Nhận biết chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chờ đợi chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên là khoảng thời gian kỳ lạ. Bạn không chỉ cảm thấy hồi hộp và nôn nóng về lần đầu tiên này (đặc biệt là khi một vài người bạn của bạn đã bắt đầu ngày đèn đỏ), mà còn có một chút lo lắng hoặc sợ hãi về việc không biết chu kỳ đó sẽ như thế nào. Cách tốt nhất để xua tan mọi áp lực và lo lắng là có sự chuẩn bị tốt và hiểu rõ bạn đang mong chờ điều gì. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết khi nào kỳ kinh nguyệt đầu tiên của mình sẽ đến.

Các bước[sửa]

Biết được khi nào chu kỳ đến[sửa]

  1. Nắm rõ "chu kỳ kinh nguyệt" nghĩa là gì. Chắc chắn rằng bạn đã từng nghe về thuật ngữ "chu kỳ" rất nhiều lần và có sự hiểu biết nhất định về việc trải qua ngày đèn đỏ là như thế nào. Tuy nhiên, liệu bạn có nhận thức được chính xác chuyện gì đang xảy ra trong cơ thể trong suốt chu kỳ kinh nguyệt hay không? Hiểu rõ tại sao phụ nữ đều phải trải qua ngày đèn đỏ có thể giúp bạn ý thức được tất cả hoạt động kỳ lạ đang diễn ra trong cơ thể.
    • Khi một cô gái bước sang giai đoạn tuổi dậy thì, mỗi tháng buồng trứng sẽ sản xuất ra một trứng chín nhỏ. Trứng này sẽ bắt đầu rời buồng trứng và đi chu du trong ống dẫn trứng để đến tử cung (dạ con). Cùng lúc đó, tử cung cũng sản xuất lớp lớp màng mỏng được hình thành từ mô và mạch máu để chuẩn bị đón trứng thụ tinh đến làm tổ.
    • Nếu trứng thụ tinh (điều này chỉ xảy ra sau quan hệ tình dục, khi tinh trùng của người nam gặp trứng), nó sẽ bám vào lớp màng tử cung và chuẩn bị làm tổ. Đây là lúc hiện tượng thai kỳ bắt đầu.
    • Trong trường hợp trứng vẫn chưa thụ tinh, nó có xu hướng tự phá vỡ trước khi đi đến thành tử cung. Nếu điều này xảy ra, lớp màng tử cung sẽ không còn kéo dài nữa. Thay vào đó, nó sẽ tự bong ra khỏi thành tử cung và chuyển ra khỏi cơ thể qua tử cung và âm đạo. Đây là lúc chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu.[1]
  2. Nắm rõ bạn sẽ mất bao nhiêu máu. Khi đến ngày đèn đỏ, bạn thường có chút lo lắng không biết lượng máu ra ngoài cơ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên, không có gì phải lo lắng cả - vì thực ra thì bạn mất ít máu hơn bạn tưởng.
    • Thông thường, một cô gái sẽ chỉ mất khoảng từ 4 đến 6 muỗng súp máu trong suốt thời kỳ kinh nguyệt, và con số này không đáng kể. Nó chỉ bằng nửa cốc nước hoặc hơn.
    • Tuy nhiên, lượng máu này thường bị pha loãng với mô của màng tử cung và một số dịch chất khác, nên dường như có vẻ bạn mất hơi nhiều máu. Nói chung, bạn mất khoảng chừng từ một nửa đến một cốc nước đầy máu kinh trong khoảng thời gian đèn đỏ.[1]
    • Ở chu kỳ đầu tiên, thậm chí là chu kỳ tiếp theo, bạn có thể sẽ không thấy máu kinh ra nhiều. Chu kỳ đầu thường nhẹ nhàng và ra rất ít máu. Lượng máu có khuynh hướng tăng khi chu kỳ của bạn đến đều đặn và thường xuyên.
    • Nếu bạn trải qua các triệu chứng trên, đừng quên lên kế hoạch trước và kỹ càng và nên mặc quần màu tối hoặc mang theo quần/váy dự trữ ở trong túi xách.
