Ngừng nói về bản thân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Con người thường nói về bản thân khoảng 30 – 40% thời gian. Con số này rất lớn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nói về bản thân có mối liên hệ mạnh mẽ với sự gia tăng hoạt động trong hệ thống dopamine mesolimbic của não, phần não trải nghiệm cảm giác thích thú như đối với thức ăn, tình dục, và tiền bạc. Tin tốt là biết rõ cách thức hoạt động và phản ứng của não nghĩa là bạn đã hoàn thành một nửa công việc. Một khi bạn thấu hiểu lý do vì sao, bạn có thể bắt đầu trả lời câu hỏi bằng cách nào.[1]

Các bước[sửa]

Nhận thức hành vi của bạn[sửa]

  1. Quan sát vốn từ của bạn. Nếu bạn sử dụng từ tôi, của tôi trong câu chuyện, bạn không đang sở hữu một cuộc trò chuyện thật sự. Bạn chỉ đang nói về bản thân. Bạn nên tích cực chú ý đến vấn đề này khi trò chuyện với người khác. Cuối cùng thì cách duy nhất để chấm dứt một hành vi nào đó là nhận thức được nó.
    • Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ, chẳng hạn như câu nói "Tôi đồng ý", hoặc "Tôi nghe rõ điều bạn nói", hoặc "Tôi nghĩ rằng chúng ta nên tiếp cận vấn đề theo hướng này". Sử dụng câu nói bắt đầu từ chủ từ "tôi" một cách phù hợp sẽ cho thấy bạn đang chú ý, quan tâm và hiểu rõ rằng cuộc trò chuyện là quá trình diễn ra hai chiều.
    • Một cách tuyệt vời để ghi nhớ điều này là buộc một sợi dây chun quanh cổ tay. Mỗi khi bạn nhận thấy bản thân đang sử dụng những từ ngữ này, bạn nên búng dây chun vào tay. Sẽ đau một chút, nhưng đây là biện pháp tâm lý đã được chứng nhận.[2]
    • Bắt đầu thực hiện các bước này khi trò chuyện với bạn bè. Yêu cầu họ nói cho bạn biết khi bạn đã bỏ qua một bước nào đó, vì bạn bè sẽ là người cung cấp sự hỗ trợ nhiều nhất.
  2. Chú ý đến toàn bộ câu chuyện. Nếu người đó đang kể cho bạn nghe một câu chuyện về họ, bạn nên nhớ rằng đây là câu chuyện của họ, chứ không phải của bạn. Cần nhớ, người đó đang chia sẻ vấn đề quan trọng đối với họ.
  3. Cưỡng lại mong muốn chuyển hướng sự tập trung về phía bạn. Quá trình chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo này hoàn toàn diễn ra một cách tự nhiên. Sau khi học cách để sử dụng từ "tôi", "của tôi", và thay thế chúng với từ "bạn" và "của bạn", bạn nên cố gắng cải thiện từ ngữ chuyển tiếp trong cuộc trò chuyện. Sẽ dễ để bạn rơi vào cái bẫy của việc chuyển hướng tập trung vào chính mình.
    • Nếu bạn của bạn đang cho bạn biết về chiếc xe SUV mới của họ và cảm giác an toàn mà nó đem đến cho họ, không nên bắt đầu nói rằng bạn thích loại xe sang trọng hơn và bàn về chiếc xe Mercedes của bạn ngay lập tức.
    • Thay vào đó, bạn nên nói theo kiểu "Hay đó. Tôi rất thích an toàn, phong cách, và sự sang trọng của chiếc sedan. Bạn có nghĩ rằng SUV an toàn hơn xe sedan không?". Câu nói này sẽ chứng tỏ rằng bạn đang chú tâm và tò mò muốn biết quan điểm của đối phương.
  4. Không nhắc đến bản thân quá nhiều. Đôi khi, trong cuộc trò chuyện, sẽ khó để bạn không nói về bản thân. Điều này hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, bạn không nên nói về chính mình 100% thời gian, mà phải lắng nghe 100%. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên cố gắng chuyển hướng câu chuyện tránh xa khỏi bạn và quay về thảo luận về đối phương.
    • Ví dụ, nếu bạn của bạn hỏi về loại xe mà bạn sử dụng, bạn có thể nói theo kiểu: "Tôi lái xe hybrid. Nó rất tiết kiệm nhiên liệu và có nhiều ưu điểm khác như giá rẻ hơn và không bị tính phí đỗ xe theo đồng hồ. Bạn có muốn mua một chiếc không?".
    • Lời hồi đáp này sẽ giúp bạn trình bày ngắn gọn về chính mình và chuyển hướng câu hỏi sang bạn của bạn. Bằng cách này, bạn đang biến người đó trở thành người điều khiển câu chuyện.
  5. Tìm kiếm cách hữu ích hơn để trình bày suy nghĩ và quan điểm của mình. Bạn phải trở thành người biết lắng nghe tốt và tích cực, nhưng bạn cũng cần phải trình bày suy nghĩ và quan điểm riêng của mình. Nếu bạn đang cố gắng không nói nhiều về bản thân, bạn nên thử qua một vài biện pháp như viết nhật ký, tham gia sự kiện open mic (sự kiện dành cho bất kỳ người yêu thích cảm giác được trò chuyện trước đám đông), và nộp bài báo cáo hoặc tiểu luận, vì nó có thể cung cấp cơ hội cho bạn. Đồng thời, biện pháp này cũng sẽ khuyến khích bạn tập trung một cách thận trọng vào điều bạn muốn nói, thay vì chỉ nói vì lợi ích được nói chuyện trước mắt.

Thay đổi cách tiếp cận với câu chuyện[sửa]

  1. Rèn luyện sự hợp tác thay vì cạnh tranh. Cuộc trò chuyện không nên trở thành cuộc đấu tranh để xem người nào được phép nói về mình và người nào nói nhiều nhất. Bạn nên suy nghĩ về nó theo cách này: khi bạn là một đứa trẻ, bạn thay phiên nhau chơi đồ chơi hoặc trò chơi điện tử. Quá trình đối thoại cũng tương tự. Nếu đã đến lượt của đối phương, hãy để họ nói. Từ từ sẽ đến lượt bạn, vì cuộc trò chuyện là quá trình diễn ra hai chiều, nhưng bạn nên cho phép đối phương có khoảng thời gian tương tự như bạn để nói về mình, và hoàn toàn chú ý vào người đó.
    • Không nên tiếp cận quá trình này như thể bạn đang cố gắng thuyết phục người đó rằng ý tưởng hoặc biện pháp của bạn trong việc nhìn nhận/làm việc là hoàn toàn đúng. Thay vào đó, bạn nên học hỏi và phát triển từ ý kiến của người đó.
    • Không thao túng câu chuyện để phục vụ cho kế hoạch riêng và chỉ dựa trên ý kiến của bản thân.
    • Cân nhắc phương pháp tiếp cận này: cả hai đều là đồng đội của nhau, và đang cố gắng tìm kiếm câu trả lời. Cuộc trò chuyện cũng như một môn thể thao, sẽ vui hơn nếu cả hai tương tác với nhau, thay vì chống lại nhau.[3]
  2. Tìm kiếm yếu tố mà bạn có thể học tập. Người xưa có câu "bạn không thể học hỏi được điều gì mới mẻ khi bạn đang nói". Bạn đã biết rõ quan điểm của mình. Để mở rộng, thay đổi, hoặc xác nhận nó, bạn cần phải cho phép người khác nêu lên ý kiến của họ.
    • Ví dụ, khi thảo luận về bữa ăn tối, bạn có thể nói: "Tôi muốn gọi món cuốn để khai vị, vì tôi sẽ được nếm thử nhiều hương vị do đầu bếp chế biến. Bạn nghĩ sao?". (Sau đó, hãy chờ họ trả lời). "Thú vị đó; sao bạn lại nghĩ vậy?".
    • Chắc chắn lời hồi đáp của bạn sẽ tùy thuộc vào câu nói của đối phương, nhưng bạn có thể tiếp tục thăm dò ý kiến của người đó, để bạn có thể hiểu rõ hơn về lý do vì sao họ lại suy nghĩ, cảm nhận, và tin tưởng như vậy.
  3. Nêu câu hỏi thăm dò. Bạn không thể nói về bản thân nếu bạn nêu lên câu hỏi có cơ sở rõ ràng. Nó đòi hỏi đối phương phải trở thành tiêu điểm. Phương pháp này sẽ nâng tầm câu nói “tìm kiếm yếu tố mà bạn có thể học hỏi, chứ không phải nói ra” lên một mức độ mới.[4]
    • Biện pháp này không chỉ biến người mà bạn đang trò chuyện trở thành tiêu điểm, mà còn cho phép họ đào sâu hơn vào kiến thức/cảm giác/niềm tin của mình, và từ đó, củng cố sự kết nối.
    • Chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại và lắng nghe khi người đó trả lời câu hỏi của bạn. Thông thường, hành động này sẽ hình thành tư duy cởi mở với nhiều câu hỏi hơn, và kết quả là đem lại trải nghiệm tích cực cho mọi người tham gia.
  4. Cho đối phương biết về thế giới qua cái nhìn của bạn. Điều này nghe có vẻ trái ngược với điều mà bạn đang cố gắng học tập, nhưng nói về bản thân và thế giới quan của bạn là hai thứ hoàn toàn khác nhau.
    • Bạn nên cố gắng nêu lên quan điểm của mình, như "Tôi xem hệ thống hai đảng phái như là giới hạn trong việc lựa chọn, và thu hẹp khả năng lên tiếng nói riêng cũng như trình bày quan điểm riêng trong hệ thống chính trị". Sau đó, bạn có thể nói tiếp: "Bạn nghĩ sao về điều này trong hệ thống nhà nước của chúng ta?".
    • Một khi bạn đã trình bày quan điểm độc đáo của mình, bạn nên sử dụng bài học bạn đã rút ra từ cuộc trò chuyện để khiến đối phương nói thêm về ý kiến của họ. Sau đó, thăm dò quan điểm của họ bằng câu hỏi hướng về việc tìm hiểu thêm. Đây chính là cách để trò chuyện về ý tưởng của mình theo mức độ cao hơn.

Sử dụng công cụ trò chuyện cụ thể[sửa]

  1. Ghi nhận quan điểm của người đó. Hãy nghĩ về nó như một chiếc thẻ tín dụng. Bạn nghĩ người mà bạn đang trò chuyện sẽ hạnh phúc ra sao nếu bạn trả tiền cho sự hướng dẫn và ý kiến của họ? Chắc chắn họ sẽ cảm thấy rất tốt về bản thân. Họ cũng sẽ có cảm giác tuyệt vời tương tự khi bạn ghi nhận quan điểm của họ.
    • Cảm ơn người đó vì đã đưa ra những lời gợi ý hoặc lời khuyên. Nếu bạn của bạn gợi ý về một nhà hàng nào đó, bạn nên nói với người mà bạn đang đi cùng rằng "Bạn X nói chúng ta nên đến đây. Nó rất tuyệt phải không?".
    • Luôn nhớ ghi nhận thành công khi nó đã xảy ra. Nếu bạn làm tốt một dự án nào đó trong công ty, bạn có thể nói theo kiểu: "Tôi có một đội ngũ rất tuyệt vời cùng làm việc với tôi; họ đã đem lại thành công này".
  2. Khen tặng người khác. Bạn phải sở hữu lòng vị tha và khả năng nhận thức điểm mạnh của người khác để thực hiện điều này. Biện pháp này sẽ khiến người mà bạn đang trò chuyện chú tâm nhiều hơn và cảm thấy khá tốt khi giao tiếp với bạn, vì họ biết rằng bạn cũng sẽ nói lên những điều tốt đẹp về họ.[5] Một vài ví dụ của lời khen tặng bao gồm:
    • "Không phải trông Giang rất xinh trong bộ váy đó sao? Thật tuyệt vời. Và, thật ra nó không đáng gì so với sự dí dỏm của cô ấy!".
    • "Tôi cho rằng tư tưởng của An về vấn đề trái đất đang nóng dần lên thật sâu sắc và chứa đựng nhiều giải pháp tiềm năng. Sao chúng ta lại không tham gia cùng cô ấy? tôi nghĩ rằng bạn sẽ nhận thấy cô ấy thật lôi cuốn".
  3. Chú ý đến nghệ thuật lắng nghe. Lắng nghe, thật sự lắng nghe, là một nghệ thuật. Nó đòi hỏi bạn phải loại bỏ bản thân và suy nghĩ của mình, và chỉ tập trung vào lời người khác đang nói. Nỗ lực này sẽ cho phép bạn thật sự đắm chìm trong cuộc trò chuyện. Nhu cầu muốn được nói về chính mình của bạn sẽ trở nên mờ nhạt và biến mất.
    • Ký hiệp ước với bản thân rằng bạn sẽ không nói trừ khi đối phương chuyển hướng sự chú ý sang bạn. Sau đó, hãy thực hiện một hiệp ước khác: bạn sẽ đảo ngược quá trình này và quay về với việc lắng nghe người đó nói.
  4. Sử dụng kỹ thuật lắng nghe tích cực. Điều này có nghĩa là hoàn toàn tập trung vào lời nói của đối phương và bạn phải hồi đáp người đó bằng cách diễn giải hoặc tái trình bày điểm chính của họ.[6]
    • Bạn cũng có thể thêm vào một vài câu khi bạn kết thúc quá trình diễn giải bằng cách sử dụng cụm từ khác: có nghĩa là; vậy là; điều này sẽ đòi hỏi; vậy bạn sẽ; v.v, và nêu lên suy nghĩ của bạn về chuyện sẽ diễn ra tiếp theo.
    • Gợi ý phi ngôn ngữ như gật đầu, mỉm cười, và biểu hiện trên khuôn mặt/thể chất sẽ cho đối phương biết rằng bạn đang chú ý và cảm nhận được điều mà người đó đang nói.[7]
  5. Nêu câu hỏi. Nêu lên một vài câu hỏi để đối phương có thêm thời gian trò chuyện về chủ đề của mình cũng là yếu tố quan trọng, và có khá nhiều loại câu hỏi khác nhau, gồm có:[8]
    • Câu hỏi kín. Chúng thường là dạng câu hỏi “có hoặc không”. Chúng sẽ được trả lời theo cách này hay cách còn lại, và chuỗi những câu hỏi sẽ kết thúc tại đây.
    • Câu hỏi mở. Chúng sẽ cung cấp cho đối phương khá nhiều không gian để nói thêm về vấn đề mà họ đang bàn luận và cung cấp cho bạn kiến thức rõ ràng hơn về chủ đề của họ. Câu hỏi này thường bắt đầu bằng cụm từ như: "Bạn nhận thấy...như thế nào?", hoặc "Bạn nghĩ gì/Tại sao bạn lại nghĩ như vậy về..."
  6. Xác nhận mọi điều mà người đó nói. Tùy thuộc vào tình huống và chủ đề bạn đang trò chuyện. Bạn nên xem nó như là lời xác nhận cá nhân hoặc tổng quát.[9]
      • Bạn (Cá nhân): "Chà, phải can đảm lắm mới có thể nhìn nhận bản thân một cách cởi mở như vậy và thừa nhận như thế".
      • Bạn (Tổng quát): "Đây là một trong những phân tích sâu sắc nhất về vấn đề mà tôi từng biết".

Lời khuyên[sửa]

  • Yếu tố then chốt để không nói về bản thân là sự đồng cảm. Bạn cần phải hiểu rõ người khác sẽ phản ứng như thế nào trước điều bạn nói.
  • Đếm số lần mà bạn sử dụng từ "tôi" trong câu chuyện. Bạn sẽ nhận thấy mức độ tồi tệ của vấn đề và có thể giảm thiểu nó.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây