Ngừng chảy máu cam

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngừng chảy Máu cam)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng bệnh lý phổ biến có thể xảy ra một cách bộc phát. Tình trạng này xảy ra khi khoang mũi bị đau hoặc khô. Sự tổn hại đến các mạch máu nhỏ trong khoang mũi là nguyên nhân gây chảy máu. Hầu hết việc chảy máu cam bắt nguồn từ các mạch máu của vách ngăn mũi – đây là mô giữa ở bên trong chia hai hốc mũi với nhau. Chảy máu cam xuất hiện thường xuyên ở bệnh nhân bị dị ứng mũi, viêm xoang, cao huyết áp, hay rối loạn máu. [1] Nếu bạn nắm rõ được nguyên nhân và phương pháp xử trí khi bị chảy máy cam, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để chữa khỏi bệnh này.

Các bước[sửa]

Tiến hành Sơ cứu trong khi Chảy máu cam[sửa]

  1. Điều chỉnh lại tư thế cơ thể. Nếu tình trạng của bạn không đáng lo ngại lắm, bạn có thể tiến hành sơ cứu tại nhà để dừng chảy máu ở mũi lại. Để bắt đầu, hãy từ từ ngồi xuống bởi vì tư thế này sẽ giúp bạn thoải mái hơn là đứng lên. Hơi nghiêng đầu về phía trước sao cho máu trong mũi sẽ tự động khô dần.
    • Bạn có thể để khăn tắm dưới mũi để thấm máu.
    • Không nên nằm rạp xuống vì tư thế này sẽ là nguyên nhân làm cho máu đi xuống khu vực cổ họng và khiến bạn nuốt phải máu.
  2. Bóp chặt mũi. Dùng ngón tay trỏ và tay cái kẹp phần dưới mũi lại sao cho hai lỗ mũi bít lại hoàn toàn. Cách sơ cứu này sẽ tạo lực trực tiếp lên khu vực có mạch máu bị tổn thương. Đây được xem như là một phương pháp hiệu quả, giúp mạch máu trong mũi đông lại và ngừng chảy ra. Bóp chặt mũi trong vòng 10 phút và sau đó thả ra.
    • Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, tiếp tục kẹp chặt tạo áp lực cho mũi trong vòng 10 phút tiếp.
    • Khi tiến hành sơ cứu bằng phương pháp này, hãy chủ động hít thở bằng miệng.
  3. Giải nhiệt và làm mát cơ thể. Hạ thấp nhiệt độ cơ thể sẽ giúp giảm máu chảy đến mũi. Để làm việc này, bạn nên ngậm một vài viên đá trong miệng. Cách này sẽ giúp cơ thể bạn giảm nhiệt độ xuống thấp nhanh hơn so với việc làm mát phần ngoài sống mũi. Hơn nữa, cơ thể sẽ duy trì nhiệt độ này lâu hơn.
    • Phương pháp này được xem là hiệu quả hơn so với việc chườm lạnh trên sống mũi. Theo một nghiên cứu sức khỏe gần đây cho biết việc chườm lạnh trên mũi không thực sự mang lại kết quả như bạn mong đợi.
    • Bạn có thể mút một que kem để thấy kết quả tương tự.[2]
  4. Sử dụng bình xịt làm thông mũi. Nếu bạn bị chảy máu cam nhưng không thường xuyên và bạn không bị vấn đề về cao huyết áp, hãy thử dùng thuốc xịt thông mũi. Loại thuốc này sẽ làm co khít mạch máu trong khoang mũi. Để sử dụng thuốc này, bạn nên chuẩn bị một miếng bông gòn hoặc băng gạc sạch, sau đó nhỏ khoảng 1 – 2 giọt thuốc xịt lên nó. Nhét miếng bông gòn vào hai hốc mũi, tiếp tục bóp chặt mũi, và sau 10 phút, thử kiểm tra xem mũi còn chảy máu cam hay không.[3]
    • Nếu tình trạng chảy máu đã dừng, bạn vẫn phải để miếng bông gòn hay băng gạc ở vị trị cũ trong vòng một tiếng bởi vì bạn vẫn có thể bị chảy máu cam trở lại.
    • Sử dụng thuốc xịt mũi thường xuyên (khoảng 3 – 4 ngày một lần) có thể gây ra tình trạng nghiện dùng và nghẹt mũi.[4]
    • Do đó, loại thuốc xịt này chỉ nên dùng khi máu cam vẫn chảy cho dù bạn đã bóp chặt mũi trong khoảng 10 phút đầu tiên.
  5. Rửa sạch mũi và nghỉ ngơi. Khi máu cam đã ngừng chảy, bạn nên rửa sạch khu vực quanh mũi bằng nước ấm. Sau khi đã rửa mặt sạch sẽ, hãy nghỉ ngơi một lúc. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tiếp tục chảy máu mũi.
    • Bạn nên nằm sấp khi thư giãn.

Ngăn ngừa Tình trạng Chảy máu cam về lâu dài[sửa]

  1. Nên nhẹ nhàng với mũi. Các hoạt động cá nhân cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi, vì vậy một số biện pháp phòng ngừa sau đây sẽ giúp bạn tránh xa được tình trạng này trong tương lai. Tránh ngoáy mũi vì hành động này có thể làm tổn thương đến các mạch máu nhạy cảm bên trong mũi. Thêm vào đó, ngoáy mũi còn phá vỡ cục máu đông đang bao phủ mạch máu tổn thương trước đó và là nguyên nhân làm máu cam chảy nhiều hơn. Khi hắt xì, bạn nên mở miệng để tránh việc không khí bị đẩy ra khỏi mũi.
    • Nên giữ khu vực bên trong khoang mũi ẩm ướt bằng cách nhẹ nhàng xoa một lớp mỡ hay gel an toàn bên trong hốc mũi với bông ngoáy tai hai lần một ngày.[5]
    • Nhẹ nhàng xì mũi và thực hiện từ lỗ mũi này sang lỗ mũi kia.
    • Bạn nên cắt móng tay cho con bạn để tránh tình trạng chảy máu cam nặng hơn.
  2. Đầu tư một máy tạo độ ẩm. Để tăng cường độ ẩm cho môi trường bạn đang sống, hãy cân nhắc đến việc mua máy tạo độ ẩm. Tất nhiên, bạn có thể đặt máy này ở nhà hay tại nơi làm việc để đối phó với sự hanh khô, đặc biệt là vào mùa đông.
    • Nếu bạn không có máy tạo độ ẩm, hãy đặt một chiếc bình kim loại phun sương ở thiết bị phát nhiệt để tăng cường độ ẩm cho không khí.
  3. Hấp thụ nhiều chất xơ hơn nữa. Táo bón là nguyên nhân làm cho việc đi đại tiện khó khăn, phân vón cục, từ đó dẫn đến tình trạng chảy máu cam vì các mạch máu bị kéo căng. Thậm chí, bệnh này còn có thể tăng áp lực động mạch trong tích tắc và đánh bật cục máu đông, làm mũi chảy máu cam nhiều hơn. Táo bón có thể ngăn ngừa bằng việc ăn thực phẩm giàu chất xơ và tăng lượng nước vào cơ thể.
  4. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp phân mềm ra. Trong quá trình đại tiện, không nên cố rặn bởi hành động này sẽ tăng áp động mạch não, từ đó tăng nguy cơ đứt mạch máu nhạy cảm bên trong khoang mũi [6]
    • Ăn khoảng 6 – 12 trái mận khô một ngày được xem là phương pháp hiệu quả hơn cả việc bổ sung chất xơ có trong rau quả. Và bạn cũng thể áp dụng cách này để phòng chống bệnh táo bón.[7]
    • Nói không với thức ăn cay và nóng. Cơ thể có nhiệt độ cao sẽ làm giãn mạch máu và là nguyên nhân gây chảy máu cam.[8]
  5. Sử dụng thuốc xịt mũi có chứa muối. Loại thuốc xịt này có thể dùng vài lần trong ngày để giữ mũi bạn ẩm ướt.[9] Hơn nữa, chúng sẽ không gây nghiện bởi vì muối là thành phần duy nhất có chứa trong thuốc này. Nếu bạn không muốn tốn tiền mua chúng, hãy tự tay làm để dùng.
    • Để bắt đầu, hãy chuẩn bị một vật chứa thật sạch. Lấy 3 muỗng đầy muối không chứa iodide với một muỗng bột muối nở. Trộn hai thành phần này lại với nhau. Sau đó, lấy một muỗng hỗn hợp bột vừa trộn và thêm khoảng 240 ml nước chưng cất ấm hoặc nước sôi vào hỗn hợp này. Hòa tan.[10]
  6. Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoids. Flavonoids là nhóm hợp chất tự nhiên thường được tìm thấy ở họ cam quýt, có tác dụng cải thiện sự mỏng manh của mao mạch.[11] Do đó, bạn nên cân nhắc tới việc tăng sự hấp thụ cam quýt vào cơ thể. Một số thực phẩm khác giàu lượng flavonoid bao gồm ngò tây, hành, việt quất, và các loại quả mọng khác, hồng trà, trà xanh, trà ô long, chuối, tất cả loại quả thuộc họ cam, Ginkgo biloba (bạch quả), rượu vang, quả mai biển, và sô cô la đen (với lượng cocoa lên tới 70% hoặc hơn).
    • Bạn không nên cung cấp chất bổ sung flavonoid, chẳng hạn như thuốc viên ginkgo, quercetin, viên uống chiết xuất hạt nho và hạt lanh bởi vì chúng làm tăng lượng flavonoid và thậm chí là gây độc tính.[12]

