Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nói
Từ VLOS
Việc bắt chuyện làm quen với ai đó hoặc phá vỡ sự im lặng ngượng ngập không phải lúc nào cũng dễ dàng, thậm chí có thể rất khó khăn. Hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây nếu bạn chưa biết mở đầu cuộc trò chuyện như thế nào.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tìm đề tài để nói chuyện[sửa]
- Bình luận về khung cảnh hoặc sự việc. Nhìn xung quanh và xem có thứ gì đáng để nói đến không. Những câu nhận xét về khung cảnh hoặc sự việc có thể là, “Căn phòng lộng lẫy quá!”, “Ở đây phục vụ thật chu đáo!”, “Khung cảnh thật tuyệt vời!”, hoặc “Con chó đẹp quá!”
-
Đặt
những
câu
hỏi
mở.
Hầu
như
ai
cũng
thích
nói
chuyện
về
mình;
đó
chính
là
đề
tài
gợi
mở
cho
người
kia
nói
chuyện.
Câu
hỏi
mở
đòi
hỏi
sự
diễn
giải
trong
lời
đáp
chứ
không
đơn
thuần
chỉ
là
“có”
hay
“không”.
Những
câu
hỏi
mở
thường
bao
gồm
các
từ
để
hỏi
như
ai,
khi
nào,
cái
gì,
tại
sao,
ở
đâu
và
như
thế
nào,
trong
khi
câu
hỏi
đóng
bắt
đầu
bằng
“Có
phải…
không?”
- Câu hỏi đóng thường là: "Anh có thích đọc sách không?”, “Bạn đã từng học ở trường này à?”, “Chị có thích mùa xuân không?”, “Tôi có làm phiền bạn không?”, hay “Anh thường đến đây lắm à?”
- Câu hỏi mở có thể là: “Anh thích đọc loại sách nào?”, “Hồi đó bạn học khoa nào ở trường này vậy?”, “Chị thích mùa nào trong năm nhất? Vì sao thế?”, “Bây giờ bạn đang làm gì vậy?”, và “Quán rượu yêu thích của anh nằm ở đâu thế?”
-
Biết
cách
kết
hợp
những
lời
nhận
xét
chung
chung
với
những
câu
hỏi
mở.
Một
câu
bình
luận
hoặc
một
câu
hỏi
đơn
độc
có
thể
khá
vụng
về
hoặc
lạc
lõng,
vì
vậy
bạn
hãy
kết
hợp
chúng
với
nhau
để
có
kết
quả
tối
ưu.
Ví
dụ
như:
- "Cái túi của bạn đẹp quá, bạn mua ở đâu vậy?” Câu hỏi này sẽ gợi cho chủ nhân của chiếc túi kể về ngày họ đi mua sắm và những điều vui vui xảy ra, trái lại với cuộc đối thoại: “Mình thích cái túi của bạn!” – “Cảm ơn!” (Chấm hết).
- "Bữa tiệc buffet này thật là hoành tráng! Bạn thích ăn món gì?” Hỏi ý kiến là một cách rất hay, vì nó sẽ dẫn đến câu hỏi mở cổ điển: “Tại sao?”
- "Đông quá sức tưởng tượng! Anh thích diễn giả nào?”
- "Mình thích bộ đồ hóa trang của bạn. Bạn thích những phim viễn tưởng nào vậy?”
- Hỏi về thú cưng của người kia. Động vật thường là đề tài chung của mọi người nếu họ không có điểm chung nào khác. Nếu là người yêu động vật thì bạn rất dễ liên hệ với những người yêu động vật, bất kể họ thích chó, mèo, ngựa, chim hoặc động vật hoang dã. Những câu chuyện về thú cưng của mình có thể khiến một số người cảm thấy phiền, nhưng hỏi thăm về thú cưng của họ là một cách tuyệt vời để gợi mở và khơi ra những chuyện vui.
