng dậy quá nhanh hay hoạt động mạnh ít nhất là một ngày sau khi lấy con bọ ra.
  3. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Con bọ có thể gây ảnh hưởng xấu đến tai của bạn trước khi nó được lấy ra hẳn.[7] Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm: sưng tấy, chóng mặt, mất khả năng nghe, lên cơn sốt và bị đau. [8]
  4. Theo dõi cùng bác sĩ. Nếu bạn không chắc là đã lấy hết toàn bộ con bọ ra khỏi tai, hoặc bạn lo lắng về sự nhiễm trùng, hãy đặt một cuộc hẹn với bác sĩ riêng của gia đình để chắc chắn rằng bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Họ có thể giới thiệu bạn tới Chuyên khoa tai mũi họng hoặc một chuyên gia về lĩnh vực này để theo dõi và chẩn đoán.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ cố lấy con bọ ra bằng nhíp, kẹp tăm, bông ngoáy tai hoặc bất cứ vật gì khác. Điều này sẽ chỉ khiến cho con bọ bò vào sâu hơn trong lỗ tai của bạn, việc lấy con bọ ra sau đó sẽ còn khó khăn hơn nữa. Nó cũng có thể làm tổn thương đến màng nhĩ dẫn đến mất đi khả năng nghe.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây