Nhận biết bệnh rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực hay còn gọi là bệnh hưng-trầm cảm, là bệnh rối loạn của não bộ dẫn tới thay đổi về tâm trạng, độ hoạt động, năng lượng, khả năng sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Dù có gần 6 triệu người Mỹ trưởng thành mắc bệnh này, nhưng cũng giống như các bệnh khác về tâm thần, người ta thường hiểu nhầm về rối loạn lưỡng cực. Họ thường nói ai đó bị “lưỡng cực” nếu người này biểu hiện bất kì trạng thái thay đổi tâm trạng nào, nhưng thực tế tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lưỡng cực khắt khe hơn nhiều. Có nhiều loại bệnh rối loạn lưỡng cực[1] và tất cả đều nghiêm trọng, nhưng chúng có thể điều trị được bằng cách kết hợp uống thuốc và áp dụng liệu pháp điều trị tâm lý.[2] Nếu muốn giúp người bệnh rối loạn lưỡng cực thì bạn nên tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Các bước[sửa]
Tìm hiểu về Bệnh Rối loạn Lưỡng cực[sửa]
-
Để
ý
phát
hiện
“trạng
thái
tâm
trạng”
cáu
gắt
bất
thường.
Đó
là
khi
tâm
trạng
của
bạn
thay
đổi
nhanh
chóng
và
khác
nhiều
so
với
bình
thường.
Nói
theo
ngôn
ngữ
dân
gian
thì
trạng
thái
này
được
gọi
là
“tâm
trạng
thất
thường”.
Người
mắc
bệnh
rối
loạn
lưỡng
cực
thay
đổi
tâm
trạng
rất
nhanh,
hoặc
có
thể
thay
đổi
tâm
trạng
không
thường
xuyên
lắm.[2]
- Có hai trạng thái tâm trạng cơ bản là: dâng cao cực độ hoặc hưng cảm và ức chế cực độ hoặc trầm cảm. Người bệnh cũng có thể gặp tâm trạng đan xen, nghĩa là dấu hiệu hưng cảm và trầm cảm cùng xảy ra một lúc.[2]
- Giữa những thời điểm diễn ra hai trạng thái tâm trạng này, người mắc rối loạn lưỡng cực cũng trải qua khoảng thời gian có tâm trạng “bình thường”.[3]
-
Cập
nhật
thông
tin
về
các
loại
bệnh
rối
loạn
lưỡng
cực.
Có
bốn
loại
bệnh
rối
loạn
lưỡng
cực
cơ
bản
thường
được
chẩn
đoán
như
sau:
Lưỡng
cực
loại
1,
Lưỡng
cực
loại
2,
Rối
loạn
lưỡng
cực
chưa
xác
định
rõ
và
Rối
loạn
cảm
xúc
chu
kỳ.
Mỗi
loại
bệnh
rối
loạn
lưỡng
cực
được
chẩn
đoán
dựa
trên
mức
độ
nghiêm
trọng
và
thời
gian
diễn
ra
bệnh,
cũng
như
tốc
độ
thay
đổi
giữa
các
trạng
thái
tâm
trạng.[4]
Bạn
không
thể
tự
chẩn
đoán
bệnh
và
cũng
không
nên
cố
gắng
mà
phải
nhờ
một
chuyên
gia
sức
khỏe
tâm
thần
thực
hiện
việc
này.
- Rối loạn lưỡng cực loại 1 biểu hiện với tâm trạng ở trạng thái hưng cảm hoặc đan xen và kéo dài ít nhất bảy ngày. Người bệnh có thể trở nên hưng phấn quá mức, khiến họ gặp nguy hiểm thực sự nên phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Tâm trạng trầm cảm cũng xảy ra và thường kéo dài tối thiểu hai tuần.[5]
- Rối loạn lưỡng cực loại 2 biểu hiện với tâm trạng nhẹ nhàng hơn. Hưng cảm nhẹ là trạng thái mà người bệnh cảm thấy rất “hăng say”, làm việc đặc biệt hiệu quả và thực hiện tốt công việc hằng ngày. Nếu không được điều trị tình trạng này có thể phát triển thành trâm trạng hưng cảm quá mức.[6] Tâm trạng trầm cảm trong Lưỡng cực loại 2 cũng nhẹ hơn so với trong Lưỡng cực loại 1.
- Rối loạn lưỡng cực chưa xác định rõ (BP-NOS) được chẩn đoán khi có tồn tại triệu chứng rối loạn lưỡng cực nhưng chúng không thỏa mãn các tiêu chí chẩn đoán khắt khe của DSM-5 (Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán các Bệnh tâm thần). Các triệu chứng này vẫn chưa điển hình cho phạm vi tâm trạng cơ bản hay “bình thường” của người bệnh.
- Rối loạn cảm xúc chu kỳ là một dạng bệnh rối loạn lưỡng cực nhẹ. Các giai đoạn hưng cảm nhẹ diễn ra luân phiên với những giai đoạn trầm cảm nhẹ và ngắn. Tình trạng này phải kéo dài tối thiểu 2 năm để thỏa mãn tiêu chí chẩn đoán.[5][4]
- Người bệnh rối loạn lưỡng cực cũng có khi gặp tình trạng “chu kỳ thay đổi nhanh”, nghĩa là họ trải qua từ 4 trạng thái tâm trạng trở lên trong một chu kỳ 12 tháng. Chu kỳ thay đổi nhanh dường như ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn đàn ông, và nó có thể đến rồi lại đi.[4][7]
-
Cách
nhận
biết
trạng
thái
hưng
cảm.
Trạng
thái
tâm
trạng
này
biểu
hiện
khác
nhau
ở
mỗi
người.
Tuy
nhiên,
tâm
trạng
đó
dâng
cao
hay
“nóng”
hơn
rất
nhanh
từ
trạng
thái
tình
cảm
cơ
bản
hay
“bình
thường”
của
người
bệnh.
Một
số
biểu
hiện
của
tâm
trạng
hưng
cảm
là:[3][8][9]
- Cảm thấy cực kỳ vui vẻ, hạnh phúc hay hứng thú. Người đang trải qua tâm trạng này cảm thấy rất “rộn ràng” hoặc hạnh phúc, đến mức tin xấu cũng không thể ảnh hưởng tới tâm trạng lúc đó của họ. Cảm xúc hạnh phúc tột độ thậm chí tiếp tục kéo dài mà không rõ lý do.
- Quá tự tin, cảm thấy không thể bị tổn thương, ảo tưởng về sự cao quý của bản thân. Người đang trải qua trạng thái này có cái tôi rất lớn hoặc có sự tự trọng cao hơn bình thường rất nhiều. Họ tin mình có thể hoàn thành những việc quá mức khả thi, như thể chẳng có gì ngăn cản được họ, hoặc tưởng tượng có mối liên hệ đặc biệt với các nhân vật quan trọng hay với hiện tượng siêu nhiên.
- Bực bội, tức giận bất ngờ. Người đang ở trạng thái hưng cảm có thể nổi cáu với người khác mà không bị khiêu khích, họ dễ bị “động chạm” hay dễ tức giận hơn so với lúc có tâm trạng “thông thường”.
- Tăng động. Người đó muốn đảm đương nhiều công việc cùng lúc, hoặc lên lịch làm nhiều việc hơn trong một ngày mà về lý không thể hoàn thành được. Họ tham gia vào nhiều hoạt động, kể cả những việc dường như chẳng có mục đích gì mà không cần ăn hay ngủ.
- Nói nhiều hơn, câu nói rời rạc, suy nghĩ vội vàng. Trong giai đoạn hưng cảm, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc tóm lược ý nghĩ cho dù họ nói rất nhiều vào thời điểm này. Họ thường vội vàng nhảy từ suy nghĩ hay hành động này sang suy nghĩ và hành động khác.
- Cảm thấy bồn chồn hay kích động. Bệnh nhân cảm thấy bị kích động hay bứt rứt, và dễ dàng xao nhãng.
- Đột nhiên tăng hành vi mạo hiểm. Người bệnh có thể làm những việc bất thường so với ranh giới bình thường của họ và dẫn tới rủi ro, chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, mua sắm vô độ hay bài bạc. Ngoài ra họ cũng có thể tham gia các hoạt động thể chất nhiều rủi ro như đua xe, thể thao mạo hiểm hay cố gắng lập kỷ lục thể thao, những việc họ chưa đủ năng lực đạt được.
- Ngủ ít đi. Họ ngủ rất ít nhưng vẫn khẳng định đã nghỉ ngơi đủ. Nhiều khi họ mắc chứng mất ngủ hoặc đơn giản cảm thấy mình không cần ngủ.
-
Cách
nhận
biết
trạng
thái
trầm
cảm.
Giai
đoạn
hưng
cảm
khiến
người
bệnh
rối
loạn
lưỡng
cực
cảm
thấy
như
đang
ở
“trên
đỉnh
của
thế
giới”,
ngược
lại
giai
đoạn
trầm
cảm
tạo
cảm
giác
bị
bóp
vụn
ở
dưới
vực
sâu.
Mỗi
người
có
triệu
chứng
khác
nhau
nhưng
có
một
số
điểm
chung
mà
bạn
nên
để
ý:[10][11]
- Cảm giác buồn và thất vọng vô tận. Cũng giống như cảm giác hạnh phúc hay hưng phấn trong giai đoạn hưng cảm, cảm xúc buồn này dường như không có nguyên nhân. Người bệnh cảm thấy thất vọng hay vô dụng bất kể bạn cố gắng động viên họ.
- Mất khoái cảm. Người bệnh không còn hứng thú với những việc họ từng thích làm. Ham muốn tình dục cũng ít hơn.
- Mệt mỏi. Thông thường người bị trầm cảm nặng luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, họ hay than phiền cơ thể đau nhức.
- Thói quen ngủ bất ngờ thay đổi. Trong giai đoạn trầm cảm, thói quen ngủ “bình thường” của họ đột ngột thay đổi theo cách nào đó. Một số ngủ quá nhiều trong khi những người khác lại ngủ quá ít. Dù là ngủ ít hay nhiều thì thói quen đó cũng khác rất nhiều so với mức “bình thường” của họ.
- Thay đổi khẩu vị. Người bị trầm cảm có thể sẽ giảm cân hay tăng cân, họ có khuynh hướng ăn quá nhiều hoặc ăn không đủ. Điều này tùy thuộc vào mỗi người nhưng quan trọng là đã có sự thay đổi so với thói quen “bình thường” của người bệnh.
- Khó tập trung. Trầm cảm khiến bệnh nhân khó có thể tập trung, thậm chí không thể đưa ra những quyết định nhỏ. Họ cảm thấy người đờ ra mỗi khi rơi vào giai đoạn trầm cảm.
- Suy nghĩ hay hành động tự tử. Bạn không nên cho rằng việc bệnh nhân thể hiện suy nghĩ hay ý định tự tử chỉ để “lôi kéo sự chú ý”, vì tự tử là một nguy cơ thực sự đối với người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực. Gọi điện cho dịch vụ cấp cứu ngay nếu người thân của bạn có suy nghĩ hay ý định tự tử.
-
Đọc
thật
nhiều
tài
liệu
về
bệnh
rối
loạn
lưỡng
cực.
Tham
khảo
bài
viết
này
là
bước
đi
đầu
tiên
rất
tốt,
nhưng
nếu
bạn
càng
biết
nhiều
về
bệnh
rối
loạn
lưỡng
cực
thì
càng
có
thể
giúp
đỡ
nhiều
hơn
cho
người
thân
của
mình.
Dưới
đây
là
một
số
nguồn
tài
nguyên
bạn
nên
tìm
hiểu:[12][13]
- Viện Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần là nơi tuyệt vời để bắt đầu tìm hiểu về bệnh rối loạn lưỡng cực, triệu chứng và nguyên nhân của nó, các lựa chọn điều trị và làm sao để sống chung với bệnh.[14]
- Liên minh Hỗ trợ Người bệnh Trầm cảm và Rối loạn lưỡng cực cung cấp tài liệu cho các cá nhân mắc bệnh rối loạn lưỡng cực và người thân của họ.[15]
- Hồi ký của Marya Hornbacher với tiêu đề Điên cuồng: Một Cuộc đời Lưỡng cực nói về cuộc chiến đấu cả đời của tác giả chống lại bệnh rối loạn lưỡng cực. Hồi ký của tiến sĩ Kay Redfield Jamison Một Tâm hồn Không yên nói về cuộc đời của tác giả là một nhà khoa học đồng thời mắc bệnh rối loạn lưỡng cực. Dù mỗi người có trải nghiệm về căn bệnh này khác nhau nhưng những cuốn sách trên đây có thể giúp bạn hiểu người thân của mình đang trải qua những gì.
- Rối loạn Lưỡng cực: Cẩm nang cho Người bệnh và Gia đình là sách của tiến sĩ Frank Mondimore, cũng là một tài liệu tốt để tham khảo (không chỉ có ích cho người bệnh mà còn cho chính bạn).
- Sách Cẩm nang về Bệnh rối loạn lưỡng cực của tiến sĩ David J.Miklowitz hướng đến mục tiêu giúp đỡ người bệnh, cách đối phó với rối loạn lưỡng cực.
- Sách Cẩm nang để Sống tốt với Trầm cảm và Hưng-Trầm cảm của Mary Ellen Copeland và Matthew McKay hướng đến việc giúp đỡ người bệnh duy trì tâm trạng ổn định bằng nhiều bài tập thể dục khác nhau.
-
Bác
bỏ
các
tin
đồn
phổ
biến
về
bệnh
tâm
thần.
Người
mắc
bệnh
tâm
thần
thường
bị
người
khác
xem
là
có
gì
đó
“không
ổn”.
Người
ta
nghĩ
bệnh
này
có
thể
“thoát
ra
được”
nếu
người
bệnh
“thật
sự
cố
gắng”
hoặc
“suy
nghĩ
lạc
quan
hơn”.[16]
Thật
ra
các
ý
tưởng
này
đều
không
đúng.
Bệnh
rối
loạn
lưỡng
cực
là
sự
kết
hợp
của
các
yếu
tố
tương
tác
phức
tạp,
bao
gồm
di
truyền,
cấu
trúc
não
bộ,
mất
cân
bằng
về
chất
trong
cơ
thể,
áp
lực
xã
hội
và
văn
hóa.[14]
Người
mắc
rối
loạn
lưỡng
cực
không
thể
“ngừng”
mắc
bệnh,
nhưng
bệnh
này
có
thể
điều
trị
được.[16]
- Xem xét cách bạn nói chuyện với ai đó mắc bệnh khác, chẳng hạn như ung thư. Liệu bạn có hỏi họ: “Bạn đã bao giờ cố gắng khỏi bệnh ung thư chưa?”. Do đó việc nói với người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực rằng “hãy cố gắng hơn nữa” là không đúng.[17]
- Có một nhận thức sai lầm khá phổ biến cho rằng bệnh lưỡng cực là căn bệnh hiếm gặp, thật ra có khoảng 6 triệu người Mỹ trưởng thành mắc các loại bệnh rối loạn lưỡng cực.[18] Ngay cả những diễn viên nổi tiếng như Stephen Fry, Carrie Fisher và Jean-Claude Van Damme cũng từng cởi mở về bệnh rối loạn lưỡng cực mà mình mắc phải.[19][20]
- Nhiều lúc người ta còn nghĩ tâm trạng hưng cảm hay trầm cảm cũng là “bình thường”, thậm chí còn tốt. Đúng là ai cũng có những ngày tốt và ngày xấu, nhưng rối loạn lưỡng cực khiến tâm trạng thay đổi tới ngưỡng cực độ và có hại hơn nhiều so với kiểu “tâm trạng thất thường” vào những “ngày xui xẻo”. Bệnh làm đảo lộn khả năng sinh hoạt và làm việc trong cuộc sống.[21]
- Ngoài ra người ta hay nhầm lẫn bệnh tâm thần phân liệt với bệnh rối loạn lưỡng cực. Chúng hoàn toàn khác nhau dù có chung một vài triệu chứng (ví dụ như trầm cảm). Rối loạn lưỡng cực có đặc điểm chính là sự thay đổi giữa các trạng thái tâm trạng căng đến cực độ. Tâm thần phân liệt thường gây ra những triệu chứng như ảo giác, ảo tưởng, nói năng lộn xộn, là tình trạng hầu như không có ở bệnh rối loạn lưỡng cực.[22]
- Nhiều người tin rằng người bệnh rối loạn lưỡng cực hay trầm cảm rất nguy hiểm với người xung quanh, trong khi đó các phương tiện truyền thông lại đưa thông tin nhầm lẫn thúc đẩy quan điểm này. Thực tế nghiên cứu cho thấy họ tuyệt đối không có nhiều hành động bạo lực hơn so với người bình thường. Tuy nhiên người bệnh có khuynh hướng nghĩ đến hay thực hiện hành vi tự tử.[16]
Nói chuyện với Bệnh nhân[sửa]
-
Tránh
dùng
ngôn
ngữ
gây
tổn
thương.
Một
số
người
thích
nói
đùa
rằng
mình
bị
“tâm
thần”
cho
dù
họ
không
mắc
bất
kì
loại
bệnh
tâm
thần
nào.
Cách
nói
như
vậy
không
chỉ
đưa
thông
tin
sai
lệch
mà
còn
vô
tình
tầm
thường
hóa
những
trải
nghiệm
mà
người
mắc
bệnh
thực
sự
gặp
phải.
Vì
vậy
bạn
phải
cẩn
trọng
khi
thảo
luận
về
bệnh
tâm
thần.[19]
- Bạn cần nhớ rằng con người là sự tổng hợp của nhiều năng lực khác nhau, bên cạnh những khuyết điểm như bệnh tật. Do đó chúng ta không được nói những câu mang tính gói gọn như “Mình nghĩ bạn là người lưỡng cực”. Thay vào đó bạn nên nói: “Mình nghĩ bạn mắc bệnh lưỡng cực”.[1]
- Khi gọi ai đó “là” căn bệnh của họ thì bạn vô tình đã giảm giá trị của họ xuống còn một thành tố cấu thành duy nhất. Điều này làm trầm trọng thêm sự kỳ thị vốn thường đi kèm với bệnh tâm thần, cho dù bạn không có ý như vậy.
- Cố gắng tránh an ủi người bệnh bằng cách nói “Mình cũng hơi bị lưỡng cực” hay “Mình hiểu cảm nhận của bạn”, cách nói này hại nhiều lợi vì chúng chỉ làm họ cảm thấy bạn không xem căn bệnh đó một cách nghiêm túc.
-
Nói
về
mối
lo
của
bạn
với
người
bệnh.
Bạn
có
thể
lo
lắng
vì
sợ
nói
ra
sẽ
làm
họ
buồn,
nhưng
bạn
thật
sự
nên
nói
cho
họ
biết
về
những
suy
nghĩ
của
mình
vì
điều
đó
có
ích.
Tránh
nói
về
bệnh
tâm
thần
là
vô
tình
tán
thành
tiếng
xấu
vốn
hay
đi
kèm
với
căn
bệnh
này,
và
khuyến
khích
người
bệnh
nhầm
tưởng
họ
là
người
“xấu”
hoặc
“vô
dụng”,
cảm
thấy
xấu
hổ
khi
bị
bệnh.
Khi
tiếp
cận
bạn
cần
có
thái
độ
cởi
mở,
chân
thành
và
biểu
lộ
sự
cảm
thông.[12]
- Trấn an người bệnh rằng bạn luôn ở bên họ. Rối loạn lưỡng cực khiến người ta cảm thấy rất đơn độc, do đó bạn nên nói cho người đó biết là mình luôn ở cạnh bên để hỗ trợ bằng tất cả sức lực.
- Thừa nhận căn bệnh của họ là có thật. Cố gắng xem thường các triệu chứng mà người thân của bạn mắc phải không phải là việc hay, vì như vậy chẳng làm họ thấy khá hơn. Thay vì nói với họ bệnh này “không có gì đáng sợ”, bạn nên thừa nhận sự nghiêm trọng của nó nhưng đồng thời khẳng định bệnh hoàn toàn điều trị được. Ví dụ: “Chị biết em bị bệnh vì nó đang khiến em làm những việc không phải là chính mình. Nhưng chúng ta có thể tìm ra cách giải quyết”.
- Truyền tải tình yêu và sự chấp nhận với người bệnh. Đặc biệt trong giai đoạn trầm cảm, họ có khuynh hướng tin rằng mình là người vô dụng và tàn tạ. Bạn cần dung hòa niềm tin tiêu cực đó bằng cách thể hiện tình yêu và sự chấp nhận đối với bản thân người bệnh. Ví dụ: “Bạn rất quan trọng với mình. Mình luôn lo lắng cho bạn và đó là lý do vì sao mình muốn giúp em”.
-
Sử
dụng
cách
xưng
"Chị"
hay
các
cách
xưng
phù
hợp
khác
sao
cho
truyền
tải
được
tình
cảm
thân
thiết
và
tình
thương
yêu
của
bạn.
Khi
nói
chuyện,
điều
quan
trọng
là
bạn
không
được
tỏ
ra
mình
đang
chỉ
trích
hay
phán
xét
họ.
Người
mắc
bệnh
tâm
thần
dễ
cảm
thấy
như
cả
thế
giới
đang
chống
lại
họ,
vì
vậy
bạn
nên
tỏ
ra
đang
đứng
về
phía
người
thân
yêu
của
bạn.
- Ví dụ bạn có thể nói: “Mình quan tâm đến bạn và mình thấy có những vấn đề đáng lo ngại”.
- Có một số câu nói mang hàm ý áp đặt mà bạn nên tránh. Ví dụ, bạn nên tránh nói những điều như “Chị chỉ cố giúp em thôi” hay “Em cần phải nghe lời chị”.
-
Tránh
đe
dọa
và
đổ
lỗi.
Có
thể
bạn
lo
lắng
cho
sức
khỏe
của
người
đó
và
thấy
cần
phải
giúp
họ
“bằng
mọi
cách
có
thể”.
Tuy
nhiên,
bạn
tuyệt
đối
không
nên
sử
dụng
cách
nói
phóng
đại,
đe
dọa,
“lời
nói
trách
cứ”
hay
đổ
lỗi
để
buộc
họ
đi
khám
bệnh.
Nói
như
vậy
chỉ
càng
làm
họ
tin
rằng
bạn
thấy
điều
gì
“bất
thường”
ở
họ.[12]
- Tránh những câu nói như “Em đang làm chị lo đó” hay “Hành vi của em kỳ quá”, chúng nghe có vẻ quy kết và khiến đối phương thu mình lại.
- Kiểu nói bông đùa với cảm xúc tội lỗi của đối phương cũng không có lợi. Không sử dụng mối quan hệ làm đòn bẩy buộc người đó phải đi khám bệnh, chẳng hạn như nói “Nếu em thật sự thương chị thì phải đi khám bệnh” hay “Hãy nghĩ về những gì em đang làm với gia đình chúng ta”. Người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực thường phải đấu tranh chống lại cảm xúc xấu hổ và vô dụng, do đó cách nói này chỉ làm tình hình xấu thêm.
- Tránh đe dọa. Bạn không thể buộc ai đó làm điều mình muốn. Bạn sẽ chỉ làm người đó căng thẳng nếu nói những điều như “Nếu em không đi khám bệnh thì chị sẽ từ em” hoặc “Chị sẽ không mua xe cho em nếu em không chịu khám bệnh”, sự căng thẳng đó có thể làm nảy sinh tâm trạng tiêu cực.
-
Định
hình
buổi
nói
chuyện
hướng
tới
vấn
đề
sức
khoẻ.
Một
số
người
không
muốn
chấp
nhận
mình
có
vấn
đề.
Khi
người
bệnh
lưỡng
cực
trong
giai
đoạn
hưng
cảm,
họ
cảm
thấy
rất
“hưng
phấn”
nên
không
dễ
để
chấp
nhận
mình
có
vấn
đề.
Ngược
lại
khi
có
tâm
trạng
trầm
cảm,
họ
nhận
ra
mình
không
ổn
nhưng
không
thấy
có
hy
vọng
chữa
trị
thành
công.[12]
Bạn
nên
thể
hiện
mối
lo
của
mình
dưới
dạng
đề
tài
liên
quan
tới
sức
khỏe.
- Ví dụ, bạn có thể lặp lại quan điểm của mình cho rằng rối loạn lưỡng cực cũng chỉ là một căn bệnh giống như tiểu đường hay ung thư. Bạn muốn họ đi khám bệnh lưỡng cực cũng giống như trường hợp bạn khuyến khích họ đi chữa ung thư.
- Nếu người đó vẫn miễn cưỡng không chấp nhận mình bị bệnh thì bạn có thể gợi ý cho họ đi khám bệnh vì một triệu chứng nào đó, không phải vì bệnh “rối loạn”. Ví dụ, nếu bạn gợi ý đi khám chứng mất ngủ hay mệt mỏi thì có thể dễ dàng thuyết phục họ tới bệnh viện hơn.
-
Khuyến
khích
người
bệnh
chia
sẻ
cảm
xúc
và
trải
nghiệm.
Trong
lúc
nói
chuyện
bạn
thường
có
xu
hướng
biến
những
mối
lo
của
mình
thành
một
bài
giảng
trước
người
bệnh.
Để
tránh
phạm
phải
điều
này
bạn
nên
mời
họ
chia
sẻ
cảm
xúc
và
suy
nghĩ.
Nhớ
rằng:
mặc
dù
bạn
có
thể
bị
ảnh
hưởng
bởi
chứng
rối
loạn
của
họ,
nhưng
vấn
đề
ở
đây
là
cần
giúp
đỡ
họ,
không
phải
bạn.[23]
- Ví dụ, sau khi chia sẻ mối lo của mình, bạn nên nói “Em muốn chia sẻ suy nghĩ hiện giờ của em không?” hoặc “Giờ em đã nghe xong điều chị muốn nói, thế em nghĩ gì?”.
- Không nên cho rằng bạn biết đối phương cảm nhận thế nào. Để trấn an người khác người ta dễ dàng nói “Chị biết em cảm thấy thế nào”, nhưng thực tế câu nói đó nghe rất tùy tiện. Bạn nên nói điều gì đó thừa nhận cảm xúc riêng của người bệnh mà không ngụ ý như đã biết rồi: “Giờ thì chị hiểu vì sao điều đó làm em buồn”.
- Nếu người đó kháng cự và không chấp nhận mình bị bệnh thì cũng không nên tranh cãi về việc này. Bạn có thể kêu gọi người thân của mình đi khám bệnh nhưng không thể buộc nó phải xảy ra.
-
Không
được
gạt
đi
các
suy
nghĩ
và
cảm
xúc
của
người
bệnh
vì
cho
rằng
nó
“không
thật”
hoặc
không
đáng
xem
xét.
Cho
dù
cảm
xúc
này
diễn
ra
trong
giai
đoạn
trầm
cảm
thì
nó
cũng
rất
thật
đối
với
người
chứng
kiến.
Do
đó
việc
thẳng
thừng
gạt
bỏ
cảm
xúc
của
người
bệnh
khiến
họ
không
thể
chia
sẻ
suy
nghĩ
của
mình
trong
tương
lai.
Thay
vào
đó
bạn
phải
xem
trọng
cảm
xúc
của
bệnh
nhân
và
cùng
nhau
đương
đầu
với
những
suy
nghĩ
tiêu
cực.
- Ví dụ, nếu người đó nghĩ rằng không ai yêu thương họ và họ là một người “xấu” thì bạn nên nói như sau: “Chị biết em cảm thấy như vậy, chị rất tiếc vì những cảm xúc đó. Nhưng chị muốn em biết rằng chị yêu em, em là một người tốt và luôn biết quan tâm tới người khác”.
-
Thuyết
phục
người
bệnh
đi
khám
bệnh
tầm
soát.
Hưng
cảm
và
trầm
cảm
là
hai
điểm
nổi
bật
của
rối
loạn
lưỡng
cực.
Trên
trang
web
của
Liên
minh
Hỗ
trợ
Người
bệnh
Trầm
cảm
và
Rối
loạn
lưỡng
cực
có
bài
kiểm
tra
tầm
soát
dành
cho
chứng
hưng
cảm
và
trầm
cảm.[24]
- Bài kiểm tra này được giữ bí mật và có thể làm ngay tại nhà nên bớt gây stress cho người bệnh, giúp họ nhận ra nhu cầu cần được chữa trị.
-
Nhấn
mạnh
vai
trò
của
chuyên
gia
khi
điều
trị.
Rối
loạn
lưỡng
cực
là
căn
bệnh
rất
nghiêm
trọng,
nếu
không
chữa
trị
bệnh
nhẹ
có
thể
trở
thành
nặng.
Bạn
phải
thuyết
phục
người
thân
của
mình
đi
khám
bệnh
ngay.[10]
- Bước đầu tiên là đi gặp bác sĩ đa khoa.[25] Họ sẽ là người quyết định người bệnh có cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần hay không.
- Chuyên gia sức khỏe tâm thần thường áp dụng liệu pháp tâm lý trong kế hoạch điều trị. Có nhiều loại chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể cung cấp liệu pháp tâm lý, bao gồm bác sĩ chuyên khoa tâm thần, chuyên gia tâm lý, y tá hay nhân viên y tế có chứng chỉ hành nghề, chuyên viên tư vấn đã qua đào tạo. Bạn có thể nhờ bác sĩ hay bệnh viện giới thiệu cho mình một chuyên gia.[26]
- Nếu xác định cần phải uống thuốc thì bệnh nhân phải tới bác sĩ chuyên khoa tâm thần hay chuyên gia tâm lý để được kê thuốc, nhân viên y tế và chuyên viên tư vấn có thể cung cấp liệu pháp tâm lý nhưng không được kê thuốc.[26]
Hỗ trợ Người bệnh[sửa]
- Hiểu rằng rối loạn lưỡng cực là căn bệnh theo cả đời. Kết hợp điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý có ảnh hưởng tích cực rất lớn, nhiều bệnh nhân cải thiện đáng kể về tâm trạng lẫn khả năng làm việc và sinh hoạt. Tuy nhiên không có cách “điều trị dứt điểm” cho bệnh này, và triệu chứng có thể tái lại trong suốt cuộc đời. Nói chung bạn phải kiên nhẫn với người thân của mình.[27]
-
Chủ
động
giúp
đỡ.
Trong
giai
đoạn
trầm
cảm
người
bệnh
cảm
thấy
gần
như
không
thể
chịu
nổi
cái
thế
giới
xung
quanh
mình.
Lúc
này
bạn
nên
hỏi
xem
có
thể
làm
gì
cho
họ.
Thậm
chí
bạn
có
thể
gợi
ý
cụ
thể
nếu
biết
được
điều
gì
có
khả
năng
tác
động
đến
người
thân
của
mình
nhất.[23]
- Ví dụ, bạn có thể nói: “Dường như gần đây bạn rất căng thẳng. Liệu mình có thể trông con cho bạn để bạn rảnh tối nay không?”
- Nếu người đó đang trải qua trầm cảm rất nặng thì bạn nên đề nghị một thú vui tiêu khiển nào đó. Bạn không nên xem họ là một người dễ tổn thương và không thể tiếp cận, chỉ vì họ có bệnh. Nếu nhận ra họ đang phải vật lộn với triệu chứng trầm cảm (đã đề cập trong bài viết này) thì bạn cũng đừng làm lớn chuyện mà chỉ đơn giản nói: “Chị thấy tuần này em khá ưu tư, có muốn đi xem phim với chị không?”
-
Theo
dõi
triệu
chứng.
Việc
theo
dõi
triệu
chứng
của
người
bệnh
rất
có
ích.
Thứ
nhất
chúng
giúp
bạn
và
người
bệnh
biết
được
các
dấu
hiệu
của
một
trạng
thái
tâm
trạng,
và
đó
là
nguồn
thông
tin
hữu
ích
cho
bác
sĩ
hay
chuyên
gia
sức
khỏe
tâm
thần.
Thứ
hai
bạn
sẽ
tìm
ra
nguyên
nhân
thúc
đẩy
dẫn
tới
trạng
thái
hưng
cảm
hay
trầm
cảm.[28][12]
- Dấu hiệu cảnh báo của trạng thái hưng cảm bao gồm: ngủ ít, cảm thấy phấn khích, dễ bực bội, bồn chồn không yên, mức độ hoạt động tăng cao.
- Dấu hiệu cảnh báo của trạng thái trầm cảm bao gồm: mệt mỏi, thói quen ngủ rối loạn (ngủ nhiều hơn hay ít hơn), khó tập trung, mất hứng thú với những việc từng thích, thu mình khỏi hoạt động xã hội, thay đổi khẩu vị.
- Liên minh Hỗ trợ Người bệnh Trầm cảm và Rối loạn lưỡng cực có cung cấp lịch cá nhân để theo dõi triệu chứng bệnh. Bạn nên thử vì có thể sẽ hữu ích cho người bệnh.[29]
- Nguyên nhân thúc đẩy dẫn tới các trạng thái tâm trạng này bao gồm stress, lạm dụng chất và thiếu ngủ.[30]
-
Kiểm
tra
tình
trạng
uống
thuốc
của
người
bệnh.
Việc
nhắc
nhở
nhẹ
nhàng
có
thể
có
lợi
với
một
số
người,
đặc
biệt
khi
họ
đang
trong
giai
đoạn
hưng
cảm,
là
lúc
tính
khí
trở
nên
thất
thường
hoặc
hay
quên.
Nhiều
lúc
người
đó
cho
rằng
mình
đang
khỏe
lên
nên
ngừng
uống
thuốc.
Bạn
giúp
người
bệnh
duy
trì
quá
trình
điều
trị
nhưng
không
được
nói
giọng
điệu
cáo
buộc.[19][12]
- Ví dụ, “Hôm nay bạn đã uống thuốc chưa?” là câu hỏi hoàn toàn ổn.
- Nếu họ nói cảm thấy khá hơn, bạn nên nhắc nhở họ về lợi ích của thuốc: “Mình rất vui khi bạn khỏe hơn. Mình nghĩ nguyên nhân chính là nhờ thuốc. Nếu như vậy mình thấy tiếp tục uống thuốc là điều cần thiết phải không?”
- Cần phải mất nhiều tuần thuốc mới phát huy tác dụng, do đó bạn phải kiên nhẫn nếu triệu chứng dường như không giảm.[25]
-
Khuyến
khích
họ
giữ
gìn
sức
khỏe.
Ngoài
việc
uống
thuốc
và
tới
gặp
chuyên
gia
trị
liệu
đều
đặn,
chăm
sóc
sức
khỏe
thể
chất
cũng
giúp
làm
giảm
các
triệu
chứng
bệnh.[31]
Người
mắc
rối
loạn
lưỡng
cực
có
nguy
cơ
béo
phì
cao
hơn.[32]
Bạn
nên
động
viên
họ
ăn
uống
lành
mạnh,
tập
thể
dục
đều
đặn
và
vừa
phải,
chế
độ
ngủ
hợp
lý.
-
Bệnh
nhân
rối
loạn
lưỡng
cực
thường
thông
báo
về
thói
quen
ăn
uống
không
lành
mạnh,
bao
gồm
việc
bỏ
bữa
hằng
ngày
hoặc
ăn
thức
ăn
không
lành
mạnh.[33]
Khuyến
khích
chế
độ
ăn
cân
đối
bao
gồm
hoa
quả
và
rau,
cacbohydrat
phức
tạp
như
đậu
và
ngũ
cốc
nguyên
hạt,
thịt
nạc
và
cá.[34]
- Ăn axít béo omega-3 có thể chống lại các triệu chứng của bệnh lưỡng cực. Một số nghiên cứu cho thấy các axít béo omega-3 có khả năng giảm trầm cảm, đặc biệt axít béo ở loài cá sống trong nước lạnh. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ và thực phẩm chay như quả óc chó và hạt lanh là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào.[35]
- Thuyết phục người bệnh tránh tiêu thụ nhiều caffein. Caffein có thể kích hoạt các triệu chứng không mong muốn ở người bệnh rối loạn lưỡng cực.[35]
- Thuyết phục người bệnh tránh uống rượu bia. Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có nguy cơ lạm dụng rượu bia và các chất khác cao hơn năm lần so với người thường. Rượu bia là chất gây trầm cảm và có thể dẫn tới trạng thái tâm trạng trầm cảm nặng, ngoài ra nó còn can thiệp vào tác dụng của một số loại thuốc.[36]
- Tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải, đặc biệt là bài tập làm tăng nhịp tim, giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng quát của người bệnh lưỡng cực.[37][38][32] Nhưng quan trọng nhất là người bệnh phải tập thể dục đều, vì đa số họ đều thường có thói quen lười tập thể dục.[33]
-
Bệnh
nhân
rối
loạn
lưỡng
cực
thường
thông
báo
về
thói
quen
ăn
uống
không
lành
mạnh,
bao
gồm
việc
bỏ
bữa
hằng
ngày
hoặc
ăn
thức
ăn
không
lành
mạnh.[33]
Khuyến
khích
chế
độ
ăn
cân
đối
bao
gồm
hoa
quả
và
rau,
cacbohydrat
phức
tạp
như
đậu
và
ngũ
cốc
nguyên
hạt,
thịt
nạc
và
cá.[34]
-
Chăm
sóc
bản
thân.
Bạn
bè
và
người
thân
của
bệnh
nhân
rối
loạn
lưỡng
cực
cũng
cần
phải
chăm
sóc
cho
chính
họ.
Bạn
không
thể
giúp
đỡ
ai
nếu
bản
thân
kiệt
sức
và
quá
căng
thẳng.
- Nghiên cứu cho thấy nếu người chăm sóc bệnh nhân bị stress thì bản thân người bệnh cũng khó có thể theo đuổi quá trình điều trị. Chăm sóc bản thân chính là giúp đỡ người thân của bạn.[39]
- Nhóm hỗ trợ có thể giúp bạn học cách đương đầu với bệnh rối loạn lưỡng cực mà người thân bạn mắc phải. Tại Mỹ, Liên minh Hỗ trợ Người bệnh Trầm cảm và Rối loạn lưỡng cực có cung cấp nhóm hỗ trợ trực tuyến[40] và các nhóm ở địa phương.[41] Liên minh Quốc gia về Bệnh tâm thần cũng có rất nhiều chương trình như vậy.[42]
- Nhớ ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và tập thể dục đều đặn. Nếu bạn có những thói quen lành mạnh như vậy thì người bệnh cũng có khuynh hướng học theo để giữ cơ thể khỏe mạnh.[43]
- Hành động để giảm stress. Biết rõ giới hạn của mình và nhờ người khác giúp đỡ khi cần. Các hoạt động như thiền và yoga có thể hữu ích trong việc giảm tâm trạng bồn chồn.
-
Để
ý
hành
động
và
suy
nghĩ
muốn
tự
tử.
Tự
tử
là
một
nguy
cơ
thực
sự
đối
với
người
mắc
bệnh
rối
loạn
lưỡng
cực.
Họ
có
khuynh
hướng
nghĩ
đến
hay
thực
hiện
hành
vi
tự
tử
cao
hơn
so
với
người
bị
trầm
cảm
nặng.
Nếu
người
thân
bạn
nhắc
tới
việc
tự
tử,
dù
là
chỉ
nói
qua
loa,
bạn
cũng
phải
tìm
cách
giúp
họ
ngay.
Không
được
hứa
hẹn
giữ
bí
mật
những
hành
động
hay
suy
nghĩ
như
vậy.[44][30]
- Nếu người đó đang gặp trường hợp nguy hiểm khẩn cấp thì bạn phải gọi cấp cứu ngay.[28]
- Đề nghị người bệnh gọi điện cho phòng cấp cứu nếu có suy nghĩ tự tử, hoặc nếu tại Mỹ thì có thể gọi vào số của Đường dây Ngăn chặn Tự tử Quốc gia (1-800-273-8255).[45]
- Trấn an người bệnh rằng bạn rất yêu họ và cuộc sống của họ vô cùng có ý nghĩa, cho dù có thể họ không thấy như vậy vào thời điểm hiện tại.
- Bạn không nên yêu cầu họ đừng cảm thấy thế này hay thế nọ, vì cảm xúc là có thực và họ không thể thay đổi được. Thay vào đó bạn cần tập trung vào các hành động mà họ có thể kiểm soát được. Ví dụ: “Mình nhận ra việc này rất khó với bạn, mình vui vì bạn đã nói ra điều đó. Bạn cứ tiếp tục nói ra những suy nghĩ của mình. Mình ở đây để giúp bạn”.
Lời khuyên[sửa]
- Rối loạn lưỡng cực cũng giống như các bệnh tâm thần khác, không phải lỗi của ai. Không phải của người bệnh và cũng không phải của bạn. Bạn hãy đối xử tốt và cảm thông với người bệnh.
- Không làm tất cả mọi việc chỉ vì căn bệnh đó. Người ta hay có suy nghĩ phải đối xử với bệnh nhân thật dịu dàng như với trẻ con, hoặc làm mọi thứ vì lợi ích của người bệnh. Bạn nên nhớ cuộc sống của họ không chỉ có bệnh, mà còn có sở thích, niềm đam mê và cảm xúc. Bạn hãy để họ vui chơi và tận hưởng cuộc sống của họ.
Cảnh báo[sửa]
- Người mắc rối loạn lưỡng cực có nguy cơ tự tử cao. Nếu bạn bè hay người thân mắc bệnh này và họ bắt đầu nhắc tới việc tự tử thì bạn phải xem nghiêm túc lời nói đó, và tìm cách điều trị tâm thần cho họ ngay.
- Nếu họ rơi vào khủng hoảng thì bạn nên gọi điện cho chuyên gia y tế hoặc đường dây nóng ngăn chặn tự tử trước khi gọi cho cảnh sát. Đã có những sự cố khi nhờ cảnh sát can thiệp vào trường hợp bệnh nhân tâm thần, dẫn đến chấn thương hoặc thậm chí tử vong. Nếu được bạn nên kêu gọi sự giúp đỡ của ai đó có kiến thức chuyên môn và đã được đào tạo đối phó với người bệnh tâm thần.[46][47][48]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.dbsalliance.org/site/PageServer?pagename=education_bipolar_types
- ↑ 2,0 2,1 2,2 http://www.nimh.nih.gov/health/topics/bipolar-disorder/index.shtml
- ↑ 3,0 3,1 http://www.psychiatry.org/bipolar-disorder
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://www.webmd.com/bipolar-disorder/guide/bipolar-disorder-forms
- ↑ 5,0 5,1 http://www.nimh.nih.gov/health/publications/bipolar-disorder-in-adults/index.shtml#pub3
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/bipolar-disorder-in-adults/index.shtml?rf
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/bipolar-disorder-in-adults/index.shtml?rf#pub3
- ↑ http://www2.nami.org/factsheets/bipolardisorder_factsheet.pdf
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/bipolar-disorder-easy-to-read/index.shtml#pub5
- ↑ 10,0 10,1 http://www.nimh.nih.gov/health/topics/bipolar-disorder/index.shtml#part_145404
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bipolar-disorder/basics/symptoms/con-20027544
- ↑ 12,0 12,1 12,2 12,3 12,4 12,5 http://www.helpguide.org/articles/bipolar-disorder/helping-a-loved-one-with-bipolar-disorder.htm
- ↑ http://psychcentral.com/lib/recommended-books-on-bipolar/0001374
- ↑ 14,0 14,1 http://www.nimh.nih.gov/health/topics/bipolar-disorder/index.shtml#part_145402
- ↑ http://www.dbsalliance.org/site/PageServer?pagename=education_bipolar
- ↑ 16,0 16,1 16,2 http://www.dbsalliance.org/pdfs/mythsfinal.pdf
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2012/11/07/5-persistent-myths-about-bipolar-disorder/
- ↑ http://www.webmd.com/bipolar-disorder/features/8-myths-about-bipolar-disorder
- ↑ 19,0 19,1 19,2 http://www.theguardian.com/commentisfree/2014/sep/23/bipolar-disorder-joy-10-things-you-should-never-say-to-someone-with-bipolar-disorder
- ↑ http://www.bipolar-lives.com/famous-bipolar-people.html
- ↑ http://www2.nami.org/Content/ContentGroups/Home4/Home_Page_Spotlights/Spotlight_1/True_or_False_The_Top_10_Myths_About_Bipolar_Disorder.htm
- ↑ http://ccpweb.wustl.edu/pdfs/2013_defdes.pdf
- ↑ 23,0 23,1 http://www.webmd.com/bipolar-disorder/helping-loved-one-with-bipolar
- ↑ http://www.dbsalliance.org/site/PageServer?pagename=education_screeningcenter
- ↑ 25,0 25,1 http://newsinhealth.nih.gov/issue/May2010/Feature1
- ↑ 26,0 26,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mental-illness/in-depth/mental-health-providers/ART-20045530?p=1
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/topics/bipolar-disorder/index.shtml#part_145406
- ↑ 28,0 28,1 http://www.dbsalliance.org/site/PageServer?pagename=education_brochures_helping_friend_family
- ↑ http://www.dbsalliance.org/site/PageServer?pagename=wellness_personal_calendar
- ↑ 30,0 30,1 http://www.helpguide.org/articles/bipolar-disorder/bipolar-disorder-signs-and-symptoms.htm
- ↑ http://www.webmd.com/bipolar-disorder/features/8-myths-about-bipolar-disorder?page=4
- ↑ 32,0 32,1 http://link.springer.com/article/10.1007/s12017-009-8079-9
- ↑ 33,0 33,1 http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1399-5618.2007.00386.x/abstract;jsessionid=4A4EC02F47D73D2D0F1E8ACB064AA0B1.f04t02?deniedAccessCustomisedMessage=&userIsAuthenticated=false
- ↑ http://www.webmd.com/bipolar-disorder/guide/bipolar-diet-foods-to-avoid
- ↑ 35,0 35,1 http://www.webmd.com/bipolar-disorder/guide/bipolar-diet-foods-to-avoid?page=2
- ↑ http://www.webmd.com/bipolar-disorder/guide/bipolar-diet-foods-to-avoid?page=3
- ↑ http://europepmc.org/abstract/med/20051706
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0165032706004927
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/publications/bipolar-disorder-in-adults/index.shtml?rf#pub11
- ↑ http://www.dbsalliance.org/site/PageServer?pagename=peer_OSG
- ↑ http://www.dbsalliance.org/site/PageServer?pagename=peer_support_group_locator
- ↑ http://www.nami.org/Find-Support/NAMI-Programs
- ↑ https://caregiver.org/taking-care-you-self-care-family-caregivers
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/topics/bipolar-disorder/index.shtml#part_145407
- ↑ http://www.suicidepreventionlifeline.org/gethelp/someone.aspx
- ↑ The Washington Post: Distraught People, Deadly Results - Officers often lack the training to approach the mentally unstable, experts say (USA)
- ↑ Center for Public Representation on patterns of police violence against people with psychiatric disabilities
- ↑ Police Brutality's Hidden Victims: The Disabled