  3. Biết được khi nào chu kỳ sẽ tới và kéo dài trong thời gian bao lâu. Thời gian chu kỳ kinh nguyệt đến và kéo dài sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng phụ nữ. Nhưng nhìn chung thì bạn sẽ trải qua ngày đèn đỏ khoảng một lần một tháng và nó sẽ kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
    • Mặc dù bạn có thể tính toán bao lâu thì kinh nguyệt đến trong tháng, nhưng độ dài của chu kỳ ở mỗi người là khác nhau. Đối với hầu hết phái nữ, chu kỳ sẽ đến trong khoảng từ 25 đến 30 ngày một lần. Tuy nhiên, một số người có thể có kinh nguyệt sau 21 ngày trong khi số khác sau 35 ngày. Điều này hoàn toàn bình thường.
    • Cần mất một chút thời gian để cơ thể có thể thích nghi nghi với chu kỳ kinh nguyệt. Cũng có khi khoảng 1 đến 2 tháng sau bạn mới có chu kỳ trở lại sau khi chu kỳ thứ nhất kết thúc. Tất nhiên, điều này hoàn toàn bình thường – vì kinh nguyệt sẽ tự động điều chỉnh một cách có hệ thống và thường xuyên hơn khi bạn lớn hơn.
    • Mặc dù vậy, một vài nhân tố, như stress, ăn kiêng và luyện tập quá khắt khe cũng là nguyên nhân làm đèn đỏ đến chậm hoặc thậm chí là không đến. Điều này hoàn toàn bất thường, và bạn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ để điều chỉnh stress và vấn đề cân nặng.
    • Kinh nguyệt thường kéo dài khoảng từ 3 đến 7 ngày. Trong suốt chu kỳ, máu ra nhiều hay ít và màu sắc của chúng ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau.[1]
  4. Để ý sự thay đổi tâm tính và dấu hiệu đau bụng kinh (hay còn gọi là chuột rút kinh nguyệt). Bên cạnh sự khó chịu của kinh nguyệt, bạn còn trải qua nhiều tác dụng phụ không mong muốn trước và sau chu kỳ.
    • Đầu tiên, trong tuần trước ngày đèn đỏ tâm trạng của bạn trở nên thất thường – đây là lúc bạn sẽ cảm thấy cực kỳ hạnh phúc hoặc ủ rũ mà không có lý do đặc biệt nào. Phản ứng phụ này hoàn toàn bình thường khi tất cả hóc-môn di chuyển xung quanh trong suốt giai đoạn dậy thì. Và khi bạn lớn hơn chút nữa, vấn đề này sẽ không còn đáng lo ngại nữa. Trong lúc này, một thỏi sô cô la sẽ là vị cứu tinh làm bạn thấy dễ chịu hơn mỗi khi tâm trạng đi xuống!
    • Thứ hai, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn bởi những cơn chuột rút xuất hiện trước và suốt chu kỳ kinh nguyệt. Mặc dù đây là tình trạng bình thường, nhưng chúng có thể làm bạn không thoải mái, tùy thuộc vào tính dữ dội của cơn đau.
    • Không có lý do gì để bạn phải chịu đựng sự đau đớn này. Một vài viên thuốc giảm đau sẽ giúp xoa dịu sự khó chịu. Bạn có thể đặt một chai nước nóng hoặc miếng đệm nhiệt ở bụng hay vùng dưới lưng để cảm thấy dễ chịu hơn!
    • Chuột rút kinh nguyệt có thể được ngăn ngừa bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước, và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.[1]
  5. Đừng lo lắng. Mặc dù tất cả triệu chứng trên có hơi quá sức chịu đựng của bạn, không có gì phải hoảng sợ cả. Chu kỳ kinh nguyệt là một phần của sự phát triển cơ thể.
    • Luôn nhớ trong đầu là hiện tượng này hoàn toàn bình thường, tự nhiên, và dễ dàng trong tầm kiểm soát nếu bạn nắm rõ nó!
    • Nếu bạn vẫn cảm thấy lo âu, hãy trò chuyện với ai đó lớn tuổi mà bạn tin tưởng, như mẹ, chị gái, hoặc y tá trong trường. Họ đã từng trải qua chuyện này trước đây và sẽ cho bạn một vài lời khuyên và thông tin hữu ích về việc bạn nên làm thế nào.

Nhận biết các dấu hiệu cơ bản[sửa]

  1. Nên nhớ, hầu hết mọi cô gái bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt trong giai đoạn khoảng từ 8 đến 15 tuổi. Nắm rõ được điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống. Chẳng hạn như nếu bạn nhỏ hơn so với độ tuổi trên, khả năng cao là bạn phải chờ thêm từ một đến hai năm nữa mới thấy sự thay đổi của cơ thể.
    • Mỗi cô gái sẽ bắt đầu ngày đèn đỏ đầu tiên ở độ tuổi khác nhau. Một số có chu kỳ rất sớm vào khoảng 8 hoặc 9 tuổi, trong khi số khác có thể không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi họ bước vào tuổi 14 hoặc 15. Tất cả độ tuổi trên đều hoàn toàn bình thường.
    • Độ tuổi mà bạn bắt đầu có kinh nguyệt đầu tiên (hay còn gọi là "menarche", theo cách nói y học) chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố di truyền, vì vậy không có cách nào để tăng tốc hay trì hoãn nó cả. Nếu thời kỳ thích hợp đến, chu kỳ sẽ đến! Thử hỏi mẹ hoặc chị gái của bạn xem họ có kinh nguyệt đầu tiên vào lúc nào vì khả năng cao chu kỳ của bạn cũng xảy ra vào khoảng độ tuổi tương tự.[2]
    • Tuy nhiên, nếu bạn đã chạm ngưỡng 16 tuổi mà vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu kinh nguyệt nào, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân tại sao bạn vẫn chưa có chu kỳ.
  2. Để ý xem núi đôi có lớn hoặc căng hơn không. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì là sự phát triển của núi đôi và căng ngực.
    • Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà "núi đôi" sẽ tăng kích cỡ nhanh hoặc chậm. Một bên ngực có thể sẽ to hơn so với bên còn lại. Nhưng đừng lo lắng gì cả vì điều này hoàn toàn bình thường. Chúng sẽ trở bên cân bằng sau vài ngày kế tiếp.
    • Căng ngực hay đau nhức ở đầu nhũ hoa thường xảy ra khi núi đôi phát triển quá nhanh. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất theo thời gian. Trong khoảng thời gian chờ đợi, ý kiến hay ở đây là bạn nên mặc áo lót cúp ngực để tăng thêm sự hỗ trợ. Hãy đến cửa hàng bán đồ lót với mẹ hoặc chị gái và đo đắn khuôn ngực cẩn thận sao cho bạn có thể tìm thấy kích cỡ áo lót phù hợp.
    • Chu kỳ của bạn có thể bắt đầu sớm sau khi núi đôi lớn dần hoặc kéo dài khoảng 2 năm sau – và tất nhiên, mỗi người sẽ trải qua ngày đèn đỏ ở khoảng thời gian khác nhau. Nhưng ít nhất thì bạn cũng biết được rằng bạn đang đi đúng hướng!
  3. Để ý sự phát triển của lông trên cơ thể. Dấu hiệu khác để nhận biết bạn đang bước tới giai đoạn tuổi dậy thì là lông mọc nhiều ở vùng kín và dưới cánh tay. "Lông vùng kín" thường dày và đen hơn tóc trên đầu. Trong khi đó, cánh tay và chân bạn cũng bắt đầu mọc lông nhỏ và nhẹ hơn.
    • Cùng với việc lông nách mọc rậm rạp hơn, bạn có thể nhận thấy bản thân thường ra nhiều mồ hôi và có mùi đặc trưng hơn trước. Để xua tan tình trạng này, bạn nên tắm thường xuyên và sử dụng chất khử mùi. Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể suy nghĩ đến việc cạo lông nách nếu đó là những gì bạn lựa chọn.
  4. Kiểm tra dịch tiết âm đạo. Bạn có thể nhận thấy dịch tiết nhờn màu trắng đục vàng hoặc màu xanh ở dưới đáy quần lót trong vòng 6 tháng trước chu kỳ kinh nguyệt. Chất dịch nhờn này có thể tiết nhiều hơn và dễ dàng nhận biết được hơn trong tuần gần đến ngày đèn đỏ đầu tiên; do đó đừng quên theo dõi nó!
    • Đôi lúc, dịch nhờn có thể dính lại trên quần lót và khó tẩy sạch. Vì vậy, bạn được khuyên nên dùng thêm băng vệ sinh hàng ngày vào thời điểm này. Loại băng này nhỏ, dùng một lần, và thấm hút tốt có thể dính vào bên trong quần chíp – hơn nữa, chúng mỏng đến nỗi bạn không cảm thấy sự hiện diện của chúng!
    • Mặc dù dịch nhờn âm đạo là tình trạng hoàn toàn bình thường, nhưng nếu nó tiết ra nhiều hoặc bạn cảm thấy ngứa âm đạo, hay chất nhờn dịch bốc mùi nặng, có thể bạn đã bị viêm nhiễm vùng kín. Nếu đúng như vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ để họ kê kem bôi có tác dụng đánh bay các triệu chứng khó chịu này.[3]

Kiểm soát chu kỳ đầu tiên của bạn[sửa]

  1. Quyết định xem bạn muốn dùng băng vệ sinh miếng hay tampons. Cách tốt nhất để chào đón ngày đèn đỏ đầu tiên là chuẩn bị trước một vài miếng băng vệ sinh hoặc tampons khi ngày trọng đại này thực sự đến. Điều quan trọng ở đây là bạn nên phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại này để có sự lựa chọn đúng đắn về việc sử dụng loại nào sẽ phù hợp với cơ thể hơn.
    • Băng vệ sinh miếng được cho là sự lựa chọn tốt nhất cho chu kỳ đầu vì loại này dễ sử dụng và đem lại cho bạn sự thoải mái. Loại băng này sẽ gồm lớp dính ở một mặt có tác dụng bám chắc vào quần chíp và giúp băng không bị lệch sang một bên khi di chuyển. Chúng có thể hơi lạ lẫm trong lần đầu sử dụng, nhưng bạn sẽ nhanh chóng thích nghi với chúng! Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo bài viết làm thể nào để sử dụng băng vệ sinh miếng đúng cách trong hệ thống bài viết trên trang WikiHow của chúng tôi.
    • Trong khi đó, tampons thường nhỏ và kín đáo và có thể giúp người sử dụng dễ chịu hơn nếu được đưa vào đúng cách. Tuy nhiên, chúng có thể làm bạn hơi lo sợ vì bạn phải đặt chúng vào đúng trong âm hộ và bước này đòi hỏi sự khéo léo nếu bạn hơi vụng về lúc đầu. Tampons là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn gái thường hoạt động và chơi thể thao nhiều và có thể sử dụng khi bơi lội. Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo bài viết làm thể nào để sử dụng Tampons đúng cách.[4]
    • Cho dù bạn dùng băng vệ sinh miếng hay tampons, bạn cũng nên thay chúng trong vòng khoảng 3 đến 4 giờ một lần (tùy thuộc) vào lượng máu kinh ra nhiều hay ít. Đặc biệt, không bao giờ để tampons trong cơ thể hơn 8 tiếng vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh trầm trọng, hay còn gọi hội chứng nhiễm độc cấp tính (Toxic Shock Syndrome).
  2. Luôn chuẩn bị trước mọi thứ. Cách tốt nhất để chào đón chu kỳ đầu tiên là dự trữ nhiều băng vệ sinh hoặc tampons và lúc nào cũng mang theo chúng bên mình. Bạn cũng nên cân nhắc tới việc chuẩn bị vài bộ quần áo dự phòng (hoặc chỉ đơn giản là một chiếc quần jeans) ở trong tủ đồ hoặc túi xách trong trường hợp cấp bách.
    • Nếu may mắn, chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của bạn có thể đến khi bạn ở nhà hoặc lúc bạn ngủ vào buổi tối. Thật không may là không có cách nào để đảm bảo chắc chắn điều này và tất nhiên cũng có khả năng là bạn sẽ trải nghiệm ngày đèn đỏ ở trường hoặc khi đi ra ngoài. Đó là lý do tại sao luôn mang bên mình một vài miếng băng vệ sinh lại là một ý kiến hay – bạn sẽ có một sự chuẩn bị tốt khi kinh nguyệt đến bất chợt!
    • Hãy để một vài miếng băng vệ sinh hay tampons trong túi đựng đồ vệ sinh cá nhân nhỏ xinh có thể đặt gọn trong ba lô đến trường hoặc ví cầm tay khi bạn đang đi mua sắm hay đến nhà một người bạn nào đó. Sau đó, bạn có thể cầm túi đựng đồ vệ sinh này vào toilet mỗi khi bạn cần dùng đến nó – và sẽ không một ai nghi ngờ gì![5]
  3. Đừng tỏ ra lúng túng nếu máu thấm qua quần. Trong một lúc nào đó (có thể không phải chu kỳ đầu tiên mà là chu kỳ sau), bạn có thể sẽ rơi vào trường hợp máu thấm qua trang phục.