- Thảo luận về những sự kiện đang diễn ra. Có thể họ cũng biết về sự kiện đó, hoặc nếu họ không biết thì đó là một đề tài hay để nói! Hãy đọc và nghe tin tức, và khi muốn bắt chuyện với ai đó, bạn có thể mở đầu bằng câu, “Này, anh có biết vụ máy bay trực thăng rơi không? Thật là khủng khiếp”.
- Dùng các cuộc thảo luận trước đó. Nếu đã quen người kia, bạn hãy nhẩm lại những đề tài mà hai người từng thảo luận và tiếp tục khơi lại một đề tài để nói. Chẳng hạn như chuyện về con cái của họ, dự án của họ hoặc một sự việc không vui nào đó mà họ từng chia sẻ với bạn. Như vậy không những bạn có điều gì đó để nói mà còn chứng tỏ rằng bạn chú ý khi trò chuyện và thực sự quan tâm đến các rắc rối và trải nghiệm của họ.
- Đặt những câu hỏi dễ trả lời. Có một số câu hỏi hơi khó trả lời. Ví dụ như bạn đã từng gặp người nào đó hỏi bạn về dự định cuối tuần của bạn, nhưng bạn lại thầm nghĩ, “Mình không muốn nghĩ về kế hoạch cuối tuần… mình có nhất định phải trả lời câu hỏi đó không?” Phần đông mọi người thích những câu hỏi dễ hơn như “Hôm nay bạn định làm gì”, hoặc “Mấy ngày nay bài vở ngập đầu à?” Những câu như vậy sẽ khiến cuộc trò chuyện tiếp diễn tự nhiên và tạo cảm giác thoải mái hơn.
- Để ý đến cảm giác của người kia. Đừng đặt những câu hỏi “nhạy cảm”. Đảm bảo không hỏi về những chủ đề mà có thể họ không muốn nói chuyện. Ví dụ, nhiều người rất khó chịu trước những vấn đề đụng đến đời tư của họ, chẳng hạn như cân nặng, thiếu bằng cấp hoặc trình độ, không có người yêu hẹn hò, v.v… Cố gắng suy nghĩ cẩn thận ngay cả khi bạn chưa biết nhiều về họ.
Ghi nhớ những điều cơ bản[sửa]
-
Gạt
đi
nỗi
lo
sợ.
Khi
đột
nhiên
bạn
có
cảm
giác
mình
không
có
khả
năng
trò
chuyện
với
người
khác,
có
lẽ
là
vì
bạn
đang
nghĩ
đến
những
điều
tiêu
cực
như,
lo
rằng
câu
chuyện
của
bạn
buồn
tẻ,
không
có
gì
hay,
tầm
phào,
quá
đường
đột,
mất
thì
giờ,
v.v…
Điều
này
sẽ
làm
bạn
khó
mở
miệng.
Cảm
giác
lúng
túng
khi
trò
chuyện
với
người
khác
không
phải
là
hiếm
khi
xảy
ra,
và
điều
này
chắc
chắn
là
không
đem
lại
hiệu
quả.
- Thư giãn. Thường thì những câu nói xã giao của bạn sẽ chẳng lưu lại trong đầu của người kia đến vài tháng đâu. Bạn cứ nói bất cứ điều gì nảy ra trong đầu mình, miễn là không có tính xúc phạm hoặc quá kỳ quặc (tất nhiên là trừ khi người mà bạn thử bắt chuyện thích những thứ kỳ quặc).
- Tự nhủ rằng mọi người đều có những lúc thiếu tự tin, nhưng điều cần thiết là phải vượt qua cảm giác đó để hòa đồng với mọi người. Bạn hãy trấn an bản thân rằng người kia không phán xét bạn. Mà cho dù họ có làm vậy thì điều đó cũng không thực sự ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, vì thế bạn đừng căng thẳng.
- Tự giới thiệu nếu cần thiết. Nếu bạn chưa biết người đó, việc làm quen cũng đơn giản thôi: tỏ vẻ thân thiện, giới thiệu tên mình, chìa tay ra bắt và mỉm cười. Đó không chỉ là cử chỉ lịch sự mà còn là một cách hay để mở đầu câu chuyện. Tuy nhiên, việc giới thiệu có thể để dành sau khi cuộc trò chuyện đã bắt đầu.
-
Duy
trì
cuộc
trò
chuyện
với
những
câu
chuyện
xã
giao.
Điều
này
sẽ
giữ
cho
cuộc
trò
chuyện
được
nhẹ
nhàng
và
đơn
giản,
một
điều
rất
hữu
ích
khi
đôi
bên
vẫn
còn
đang
làm
quen
nhau.
Dùng
những
câu
chuyện
vô
thưởng
vô
phạt
để
tạo
sự
kết
nối
và
tương
đồng
thay
vì
khơi
mào
một
cuộc
tranh
cãi
không
ai
chịu
ai.
- Những câu chuyện xã giao bao gồm các đề tài như trên blog hay website của bạn, việc mua sắm xe mới, sửa sang nhà cửa, giải thưởng cuộc thi vẽ tranh của lũ trẻ, kế hoạch đi nghỉ, khu vườn mới trồng hoặc một cuốn sách hay bạn vừa đọc xong, v.v…
- Những câu chuyện xã giao không bao gồm chuyện chính trị, tôn giáo, giải trừ hạt nhân hoặc liên kết đảng phái, hay chỉ trích người nào đó, đặc biệt là về chủ nhà hoặc sự kiện mà cả hai đang tham dự.
- Tuy rằng nói chuyện về thời tiết nghe có vẻ cũ mòn, nhưng nếu thời tiết có gì lạ thì đó chính đề tài tuyệt vời để mở đầu câu chuyện.
-
Hòa
nhập
với
người
đang
đối
thoại
với
bạn.
Khi
người
kia
bắt
đầu
nói,
bạn
hãy
để
ý
các
tín
hiệu
của
họ
để
giữ
cho
cuộc
trò
chuyện
được
trôi
chảy.
Dùng
phương
pháp
lắng
nghe
tích
cực
để
hiểu
những
điều
họ
nói
và
nắm
bắt
những
cảm
giác
của
họ.
- Trả lời khi họ hỏi và hỏi về những điều họ đang nói, chuyển đề tài khi cuộc trò chuyện chựng lại, và đảm bảo họ có cơ hội để nói ít nhất cũng ngang bằng bạn (nếu không nhiều hơn).
- Thỉnh thoảng gọi tên người kia. Điều này không những giúp bạn nhớ tên của họ mà đó còn là một dấu hiệu thân thiện của sự tôn trọng và khiến họ cảm thấy thoải mái hơn. Nó cho thấy sự thân mật và khiến cuộc trò chuyện trở nên chân tình và gần gũi hơn. Nguyên tắc vàng ở đây là gọi tên người kia sau hai “lượt” đối thoại và ít nhất một lần trong suốt cuộc trò chuyện.
- Đưa ra các tín hiệu đáp lại. Bạn không cần phải nói nhiều mà chỉ cần gật đầu, thêm vào những âm thanh như “à há”, “trời”, “ồ”, hoặc “ừm”, reo vui , và nói những cụm từ khuyến khích như “Vậy à?”, “Tốt quá!” , “Thế rồi cậu nói/làm gì?” hay “Tuyệt!", v.v…
-
Dùng
ngôn
ngữ
cơ
thể
cởi
mở
và
dễ
gần.
Gật
đầu
đồng
tình,
thỉnh
thoảng
nhìn
vào
mắt
người
đối
diện
nhưng
không
nhìn
chằm
chằm
và
nghiêng
về
phía
người
đang
nói.
Thỉnh
thoảng
đặt
bàn
tay
lên
trái
tim
mình,
thậm
chí
bạn
có
thể
chạm
vào
phần
trên
cánh
tay
của
người
kia
nếu
bạn
là
người
thích
cử
chỉ
thân
mật.
Điều
này
khiến
người
kia
cảm
thấy
thoải
mái
hơn
và
giúp
cho
câu
chuyện
thêm
tự
nhiên.
- Giữ khoảng cách hợp lý nếu bạn đang nói chuyện với người lạ hoặc người chưa quen thân.
- Chú tâm vào cuộc trò chuyện. Bạn hãy quan tâm và tập trung vào người kia. Hãy khơi dậy sự hiếu kỳ của bạn thay vì thu mình lại. Đó là yếu tố quan trọng để duy trì không khí thoải mái và tìm ra những điều mới mẻ để tiếp tục cuộc trò chuyện. Nó còn có thể dẫn lối cho bạn tìm ra cách mở đầu các cuộc trò chuyện với người đó sau này, bởi vì bạn có thể hỏi thêm về vài khía cạnh trong cuộc sống của họ ngay bây giờ, khi họ đang nói chuyện, nếu bạn để tâm ngay từ đầu!
- Đáp lại một cách tự nhiên. Mỉm cười hoặc cười thành tiếng khi người kia nói một câu hài hước hoặc nói đùa. Đừng nặn ra tiếng cười, vì điều này gây cảm giác nịnh nọt; thay vào đó bạn hãy mỉm cười và gật đầu, hoặc mỉm cười, lắc đầu và nhìn xuống.
- Tập mở đầu cuộc trò chuyện. Ban đầu có thể bạn có đôi chút lúng túng, nhưng với sự tập luyện, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi mở đầu một cuộc trò chuyện thú vị. Mỗi lần đứng trước tình huống cần bắt chuyện với người khác, bạn hãy coi đó là một buổi thực hành và lưu ý xem bạn đã tiến bộ ra sao sau mỗi lần cố gắng.
Giữ cho câu chuyện thú vị[sửa]
-
Theo
dõi
tín
hiệu
của
người
đang
nói
chuyện.
Nếu
họ
có
vẻ
thích
thú,
bạn
hãy
tiếp
tục.
Nếu
họ
nhìn
đồng
hồ,
hoặc
tệ
hơn,
họ
tìm
cách
để
rút
lui
thì
có
lẽ
bạn
đã
nói
quá
lâu.
Điều
quan
trọng
là
bạn
cần
để
ý
những
dấu
hiệu
của
người
đang
nói
chuyện
để
cố
gắng
đem
lại
sự
dễ
chịu
cho
cuộc
trò
chuyện,
đồng
thời
khiến
họ
có
cảm
giác
muốn
nói
chuyện
với
bạn
lần
nữa.
- Có vẻ như đây là kỹ năng khó học, nhưng bạn nên kiên trì thực hành. Đó thực sự là cách duy nhất để hoàn thiện kỹ năng.
-
Dùng
những
từ
chỉ
giác
quan.
Đó
là
những
từ
như
“thấy”,
“tưởng
tượng”,
“cảm
thấy”,
“kể”,
“có
cảm
giác”,
v.v…,
có
thể
khuyến
khích
người
kia
vẽ
nên
một
bức
tranh
tả
thực
của
câu
chuyện
họ
đang
kể.
Điều
này
sẽ
làm
cho
cuộc
trò
chuyện
hấp
dẫn
hơn
và
cũng
để
lại
ấn
tượng
trong
tâm
trí
người
cùng
chuyện
trò
với
bạn.
Ví
dụ
như:
- Bạn thấy mình ở vị trí nào trong năm tới?
- Anh cảm thấy như thế nào về sự dao động của thị trường chứng khoán hiện thời?
- Chị nghĩ sao về các đề án sửa sang lại thành phố?
-
Duy
trì
sự
cân
bằng.
Khi
người
kia
bắt
đầu
nói
chuyện,
ban
đầu
trách
nhiệm
duy
trì
sự
hứng
khởi
sẽ
đặt
lên
bạn.
Vậy
thì
chuyện
gì
sẽ
xảy
ra
khi
người
kia
bắt
đầu
lắng
nghe
và
hỏi
lại
bạn?
Bạn
có
nhiều
lựa
chọn:
- Tận hưởng cơ hội để nói về mình khi người kia gợi ý. Chỉ có điều bạn đừng quá đà; nhớ khuyến khích họ tham gia vào câu chuyện bằng những câu hỏi mở và sự lắng nghe tích cực vào cuối câu kể của bạn.
- Lảng sang hướng khác nếu bạn không muốn làm trung tâm của cuộc nói chuyện. Bạn có thể nói những câu như: “À, mình cũng thích truyện Harry Potter, nhất là tập cuối. Nhưng mà cậu chẳng muốn nghe mình nói cả đêm đâu! Cậu thích nhất đoạn nào trong bộ truyện Harry Potter?"
- Trả lời câu hỏi bằng một câu hỏi. Ví dụ, câu hỏi “Làm sao mà cậu có thể xoay xở về được sớm thế?” có thể được đáp lại bằng câu, “Ồ, thế còn cậu thì sao?” Thông thường người kia sẽ vui lòng kể cho bạn câu chuyện của họ và quên mất là chính họ hỏi bạn trước!
- Đừng sợ những khoảng lặng. Những khoảnh khắc ngừng nói chuyện được dùng để đổi đề tài, tiếp năng lượng cho cuộc trò chuyện, thậm chí chỉ để nghỉ lấy hơi. Bạn chỉ nên lo khi khoảng thời gian im lặng kéo dài quá lâu giữa cuộc trò chuyện. Khi bạn có thể chuyển sang đề tài khác hoặc rút khỏi cuộc đối thoại một cách tự nhiên thì chẳng sao cả, và bạn không nên căng thẳng.
-
Cố
gắng
đừng
khiến
người
nói
chuyện
với
bạn
khó
chịu.
Phản
ứng
một
cách
tôn
trọng
với
người
vẫn
còn
ngượng
ngập
hoặc
không
thoải
mái
khi
có
mặt
bạn.
Nếu
người
đó
có
vẻ
thu
mình
lại
và
không
muốn
chia
sẻ
thông
tin
với
bạn,
bạn
đừng
cố
ép.
Thử
cố
gắng
thêm
chút
nữa
trước
khi
quyết
định
rút
lui.
- Đừng hỏi quá nhiều nếu người kia tiếp tục có vẻ như không muốn trả lời.
-
Nghĩ
đến
đường
rút
lui.
Một
cách
tuyệt
vời
để
bắt
đầu
câu
chuyện
là
nói
rằng
bạn
không
có
nhiều
thời
gian
nói
chuyện
vì
đang
hẹn
gặp
một
người
bạn
hoặc
đang
cần
đến
buổi
họp
mặt
nào
đó.
Như
vậy
người
kia
sẽ
không
cảm
thấy
như
bị
mắc
kẹt
hoặc
bị
ép
buộc,
đồng
thời
cho
cả
hai
bên
con
đường
rút
lui
nếu
câu
chuyện
không
tiến
triển
thuận
lợi.
Nếu
cuộc
trò
chuyện
diễn
ra
vui
vẻ,
bạn
có
thể
ở
lại
trò
chuyện
với
người
đó
bao
lâu
tùy
thích.
- Nhớ rằng bạn đừng lạm dụng chiến thuật này, vì họ có thể nghĩ rằng bạn không muốn nói chuyện với họ mà muốn đi gặp bạn của bạn. Bạn chỉ nên dùng mẹo này không nhiều hơn một hoặc hai lần.
Lời khuyên[sửa]
- Giữ tâm trạng thoải mái. Rất khó để bắt đầu câu chuyện nếu bạn run rẩy vì hồi hộp.
- Lời khen bao giờ cũng là giải pháp tốt để phá vỡ sự ngại ngùng ban đầu.
- Nói rõ ràng và dứt khoát. Cuộc trò chuyện sẽ khó khăn hơn nếu bạn nói lầm bầm trong miệng.
- Nếu là người nhút nhát, bạn có thể nghĩ trước một vài chủ đề để có cảm giác thoải mái hơn khi nói chuyện.
- Hãy bạo dạn. Sự kết nối đã trở thành điều thiết yếu trong thời đại ngày nay và bạn không thể ngượng ngập. Nếu có lý do nào đó để kết nối, bạn hãy tìm ra nó. Nếu yêu thích công việc của người nào đó, bạn hãy nói với họ.
- Cố gắng sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp. Nhờ đó người kia sẽ thích thú hơn và cuộc trò chuyện sẽ được lâu hơn.
- Nhớ rằng cho dù người nói chuyện với bạn là ai, bạn vẫn luôn có điểm chung với họ. Chúng ta đều trải qua thời tiết như nhau, thích những món ăn ngon và thấy vui khi nghe những tiếng cười. Nếu chưa có ý tưởng gì, bạn chỉ cần nói chuyện về lý do khiến họ đang ở đó. Ví dụ, nếu gặp họ ở trạm xe buýt, bạn có thể hỏi họ đang đi đâu. Nếu họ không sống ở thành phố, bạn hãy hỏi họ về cuộc sống ở đó.
- Đảm bảo người kia cũng thích nói chuyện với bạn. Luôn mỉm cười và không ngắt lời họ khi nói chuyện.
- Cảm giác thích thú với việc mình làm thực sự có thể giúp ích. Nếu bạn thấy cuộc sống của mình không thú vị thì sẽ chẳng ai thấy thú vị cả.
- Nói chuyện về sở thích của đôi bên.
- Ghi nhớ những điều thú vị mà bạn trông thấy hoặc nghe được trong ngày. Ví dụ như một câu nói khôi hài của ai đó, một hoạt động vui nhộn bạn tham gia với bạn bè hoặc bất cứ thứ gì thú vị. Những thứ đó sẽ giúp bạn mở đầu cho những cuộc trò chuyện sau này.
- Một nửa hiệu quả trong giao tiếp là nhờ sự truyền đạt không lời mà không nhất thiết là những gì bạn nói. Bạn hãy thực hành những kỹ năng không lời thân thiện và tự tin.
Cảnh báo[sửa]
- Không bao giờ cắt ngang câu chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Chờ cho cuộc trò chuyện ngưng lại hẵng nói. Phép lịch sự luôn luôn hữu ích.
- Dùng những từ như “làm ơn”, “xin phép”, “cảm ơn”, “anh có thể” khi ai đó đối xử tốt với bạn. Thái độ nhã nhặn biểu lộ sự chín chắn và hiểu biết.
- Đừng bao giờ tỏ ra cao ngạo và làm như mình “biết tuốt” khi cư xử với mọi người.
- Đừng bao giờ bình luận tiêu cực về người mà bạn đang nói chuyện hoặc về bất cứ ai khác; bạn không thể biết được người mà bạn đang nói chuyện có liên hệ gì với người mà bạn đang chỉ trích. Tuy nhiên, bạn đừng ngại nói với ai đó rằng bạn chưa từng nghe về điều mà họ vừa đề cập đến, ví dụ như một ban nhạc hoặc một người nổi tiếng.
- Nhớ rằng không phải ai cũng muốn nói chuyện. Nếu người đó cho thấy dấu hiệu khó chịu hoặc không quan tâm, bạn đừng làm phiền họ.
- Không nên đặt câu hỏi mang tính xâm phạm đời tư.
- Chú ý đừng luôn miệng ”ậm ừ” hay “vậy là…” Điều này sẽ khiến người đang nói chuyện với bạn lúng túng hoặc có cảm giác như buộc phải nói. Thay vào đó, bạn hãy nói chậm và tạm dừng một chút. Như vậy sẽ khiến người bạn mới của bạn phải chú ý hơn vào cuộc trò chuyện.
- Đừng nản lòng khi người cùng nói chuyện với bạn tỏ ra không hứng thú lắm. Biết đâu người tiếp theo lại có cùng mối quan tâm với bạn.
- Không bao giờ chửi thề, xúc phạm, tỏ ra thiếu tôn trọng, đưa ra định kiến về chủng tộc, tôn giáo, xu hướng tính dục và giới tính trước mặt người khác.
- Không nên luôn nói về tình trạng tài chính của bạn trước mặt người mới quen, nhất là khi một chàng trai vừa gặp một cô gái.