Hiểu rõ hơn về bệnh Chảy máu cam[sửa]

  1. Nhận ra rằng chảy máu mũi có nhiều dạng. Và những dạng này tùy thuộc vào việc máu chảy ra từ phần nào ở trên mũi. Máu cam có thể sẽ chảy ở khu vực phía trước mũi. Hoặc bạn có thể gặp trường hợp máu chảy ở bên trong hốc mũi. Hiện tượng chảy máu cam có thể xảy ra tự nhiên mà không có lý do đặc biệt nào.[13]
  2. Tìm hiểu nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm hiểu rõ lý do tại sao bạn lại bị chảy máu cam và tìm cách tránh không bị lại lần nữa trong tương lai. Bạn có thể bị chảy máu cam do tổn thương gây ra bởi chính bản thân, và hầu hết là do hậu quả của việc ngoáy mũi. Và hiện tượng này thường phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân khác có thể là do việc lạm dụng thuốc và chất gây nghiện, như cocain, rối loạn mạch máu, rối loạn máu đông, và những va chạm gây tổn thương đầu hoặc khuôn mặt.
    • Tác nhân môi trường, như độ ẩm thấp phổ biến nhất là vào mùa đông, có thể là nguyên nhân dẫn đến kích thích niêm mạc và gây ra hiện tượng chảy máu. Tỷ lệ số người mắc bệnh này thường tăng cao khi thời tiết trở nên lạnh hơn.
    • Nhiễm trùng mũi và khoang mũi cũng là nguyên nhân gây chảy máu cam. Ngoài ra, dị ứng cũng kích thích niêm mạc và dẫn đến tình trạng chảy máu mũi.
    • Trong một số trường hợp đặc biệt, chứng đau nửa đầu ở trẻ em cũng được xem là một nguyên nhân.[14]
    • Tổn thương trên khuôn mặt cũng dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng chảy máu mũi.
  3. Tránh một vài tình huống nhất định. Nếu bạn bị chảy máu cam, tốt nhất là nên tránh xa các hoàn cảnh và tác động làm tình trạng bệnh trở nên xấu hơn. Tuyệt đối không ngửa ra đằng sau vì tư thế này sẽ làm dòng máu chạy xuống cổ họng dễ làm bạn muốn nôn mửa. Bạn cũng nên hạn chế nói chuyện và ho vì điều này sẽ kích thích niêm mạc mũi, dẫn đến việc chảy máu cam trở lại.
    • Nếu bạn muốn hắt xì hơi trong khi mũi bạn vẫn chảy máu, bạn nên cố gắng hắt hơi qua đường miệng để tránh trường hợp mũi bạn sẽ đau thêm hoặc máu sẽ chảy nhiều hơn.
    • Không nên hỉ mũi hay ngoáy mũi, đặc biệt là khi lượng máu cam chảy ra đã giảm. Bạn có thể đánh bật cục máu đông và làm mũi chảy máu trở lại.
  4. Tham khảo ý kiến bác sỹ. Có một vài trường hợp bạn nên đến khám bác sỹ. Nếu tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng, chảy máu nhiều, kéo dài hơn 30 phút, và quay trở lại thường xuyên, ban nên hỏi ý kiến bác sỹ.[3] Hãy suy nghĩ đến việc đi điều trị nếu trông bạn nhợt nhạt, có biểu hiện mệt nhọc, hoặc trông như người bị mất phương hướng. Tình trạng này có thể là kết quả của việc mất máu trầm trọng.
    • Nếu bạn gặp khó khăn trong khi thở, đặc biệt là khi dòng máu đi xuống cổ họng, bạn nên đi khám bác sỹ. Điều này có thể dẫn đến ngứa họng và ho. Nếu để lâu, có thể sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và thậm chí là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp.
    • Hãy đến gặp bác sỹ nếu mũi chảy máu là do vết thương quá nặng.[15]
    • Hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn bị chảy máu cam khi uống loại thuốc ngăn máu đông, như thuốc chống đông máu warfarin, thuốc chống kết tập tiểu cầu clopidogrel, hoặc aspirin hàng ngày.[16]

Lời khuyên[sửa]

  • Ở Ấn Độ, người ta thường đặt ghee (bơ sữa) bên trong khoang mũi và máu sẽ ngừng chảy ngay lập tức. Loại bơ sữa này có thể được tìm thấy ở cửa hàng tạp hóa hay siêu thị lớn.
  • Bạn không nên hút thuốc khi bị chảy máu cam. Việc hút thuốc sẽ gây ngứa và làm khô khoang mũi.
  • Không nên sử dụng kem khử trùng vì một số người sẽ nhạy cảm với kem này và làm chứng viêm mũi trở nên tồi tệ hơn. Chỉ được phép sử dụng thuốc mỡ kháng sinh kê đơn bởi bác sỹ để giảm thiểu việc bị nhiễm trùng.
  • Giữ bình tĩnh cho dù tình trạng chảy máu nghiêm trọng đến mức nào. Sự điềm tĩnh sẽ giúp bạn không hành động lập dị.
  • Nên nhớ tăng cường độ ẩm, có chế độ ăn uống lành mạnh, và không để tay táy máy xung quanh khu vực mũi!
  • Đừng hoảng loạn nếu bạn thấy máu chảy ra quá nhiều làm bạn có cảm giác lượng máu chảy còn nhiều hơn so với thực tế. Thực ra, đó còn bao gồm chất lỏng khác trên mũi bạn. Chúng ta có rất nhiều mạch máu trên mũi!
  • Đừng hành động quái dị hay đi lẩn thẩn. Thay vào đó, hãy thở bằng miệng và giữ bình tĩnh. Với cách này, nhịp tim của bạn sẽ hạ xuống và làm giảm lượng máu thoát ra ngoài.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. Purkey MR, Seeskin Z, Chandra R. Seasonal variation and predictors of epistaxis. Laryngoscope. 2014; 24(9):2028-2033.
  2. Porter M, Marais J, Tolley N. The effect of ice packs upon nasal mucosal blood flow. Acta Otolaryngol1991;111:1122-1125.
  3. 3,0 3,1 http://sinus.wustl.edu/Details.aspx?ID=300
  4. http://healthline.com/health-blogs/outdoor-medicine/nosebleed
  5. Porter M, Marais J, Tolley N. The effect of ice packs upon nasal mucosal blood flow. Acta Otolaryngol1991;111:1122-1125.
  6. Ternent CA, Bastawrous AL, Morin NA, Ellis CN, Hyman NH, Buie WD, Standards Practice Task Force of The American Society of Colon and Rectal Surgeons. Practice parameters for the evaluation and management of constipation. Dis Colon Rectum. 2007;50(12):2013-2022.
  7. Attaluri A, Donahoe R, Valestin J, Brown K, Rao SS. Randomised clinical trial: dried plums (prunes) vs. psyllium for constipation. Aliment Pharmacol Ther. 2011;33(7):822-828.
  8. http://austinentassociates.com/pdf/ENT_Epistaxis_Precautions.pdf
  9. http://emedicine.medscape.com/article/863220-treatment
  10. http://aaaai.org/conditions-and-treatments/library/allergy-library/saline-sinus-rinse-recipe.aspx
  11. Galley P, Thiollet M. A double-blind, placebo-controlled trial of a new veno-active flavonoid fraction (S 5682) in the treatment of symptomatic capillary fragility. Int Angiol. 1993;12(1):69-72.
  12. http://www.berkeley.edu/news/media/releases/2000/09/19_flav.html
  13. Rudmik L, Smith TL. Management of intractable spontaneous epistaxis. Am J Rhinol Allergy. 2012;26(1):55–60.
  14. Jarjour IT, Jarjour LK. Migraine and recurrent epistaxis in children. Pediatr Neurol. 2005;33(2):94-97.
  15. http://www.cfpc.ca/projectassets/templates/resource.aspx?id=1405
  16. http://www.uptodate.com/contents/nosebleeds-epistaxis-beyond-the-basics

Liên kết đến đây