    • Nếu điều này xảy ra, cố gắng đừng hoảng loạn. Thay vào đó, hãy choàng áo len có tay xung quanh eo cho đến khi bạn có cơ hội thay bộ quần áo khác. Nếu bạn là người cẩn thận, chắc chắn bạn đã dự trữ sẵn một bộ quần áo để thay ở trong tủ đồ.
    • Nếu không, hãy đến gặp cô y tá trong trường, nói cho cô ấy biết chuyện gì đã xảy, ra và hy vọng có thể sẽ gọi điện về nhà. Hãy nói bố hoặc mẹ mang hộ bạn một bộ quấn áo tới trường hay tới đón bạn về nhà. Đừng lo, họ sẽ hiểu.
    • Sau này, bạn nên tránh mặc quần/váy/quần sooc ngắn màu trắng hoặc sáng màu trong khoảng thời gian mà chu kỳ sắp đến. Thay vào đó, nên chọn quần màu đen hoặc tối màu – nếu như vậy, khi máu kinh có lỡ dính ra quần, ít nhất sẽ không ai thấy vết bẩn đó trên quần bạn.[6]
  4. Ghi chú ngày đèn đỏ. Một trong những điều quan trọng mà bạn nên làm khi chu kỳ đầu tiên đến là ghi chú lại ngày đó (hoặc ngày gần đúng) trong tập nhật ký hay sổ ghi chép. Điều này có thể giúp bạn biết được chu kỳ tiếp theo sẽ đến khi nào. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, kinh nguyệt đầu tiên thường khó đoán và không nằm trong tầm kiểm soát trong khoảng vài tháng đầu.
    • Cho dù vậy, bạn vẫn nên ghi chú lại ngày đèn đỏ thường xuyên vì thói quen này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra được sự thường xuyên trong chu kỳ. Đừng quên ghi chú lại lượng máu kinh ra nhiều hay ít và chu kỳ thường kéo dài trong bao lâu.
    • Có rất nhiều lý do để những điều trên trở nên quan trọng và cần thiết. Chúng sẽ giúp bạn lên kế hoạch trước kỹ càng. Chẳng hạn như nếu bạn sắp đi dự tiệc trong vài tuần tới và đây cũng là lúc bạn có thể có kinh nguyệt. Lúc này bạn có thể quyết định không mua đầm trắng để đi dự tiệc.
    • Thông tin trên còn giúp bạn biết được nên mua băng vệ sinh hoặc tampons nào tốt cho cơ thể, vì chúng có muôn vàn kích cỡ và độ thấm hút khác nhau. Ví dụ, nếu máu kinh thường ra nhiều, bạn sẽ cần loại thấm hút tốt, trong khi đó nếu máu kinh ra ít bạn nên chọn loại thấm hút bình thường. Nên dùng loại thấm hút càng ít càng tốt để tạo sự thoải mái cho cơ thể.
    • Hiện tượng kinh nguyệt đầu tiên sẽ đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc đời bạn – thời khắc mà bạn trở thành phụ nữ - và có lẽ bạn sẽ cảm thấy hân hoan khi biết được chính xác ngày nào trong năm bạn có đèn đỏ. Điều này còn có thể giúp cô con gái bé nhỏ của bạn sau này nhận biết được khi nào cô ấy sẽ có chu kỳ đầu tiên.
  5. Nói chuyện với mẹ. Đừng giữ kín có kinh nguyệt như một bí mật vì không có lý do gì để bạn trải qua thời khắc lo sợ nhưng cũng đầy thú vị này một mình! Hãy kể lại với mẹ, cả bố lẫn mẹ, hoặc chị gái của bạn về điều này.
    • Ngay cả khi bạn cảm thấy hơi xấu hổ hay ngại ngùng, bạn cũng sẽ thở phù nhẹ nhõm khi chia sẽ điều này với ai đó. Và ai đó tất nhiên sẽ rất tự hào về bạn đấy.
    • Nên nhớ, mẹ bạn cũng đã từng trải qua khoảnh khắc này trước đây và chắc chắn sẽ cho bạn vô số lời khuyên hữu ích.

