Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Nhận biết triệu chứng chấn thương đầu
Từ VLOS
Các chấn thương đầu bao gồm mọi chấn thương ở não, hộp sọ hoặc da đầu. Các chấn thương này có thể hở hoặc kín với các mức độ từ bầm tím nhẹ đến chấn động não. Rất khó để đánh giá chính xác tình trạng chấn thương đầu nếu chỉ quan sát người bị nạn, và mọi chấn thương đầu đều có thể rất nghiêm trọng.[1] Tuy nhiên, bằng cách xem xét các dấu hiệu tiềm tàng của tình trạng chấn thương đầu qua cuộc kiểm tra nhanh, bạn vẫn có thể nhận biết các triệu chứng chấn thương đầu để tìm cách chăm sóc kịp thời.
Mục lục
Các bước[sửa]
Quan sát các dấu hiệu chấn thương[sửa]
- Hiểu về rủi ro. Chấn thương đầu có thể xảy ra với bất cứ ai khi đầu bị đụng, quẹt hoặc va đập. Người ta có thể bị chấn thương đầu trong tai nạn xe cộ, bị ngã, va đập với người khác, hoặc chỉ là bị đụng đầu. Đa số các trường hợp chấn thương đầu thường chỉ gây ra những vết thương nhẹ và không cần nằm viện, nhưng việc kiểm tra sau sự cố vẫn là cần thiết để chắc chắn rằng bạn không bị thương nghiêm trọng hoặc nguy hiểm đến tính mạng.[2]
-
Kiểm
tra
tổn
thương
bên
ngoài.
Nếu
bạn
hay
ai
đó
gặp
tai
nạn
hoặc
sự
cố
không
may
có
liên
quan
đến
đầu
hoặc
mặt,
bạn
cần
dành
vài
phút
để
xem
xét
kỹ
những
tổn
thương
bên
ngoài.[3]
Động
tác
này
có
thể
cho
bạn
biết
các
tổn
thương
cần
cấp
cứu,
sơ
cứu,
hoặc
các
tổn
thương
có
thể
trở
nên
trầm
trọng
hơn.
Bạn
cần
đảm
bảo
kiểm
tra
kỹ
lưỡng
toàn
bộ
đầu
bằng
cách
dùng
mắt
quan
sát
và
sờ
một
cách
nhẹ
nhàng.
Các
dấu
hiệu
này
có
thể
là:
- Những vết cắt hoặc vết trầy xước chảy máu, có thể chảy nhiều máu vì trên đầu có nhiều mạch máu hơn các bộ phận khác của cơ thể
- Mũi hoặc tai chảy máu hoặc dịch
- Da chuyển màu xanh đen bên dưới mắt hoặc tai
- Thâm tím
- Sưng cục, đôi khi còn gọi là “trứng ngỗng”[2]
- Dị vật kẹt trong đầu
-
Quan
sát
các
triệu
chứng
thực
thể
của
chấn
thương.
Ngoài
chảy
máu
và
sưng
còn
có
nhiều
dấu
hiệu
thực
thể
khác
cho
thấy
một
người
có
thể
bị
chấn
thương
đầu,
trong
đó
có
nhiều
triệu
chứng
cảnh
báo
chấn
thương
nghiêm
trọng
bên
ngoài
hoặc
bên
trong
đầu.
Các
dấu
hiệu
có
thể
xuất
hiện
ngay
sau
chấn
thương
hoặc
sau
đó
vài
giờ,
thậm
chí
vài
ngày,
và
cần
phải
được
chăm
sóc
y
tế
khẩn
cấp.
Bạn
cần
đảm
bảo
kiểm
tra
những
dấu
hiệu
sau:
- Ngưng thở
- Đau đầu dữ dội hoặc cường độ đau tăng dần
- Mất thăng bằng
- Mất ý thức
- Yếu sức
- Không thể điều khiển tay hoặc chân
- Kích thước đồng tử không đều hoặc chuyển động mắt bất thường
- Co giật
- Khóc không dứt nếu là trẻ em
- Mất vị giác
- Buồn nôn hoặc nôn
- Cảm giác váng vất hoặc quay cuồng [3]
- Ù tai tạm thời
- Cực kỳ buồn ngủ[4]
- Xem xét các dấu hiệu về nhận thức, báo hiệu sự tổn thương bên trong. Cách dễ nhất để xác định chấn thương đầu thường là xem xét các dấu hiệu thực thể, nhưng một số trường hợp có thể không xuất hiện các vết cắt hoặc sưng một cách rõ ràng, thậm chí không đau đầu.[3] Tuy nhiên bạn có thể để ý các dấu hiệu nghiêm trọng của tình trạng chấn thương đầu. Gọi cấp cứu ngay khi có các triệu chứng về nhận thức báo hiệu chấn thương đầu sau đây:
-
Tiếp
tục
theo
dõi
các
triệu
chứng.
Cần
hiểu
rằng
có
thể
bạn
không
phát
hiện
ra
triệu
chứng
nào
cho
thấy
tổn
thương
não.
Cũng
có
thể
các
dấu
hiệu
khá
mờ
nhạt
và
không
xuất
hiện
trong
nhiều
ngày
hoặc
nhiều
tuần
sau
chấn
thương.
Do
đó
điều
quan
trọng
là
phải
theo
dõi
sức
khỏe
của
bạn
hoặc
của
người
bị
thương
ở
đầu.[6]
- Hỏi bạn bè hoặc người nhà xem họ có nhận thấy bất cứ triệu chứng tiềm tàng nào trong hành vi của bạn hoặc những dấu hiệu thực thể rõ rệt nào không, ví dụ như da bị chuyển màu.
Chăm sóc y tế đối với các chấn thương đầu[sửa]
-
Tìm
sự
chăm
sóc
y
tế.
Đến
bác
sĩ
hoặc
gọi
dịch
vụ
cấp
cứu
ngay
nếu
nhận
thấy
bất
cứ
triệu
chứng
chấn
thương
đầu
và/hoặc
có
bất
cứ
nghi
ngờ
nào.
Điều
này
đảm
bảo
rằng
bạn
không
gặp
các
chấn
thương
nghiêm
trọng
hoặc
nguy
hiểm
đến
tính
mạng
và
được
điều
trị
thích
hợp.[5]
- Gọi cấp cứu khi có những biểu hiện sau: chảy máu nhiều ở đầu hoặc mặt, đau đầu dữ dội, mất ý thức hoặc ngưng thở, co giật, nôn liên tục, yếu sức, lẫn lộn, kích thước đồng tử không đều, da bên dưới mắt và tai chuyển màu xanh đen.[2]
- Đến gặp bác sĩ trong vòng một hoặc hai ngày khi bị chấn thương đầu nghiêm trọng, ngay cả khi vết thương không đòi hỏi phải cấp cứu. Nhớ kể cho bác sĩ biết chấn thương đã xảy ra như thế nào và bạn đã dùng các biện pháp giảm đau nào ở nhà, kể cả các loại thuốc giảm đau hoặc các biện pháp sơ cứu nào đã được áp dụng.[5]
- Lưu ý rằng việc xác định chính xác loại chấn thương đầu và mức độ nghiêm trọng của nó là việc hầu như không thể khi sơ cứu ban đầu. Các chấn thương bên trong phải được chuyên gia y tế đánh giá với các phương tiện y khoa thích hợp.
-
Giữ
đầu
cố
định.
Nếu
người
bị
chấn
thương
đầu
còn
tỉnh
táo,
điều
quan
trọng
là
cố
định
đầu
của
nạn
nhân
khi
chăm
sóc
hoặc
chờ
cấp
cứu.
Đặt
hai
tay
hai
bên
đầu
nạn
nhân
để
giữ
cho
đầu
của
họ
không
chuyển
động
và
gây
thêm
chấn
thương,
đồng
thời
cũng
để
bạn
có
thể
thực
hiện
sơ
cứu.[4]
- Cuộn áo khoác hoặc chăn và đặt sát bên đầu nạn nhân để cố định trong khi bạn thực hiện các động tác sơ cứu.
- Giữ nạn nhân càng bất động càng tốt trong khi hơi nâng cao đầu và vai của họ.[2]
- Không tháo mũ bảo hiểm của nạn nhân để tránh chấn thương thêm.
- Không lay nạn nhân, ngay cả khi họ có vẻ lẫn lộn hoặc mất ý thức. Bạn có thể vỗ nhẹ, nhưng không di chuyển nạn nhân.
-
Cầm
máu.
Dù
chấn
thương
nhẹ
hay
nặng,
điều
quan
trọng
là
phải
cầm
máu
nếu
nạn
nhân
chảy
máu.
Dùng
băng
gạc
hoặc
vải
sạch
áp
vào
vết
thương
trong
mọi
trường
hợp
chấn
thương
đầu.[4]
- Trừ khi nghi ngờ bị nứt sọ, bạn có thể dùng băng gạc hoặc vải sạch ép chặt lên vết thương. Trong trường hợp nghi ngờ bị nứt sọ, bạn chỉ nên đắp gạc vô trùng lên vết thương.
- Tránh bỏ băng gạc hoặc vải đắp trên vết thương ra. Chỉ đặt thêm gạc mới lên trên nếu máu thấm ướt gạc. Bạn cũng không nên lấy những mảnh vụn khỏi vết thương. Dùng băng gạc phủ nhẹ qua vết thương nếu thấy có nhiều mảnh vụn trong vết thương.
- Lưu ý rằng bạn không bao giờ được rửa vết thương trên đầu nếu thấy chảy nhiều máu hoặc vết thương quá sâu.
-
Xử
lý
khi
bị
nôn.
Hiện
tượng
nôn
có
thể
xảy
ra
khi
bị
chấn
thương
đầu.
Nếu
bạn
đang
giữ
cố
định
đầu
nạn
nhân
nhưng
họ
bắt
đầu
nôn,
bạn
cần
phải
đề
phòng
nạn
nhân
bị
nghẹn.
Lăn
nạn
nhân
nằm
nghiêng
để
hạn
chế
rủi
ro
bị
nghẹn
do
nôn.[4]
- Nhớ phải đỡ đầu, cổ và cột sống của nạn nhân khi bạn lăn cho họ nằm nghiêng.
-
Chườm
túi
nước
đá
để
giảm
sưng.
Nếu
chỗ
chấn
thương
trên
đầu
bị
sưng,
bạn
có
thể
dùng
túi
nước
đá
để
giảm
sưng.
Động
tác
này
có
thể
giúp
kiềm
chế
sưng
viêm,
giảm
đau
hoặc
cảm
giác
khó
chịu.[4]
- Chườm đá lên vết thương 20 phút mỗi lần, có thể chườm ba đến năm lần một ngày. Nhớ tìm sự chăm sóc y tế nếu tình trạng sưng không giảm trong vòng một hoặc hai ngày. Nhanh chóng gọi cấp cứu nếu vết thương ngày càng sưng nhiều, kèm theo nôn và/ hoặc đau đầu dữ dội.
- Dùng túi đá thương phẩm hoặc tận dụng túi rau củ hoặc trái cây đông lạnh để chườm. Nhấc túi đá ra nếu thấy quá lạnh hoặc đau. Lót khăn hoặc vải bên ngoài túi đá khi chườm để tránh khó chịu và bỏng lạnh.
-
Liên
tục
theo
dõi
nạn
nhân.
Khi
một
người
bị
thương
ở
đầu,
tốt
nhất
là
bạn
nên
theo
dõi
nạn
nhân
trong
vài
ngày
hoặc
cho
đến
khi
có
sự
trợ
giúp
chuyên
khoa.
Bằng
cách
này
bạn
có
thể
kịp
thời
hỗ
trợ
khi
thấy
các
dấu
hiệu
sinh
tồn
của
nạn
nhân
thay
đổi.
Việc
theo
dõi
cũng
giúp
làm
yên
lòng
người
bị
thương.
- Quan sát mọi thay đổi trong quá trình thở và ý thức của nạn nhân. Nếu nạn nhân ngưng thở, thực hiện thủ thuật hồi sức tim phổi (CPR) nếu có thể.[2]
- Tiếp tục nói chuyện để trấn an nạn nhân, qua đó bạn cũng có thể nhận ra thay đổi trong giọng nói hoặc khả năng nhận thức của họ.
- Đảm bảo nạn nhân bị chấn thương đầu không uống thức uống có cồn trong vòng 48 giờ. Chất cồn có thể che mờ các dấu hiệu chấn thương nghiêm trọng hoặc tình trạng trở nặng của bệnh nhân.[4]
- Nhớ tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn không chắc về bất cứ thay đổi nào của nạn nhân bị thương ở đầu.
Cảnh báo[sửa]
- Không để vận động viên thể thao bị chấn thương đầu quay lại trận thi đấu.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.healthline.com/health/head-injury#Overview1
- ↑ 2,0 2,1 2,2 2,3 2,4 2,5 http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-head-trauma/basics/art-20056626
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 http://www.healthline.com/health/head-injury#Symptoms4
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000028.htm
- ↑ 5,0 5,1 5,2 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/intracranial-hematoma/expert-answers/head-injury/faq-20058442
- ↑ 6,0 6,1 http://www.brainline.org/content/2008/07/signs-and-symptoms.html