Nhổ một chiếc răng lung lay

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Răng lung lay ở trẻ em là điều hết sức bình thường, nếu nó có bị sưng đôi chút là do phần răng mới đang mọc lên. Nhổ những chiếc răng như thế này rất khó khăn. Chúng cần thời gian. Một số đứa trẻ cảm thấy sợ hãi khi bị nhổ răng. Nếu con bạn là một trong số đó, hãy động viên và nói với chúng rằng ai cũng phải trải qua việc này trong đời. Còn nếu không thì hãy đảm bảo bé không tự nhổ răng của mình. Những chiếc răng lung lay ở trẻ nhỏ có thể gây bận tâm nhưng cũng không có gì đáng lo ngại. Trái lại, răng lung lay ở người lớn là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe răng miệng nghiêm trọng, cần đến ngay nha sĩ để kiểm tra. Mặc dù sẽ tốt hơn cho trẻ nếu như để răng sữa của chúng rụng một cách tự nhiên, nhưng bạn vẫn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản để thúc đẩy quá trình này. Tuy nhiên, trong trường hợp răng trưởng thành, liệu bạn có nên tự nhổ chúng hay không. Thật ra, chân răng trưởng thành cắm rất sâu, cho nên bạn sẽ phải chịu đau đớn và thậm chí bị nhiễm trùng nghiêm trọng nếu như bạn cố gắng tự loại bỏ chúng. Luôn luôn tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi giải quyết bằng bất cứ biện pháp cá nhân nào. Hãy nhớ rằng không nên tự ý làm việc đó. Nếu bạn thực hiện không đúng cách có thể gây đau đớn và chảy nhiều máu.

Các bước[sửa]

Nhổ Răng Em bé (Răng sữa)[sửa]

  1. Để cho răng lung lay tự rụng. Đa số trẻ em bắt đầu thay răng sữa khi được 6 tuổi. Ở độ tuổi 12 hoặc 13, hầu hết răng sữa đều được thay bằng răng vĩnh viễn. Cho dù con bạn mới bắt đầu thay răng hay đang trong giai đoạn thay răng thì bạn cũng không nên thúc đẩy quá trình này bằng cách đẩy hoặc giật mạnh chúng. Răng sẽ tự rụng khi đến thời điểm và việc nhổ chúng ra sớm có thể gây tổn thương hoặc thậm chí nhiễm trùng.[1]
    • Răng luôn rụng theo cách của chúng, miễn cưỡng nhổ nó ra không làm bạn cảm thấy khá hơn mà ngược lại bạn sẽ thấy còn tệ hơn trước nữa.
    • Giữ vệ sinh răng miệng đặc biệt là vùng xung quanh chiếc răng lung lay bằng cách duy trì thói quen hàng ngày như đánh răng, làm sạch kẽ răng và sử dụng nước súc miệng.
    • Bạn có thể dùng lưỡi đẩy nhẹ răng lung lay và chỉ nên thực hiện việc đó bằng lưỡi. Sẽ không có gì sai khi bạn lấy lưỡi đẩy tới đẩy lui và làm cho răng bị lung lay nhiều hơn. Khi cảm giác chiếc răng sắp rơi ra, bạn có thể nhẹ nhàng lay nó qua lại bằng các ngón tay của mình, nhưng nhớ là không được đẩy hoặc giật mạnh nó.[2]
  2. Ăn thực phẩm cứng. Để xúc tiến quá trình này, hãy ăn cà rốt, táo, hoặc những loại thức ăn có độ giòn vì nó sẽ giúp răng của bạn lung lay dần. Những chiếc răng thậm chí có thể tự rụng mà bạn vẫn không hay biết.
  3. Tham khảo ý kiến của nha sĩ. Nếu răng phát triển bất thường hoặc mất hơn 2-3 tháng mà vẫn chưa rụng thì tốt nhất bạn nên đến gặp nha sĩ và xin lời khuyên về việc nên để nó tự rụng hay nhổ chiếc răng đó đi.[1]
    • Sau khi tham khảo ý kiến của nha sĩ, hãy làm theo chính xác như được chỉ dẫn.
  4. Chăm sóc nướu răng. Nếu bạn bị chảy máu khi nhổ răng hoặc răng bị rụng, hãy ấn nhẹ miếng bông gòn vào nướu của bạn.
    • Thông thường, răng tự rụng không chảy nhiều máu. Nếu có, hãy ấn khăn mặt, miếng bông hoặc khăn giấy vào nơi răng vừa rơi ra cho đến khi máu ngừng chảy, sau đó súc miệng thật kĩ bằng nước muối.

Chẩn đoán một số Vấn đề Thông thường ở Người lớn[sửa]

  1. Cố gắng xác định nguyên nhân. Răng lung lay ở người lớn là một dấu hiệu không tốt do một vài tác nhân gây ra, vì vậy xác định được nguyên nhân chính xác trong trường hợp của chính mình sẽ giúp bạn có những động thái phù hợp. Nếu bạn không thể xác định được nguyên nhân hoặc có bất kì điều gì lo ngại, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa.[3]
    • Răng bị lung lay là kết quả của bệnh nha chu, một loại nhiễm trùng do vệ sinh răng miệng kém. Răng lung lay và tụt lợi đều là triệu chứng của bệnh này.
    • Răng lệch khớp cắn, là tình trạng khi răng hàm trên và hàm dưới không khớp nhau lúc cắn lại, làm răng bị lung lay. Răng lệch khớp cắn có thể được điều trị bằng cách chỉnh hình răng hoặc niềng răng.
    • Nghiến răng (thường là khi đang ngủ) cũng có thể làm răng bị suy yếu. Bác sĩ nha khoa có thể giúp bạn đối phó với tật nghiến răng bằng cách cho bạn đeo hàm nhựa bảo vệ răng khi bạn ngủ.
    • Những chấn thương khi chơi thể thao hoặc do tai nạn có thể làm răng suy yếu, nhưng trong hầu hết các trường hợp, răng sẽ tự rắn chắc trở lại nếu bạn giữ vệ sinh răng miệng tốt. Hãy đến gặp nha sĩ khi có bất kì thắc mắc nào.
  2. Kiểm tra ngay khi gặp những dấu hiệu đáng ngờ. Răng lung lay có thể là biểu hiện của việc cần nhổ răng. Ngoài ra, đau răng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng cần sự chú ý của nha sĩ.
    • Nếu răng bạn hơi đau sau khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh, đó có lẽ là biểu hiện của sâu răng, tụt nướu hoặc răng bị mẻ. Chúng cần được chữa trị tuy không quá nghiêm trọng.[4]
    • Sau khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, nếu cơn đau kéo dài hơn 30 giây, bạn nên đến gặp nha sĩ vì nó là dấu hiệu của các vấn đề lớn hơn.[4]
    • Nếu răng bị đau buốt khi bạn ăn thức ăn có vị ngọt, có lẽ trên răng bạn có lỗ hỏng, vì vậy hãy đến phòng khám nha khoa để kiểm tra chúng.
    • Nếu bạn cảm thấy đau buốt khi cắn thức ăn, đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề nhỏ như sâu răng hay răng bị lung lay, nhưng cũng không loại trừ những bệnh lý nghiêm trọng hơn như răng bị nứt hoặc tổn thương tủy răng.[4]
  3. Kiểm tra nướu răng. Một biểu hiện phổ biến của răng bị suy yếu ở người lớn là tụt nướu, có thể dẫn tới bệnh nha chu, nỗi sợ hãi chung của người trưởng thành.
    • Bệnh nha chu là trình trạng nhiễm trùng nướu, nếu không được chữa trị sớm có thể lan đến xương và răng, dẫn đến mất răng.[5]
    • Nếu bạn thấy răng bị lung lay, đau rát ở nướu răng, sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng hoặc lúc làm sạch kẽ răng, hãy đến gặp nha sĩ xin lời khuyên về bệnh nha chu và các giải pháp để chữa trị cũng như duy trì tình trạng răng miệng khỏe mạnh.
  4. Đến gặp nha sĩ. Nếu bạn xác định triệu chứng của mình thuộc diện nghiêm trọng hoặc cần được kiểm tra chẩn đoán thêm thì hãy đến gặp nha sĩ ngay khi có thể.
    • Nếu bạn không có bảo hiểm nha khoa, hãy xem xét và lựa chọn các phòng khám giá rẻ trong khu vực. Thông thường, những ngôi trường đào tạo về nha khoa sẽ giảm giá khi thực hiện tẩy răng và các dịch vụ khác.[6] Một số phòng khám thỉnh thoảng cũng đưa ra các hình thức trả góp chia ra làm nhiều đợt giúp khách hàng giảm số tiền phải trả trong một lần.
    • Xem xét liệu bạn có thể được tư vấn miễn phí hay không, ít nhất là để xác định tình trạng bệnh là gì, giải pháp dành cho bạn ra sao và mất bao lâu để bạn hoàn toàn khỏi hẳn. Có rất nhiều phòng khám tư cung cấp gói tư vấn miễn phí một lần.
  5. Duy trì thói quen giữ vệ sinh răng miệng. Các vấn đề gây suy yếu răng hầu như có thể tránh khỏi nếu biết cách vệ sinh răng miệng cẩn thận và việc duy trì thói quen tốt này có thể giúp bạn ngăn ngừa những triệu chứng và tránh để chúng biến chứng nghiêm trọng hơn.[7]
    • Cố gắng phát huy thói quen hàng ngày bao gồm đánh răng 2 lần một ngày, thường xuyên làm sạch kẽ răng và súc miệng bằng thuốc chuyên dụng.