Lời khuyên[sửa]

  • Bạn có thể sử dụng một vài ứng dụng thông minh trên điện thoại để theo dõi ngày đèn đỏ và ước lượng xem khi nào bạn sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
  • Đừng hoảng sợ nếu chu kỳ đến khi bạn đang ở trường hoặc ở nơi nào đó mà bạn không mang theo băng vệ sinh dự trữ. Lúc này, hãy lấy giấy toilet và gấp nó lại thành một miếng dày và đặt vào trong quần lót. Giấy toliet sẽ rất có ích cho đến khi bạn mua được băng vệ sinh thay thế.
  • Chẳng có gì đáng lo cả. Hầu hết chu kỳ đầu tiên đều ra ít máu và bạn sẽ không gặp bất cứ vấn đề lớn lao gì trong lần đầu này.
  • Ở chu kỳ đầu, máu kinh thường có màu đỏ nâu.
  • Bạn có thể sẽ có nhiều cảm xúc lẫn lộn khi kinh nguyệt đến trong lần đầu tiên. Tuy nhiên, hãy vui vẻ lên vì bạn đã chuyển mình thành một người phụ nữ. Bạn có thể cảm thấy hơi sợ hãi, và cảm giác đó hoàn toàn tự nhiên.
  • Cơ địa mỗi người là khác nhau, cho nên đừng quá lo lắng nếu bạn không thích hợp với những lời khuyên trên đây.
  • Nếu bạn đang tham gia lớp tập gym hoặc ở một nơi nào đó mà bạn cảm thấy không thoái mái khi kinh nguyệt đến, hãy nói với giáo viên hoặc bạn bè về vấn đề của bạn.
  • Trong trường hợp bạn không thích dùng băng vệ sinh mà muốn dùng loại nào đó mỏng hơn, đừng ngại hỏi mẹ hoặc chị gái bạn về cách dùng băng vệ sinh hàng ngày. Băng vệ sinh hàng ngày thường mỏng hơn so với loại thường nhưng vẫn thấm hút tốt nếu bạn ra ít máu kinh. Không nên dùng loại hàng ngày khi kinh nguyệt ra nhiều.
  • Nói một cách máy móc thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng tampons ngay khi chu kỳ đèn đỏ đến trong lần đầu tiên. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi dùng băng vệ sinh miếng. Nếu bạn dưới 13 tuổi, bạn không thể sử dụng tampons ngay lập tức hoặc chỉ có thể dùng tampons có kích cỡ nhỏ, vì lúc này cơ thể bạn vẫn chưa đủ lớn.
  • Đừng hoảng sợ. Chất nhờn âm đạo là khả năng lớn nhất chứng tỏ rằng bạn sắp chuẩn bị trở thành phụ nữ. Chất nhờn này thường có màu trắng đục nhưng theo thời gian màu sắc của nó sẽ thay đổi. Sau một thời gian cơ thể bạn tiết dịch nhờn, nó có thể chuyển sang màu nâu. Điều đó có nghĩa là dịch nhờn này đã hòa lẫn với máu kinh, tuy nhiên cơ thể bạn vẫn chưa sẵn sàng cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Sau khi chất nhờn chuyển sang màu nâu được một thời gian, nó sẽ bắt đầu có màu đỏ, và đây cũng chính là chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Thông thường, cơ thể sẽ tiết ra dịch nhờn từ khoảng 8 tháng đến một năm để chuẩn bị chào đón bước ngoặc lớn.
  • Tâm sự với bạn bè nếu bạn biết họ vừa trải qua ngày đèn đỏ. Họ có thể giúp bạn và chia sẻ một số lời khuyên hữu ích.
  • Khi bạn đã sẵn sàng sử dụng tampons, sẽ tốt hơn nếu bạn thực hành chúng với dụng cụ rỗng bằng nhựa dẻo trước khi bắt đầu chu kỳ. Việc này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn cảm thấy đau bụng từng cơn ngay cả khi chu kỳ đã đi qua, hãy đến gặp bác sĩ để hỏi nguyên nhân và cách điều trị.
  • Nếu dịch nhờn âm đạo có màu vàng hoặc xanh, bạn cũng nên gặp bác sĩ ngay, vì có thể bạn đã bị viêm nhiễm vùng kín.
  • Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đã hơn 16 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt. Họ sẽ khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa (Vị bác sĩ này thường chuyên về sức khỏe sinh sản của phụ nữ).

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Băng vệ sinh miếng, tampons, băng vệ sinh hàng ngày, cốc nguyệt san, và/hoặc một miếng xốp chuyên dùng cho chu kỳ (không phải bất kỳ miếng xốp nào cũng được!)
  • Quần chíp dự phòng
  • Quần dài dự phòng
  • Khăn lau nhỏ nếu cần thiết
  • Quần áo dự phòng luôn là một ý kiến hay

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây