Lympho bào T "tái lập trình" giúp tiêu diệt tế bào ung thư tiền liệt tuyến

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Hai bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến được điều trị bằng liệu pháp tế bào lympho T.

Ung thư tuyến tiền liệt và liệu pháp tế bào T[sửa]

Ung thư tiền liệt tuyến là nguyên nhân gây tử vong hàng trăm ngàn nam giới hàng năm. Chỉ riêng ở Mỹ con số này vào khoảng 28 ngàn. Một trong những biện pháp can thiệp là phẫu thuật cắt bỏ tiền liệt tuyến. Tuy vậy, ở nhiều bệnh nhân, ung thư di căn nhanh chóng đến các cơ quan khác đặc biệt là xương. Phương pháp điều trị bằng thuốc như liệu pháp ức chế hormon sinh dục nam thường không có hiệu lực sau một vài tháng.

Các nhà nghiên cứu đã phân lập lympho bào T (T cell) từ các bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến và đã qua phẫu thuật cắt tuyến này. Lympho bào T là một trong những loại tế bào miễn dịch của cơ thể. Các nhà khoa học đã chèn gene của virus vào những lympho T và tiêm chúng trở lại các bệnh nhân. Những lympho T này có khả năng định hướng và tìm diệt các tế bào tuyến tiền liệt còn sót lại sau phẫu thuật.

Tiến sỹ Richard Junghans, một thành viên trong nhóm nghiên cứu tại Trung tâm y khoa Roger Williams (Providence, Rhode Island) cho rằng tế bào T có thể được coi như những cỗ máy tiêu diệt một cách hoàn hảo, mỗi ngày một tế bào T có thể diệt hàng trăm tế bào đích. Chính vì vậy nhóm của ông có tham vọng sử dụng tế bào T trong điều trị ung thư.

Tái lập trình các tế bào miễn dịch[sửa]

Nhóm nghiên cứu của Junghans đã làm biến đổi DNA của các tế bào T và tạo cho chúng khả năng nhận biết một protein trên bề mặt màng tế bào tuyên tiền liệt có tên kháng nguyên màng đặc hiệu tuyến tiền liệt (prostate-specific membrane antigen-PSMA). Sau khi được nuôi cấy và nhân lên đến con số hàng tỷ, các tế bào T đã qua biến đổi này được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân với hy vọng chúng sẽ tìm và tiêu diệt các tế bào tuyến tiền liệt cón sót lại.

Giai đoạn 1 của điều trị thử nghiệm nhằm kiểm tra tính an toàn của liệu pháp. Các bệnh nhận được tiêm liều thấp. Nhóm nghiên cứu nhận thấy nồng độ kháng nguyên đặc hiệu (PSA) - một chỉ thị hiện diện trong máu bệnh nhân và có tương quan thuận với số lượng tế bào tuyến tiền liệt đã giảm đi khoảng 50% ở bệnh nhân thứ nhất và 75% ở bệnh nhân thứ hai. Kết quả thử nghiệm được báo cáo tại Họi nghị của Hiệp hội nghiên cứu ung thư Mỹ tại Denver, Colorado vào ngày 19/ 4/ 2009 vừa qua. Kết luận về hiệu quả điều trị vẫn còn chờ đợi ở các thử nghiệm tiếp theo.

Phương pháp mới của nhóm có sử dụng hóa trị liệu can thiệp đến các tế bào bạch cầu đã giúp kéo dài thời gian sống của các tế bào T tái lập trình sau khi được đưa trở lại vào cơ thể bệnh nhân tới hàng tháng hoặc lâu hơn. Các nghiên cứu trước đây cho rằng tế bào T chỉ có thể sống đến vài giờ hay tối đa là vài ngày sau khi được tiêm trở lại.

Như vậy, tế bào T biến đổi này có thể được coi như "dược phẩm sống" nên rất khó có thể loại bỏ một khi đã được đưa vào cơ thể. Vì thế liệu pháp sẽ tiếm ẩn những ảnh hưởng xấu. Một trong những rủi ro là chúng có thể tấn công các tế bào khỏe mạnh khác. Vào năm 2006 một thí nghiệm tương tự sử dụng tế bào T trong điều trị ung thư thận đã phải dừng lại do các tế bào T biến đổi dường như đã tấn công các tế bào gan.

Nguyễn Bá Tiếp, theo Nature 20.04.2009

Liên kết đến đây