Nhổ Răng[sửa]

  1. Sắp xếp lịch hẹn với nha sĩ. Nếu bạn cảm thấy có một chiếc răng nào đó cần nhổ thì hãy liên hệ với nha sĩ để xắp xếp lịch khám răng.
    • Dựa vào kết quả kiểm tra, nha sĩ có lẽ sẽ đề nghị bạn thực hiện một tiến trình khác mà không cần phải nhổ bỏ chiếc răng.
    • Nếu như nha sĩ cho rằng cần phải nhổ chiếc răng lung lay thì bạn hãy sắp xếp thời gian của mình để thực hiện.
  2. Tuân theo sự hướng dẫn của nha sĩ. Trước và sau khi thực hiện tiến trình, việc tuân theo một cách cẩn thận các chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa là rất quan trọng.
    • Răng bạn sẽ bị gây tê trong lúc nhổ và nha sĩ sẽ loại bỏ chiếc răng hư rất nhanh chóng. Quá trình này thường kéo dài khoảng một giờ.
    • Quá trình hồi phục sẽ mất khoảng vài ngày, và có lẽ bạn cần lên lịch hẹn tái khám với nha sĩ để họ có thể kiểm tra tiến độ hồi phục của bạn.
  3. Chăm sóc cẩn thận vị trí nhổ răng. Sau khi nhổ bỏ một chiếc răng, bạn cần siêng năng chăm sóc miệng và nướu răng bằng các giải pháp thích hợp.
    • Ngậm nước muối ở bên miệng đã nhổ răng để giúp vết thương mau lành.
    • Tránh hút thuốc, ngậm ống hút, hoặc nhai gần khu vực chiếc răng bị nhổ khi nó đang lành.
    • Vệ sinh vị trí nhổ răng thật nhẹ nhàng và thận trọng. Gọi ngay cho nha sĩ nếu có bất cứ điều gì không ổn hoặc vết thương không lành.[8]
  4. Tái khám. Vài ngày sau khi nhổ răng, hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra tình trạng của vết thương và làm theo các hướng dẫn của họ.
    • Lúc này, bạn có thể thảo luận với nha sĩ về khả năng thực hiện trồng răng giả vào vị trí chiếc răng bị nhổ. Tham khảo ý kiến họ về các nha sĩ thẩm mĩ trong khu vực, nhưng nhớ là đừng vội trồng răng giả khi vết nhổ chưa lành hẳn.

Lời khuyên[sửa]

  • Khi giải quyết một chiếc răng sữa lung lay, bạn hãy đặt ngón tay cái phía sau chiếc răng và đẩy tới đẩy lui, bạn nên dùng ngón cái vì nó phù hợp hơn những ngón tay khác. Điều này sẽ giúp bạn làm rụng chiếc răng lung lay và giảm nguy cơ chảy máu.
  • Nếu chiếc răng của bạn còn đau có nghĩa là nó chưa đến lúc rụng, hãy sử dụng các biện pháp giảm đau hoặc gây tê bằng nước đá.
  • Đừng bẻ chiếc răng sữa khi nó chưa đến lúc rụng; nếu không sẽ gây tổn thương cho răng trưởng thành hoặc làm nó mọc bất thường.
  • Cố gắng ăn bằng nửa bên miệng còn lại bởi vì phần nướu bị hở có thể chảy máu khi bạn ăn hoặc uống.
  • Đừng nhổ những chiếc răng đột nhiên đau nhức. Đây có thể là răng xuất hiện lỗ hỏng hoặc là răng nhạy cảm.
  • Đừng đẩy chiếc răng quá mạnh. Nếu như nó đột ngột bị thương thì hãy dừng lại, và chờ sang hôm sau.
  • Nếu nướu bị sưng lên, cố gắng chèn nước đá vào vị trí đó để làm giảm sưng tấy.
  • Không phải bạn nghĩ răng sắp rụng là nó thật sự sắp rụng. Hãy tham khảo ý kiến của cha mẹ hoặc nha sĩ trước khi làm bất cứ điều gì.
  • Đừng súc miệng hoặc khạc nhổ mạnh ngay sau khi nhổ răng vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự liền lại của nướu răng.
  • Không bao giờ vặn chiếc răng lung lay bởi nó có thể làm hỏng chiếc răng đang mọc bên dưới.

Cảnh báo[sửa]

  • Không dùng ngón tay chạm vào lỗ trên răng; nó có thể gây nhiễm trùng do bạn mang vi khuẩn đến khu vực đó.
  • Những nguyên nhân của bệnh nha chu – bệnh gây ra tình trạng suy yếu răng ở người lớn – bao gồm: hút thuốc, thay đổi nội tiết tố, bệnh tiểu đường, ung thư, điều trị bệnh AIDS, một số loại dược phẩm nhất định hoặc do gen di truyền. Nếu bạn không biết rõ về nguyên nhân gây suy yếu răng của mình, hãy trao đổi với nha sĩ của bạn.[9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây