Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Phát triển trực giác "Sherlock Homes"
Từ VLOS
Thám tử huyền thoại Sherlock Holmes mê hoặc các thế hệ độc giả bằng tài tháo gỡ manh mối của những vụ án cực kỳ bí ẩn. Mặc dù sử dụng các dữ kiện và tư duy logic để phá các vụ án, nhưng điểm mấu chốt trong năng lực trinh thám của Sherlock Homes là sức mạnh của trực giác. Cũng như Sherlock Homes, bạn có thể dùng trực giác của mình để trở thành một “thám tử” trong đời sống hàng ngày. Việc bồi dưỡng trực giác Sherlock Homes sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn hơn trong cuộc sống, đặc biệt là trong ứng xử với những người khác.
Mục lục
Các bước[sửa]
Mở rộng khả năng quan sát[sửa]
-
Thực
hành
chú
tâm.
Chú
tâm
là
nghệ
thuật
sống
trong
giờ
phút
hiện
tại.
Để
trở
nên
chú
tâm,
bạn
cần
tập
trung
vào
những
thứ
đang
diễn
ra
xung
quanh
mình
và
không
để
sự
cám
dỗ
nào
khiến
bạn
xao
lãng
hoặc
làm
nhiều
việc
cùng
một
lúc.
Nếu
muốn
sở
hữu
trực
giác
như
Sherlock
Homes,
bạn
cần
phải
tối
ưu
hóa
tư
duy
của
mình
bằng
cách
thực
hành
chú
tâm.[1]
- Tập trung vào hơi thở. Bắt đầu bằng việc nhận biết bản thân khi hít vào và khi thở ra.[2] Thậm chí bạn có thể thử dùng các ứng dụng hỗ trợ thở như Breathe hoặc Pacifica.
- Chú ý vào những việc bạn đang làm, ngay cả những công việc thường nhật.[3] Để ý tiếng kêu "rắc" của vỏ trứng vỡ, hương vị bạc hà trong kem đánh răng, mùi của cơn mưa khi bạn bước ra khỏi xe, cảm giác nhẵn mịn trên tay lái xe, nhìn những chiếc lá rơi xoay tít trong bãi đậu xe. Đắm mình trong khoảnh khắc đang diễn ra. Khi tâm trí bắt đầu đi lan man, bạn hãy đưa nó quay trở về hiện tại.
-
Mài
giũa
các
giác
quan.
Năm
giác
quan
giúp
bạn
xử
lý
thế
giới
xung
quanh,
vậy
nên
có
lẽ
bạn
muốn
chúng
hoạt
động
một
cách
tối
ưu
nhất.
Cũng
như
với
bất
kỳ
kỹ
năng
nào
khác,
bạn
cần
tập
sử
dụng
các
giác
quan
như
thị
giác,
thính
giác,
vị
giác,
xúc
giác
và
khứu
giác
để
có
thể
sử
dụng
khi
xử
lý
các
sự
việc
diễn
ra
quanh
bạn.
Các
giác
quan
sắc
bén
có
thể
giúp
bạn
tìm
được
manh
mối
để
nâng
cao
trực
giác
như
Sherlock
Holmes.[4]
- Mài giũa thính giác bằng cách nghe nhạc không lời với âm lượng thấp. Cố gắng phân biệt các âm thanh của các nhạc cụ khác nhau.
- Rèn luyện khứu giác bằng cách nhắm mắt lại và tập trung vào một mùi hương. Thực hành thêm bằng cách tập trung vào một số mùi như cà phê hoặc các loại tinh dầu.
- Nâng cao vị giác bằng cách ăn các thực phẩm nguyên chất, thực phẩm toàn phần, tập trung vào hương vị của thức ăn.
- Cải thiện thị giác bằng cách bổ sung vitamin vào chế độ dinh dưỡng, thỉnh thoảng rời mắt khỏi màn hình và dùng ánh sáng tự nhiên. Bạn cũng có thể thử tập các bài tập dành cho mắt như đảo tròng mắt hoặc tập trung nhìn vào một vật.
- Phát triển xúc giác bằng cách tập trung cảm nhận kết cấu của các vật mà bạn chạm vào. So sánh sự khác biệt trong các kết cấu.
-
Nghiên
cứu
thế
giới
xung
quanh.
Cầm
kính
lúp
lên
và
áp
dụng
khoa
học
vào
đời
sống
hàng
ngày.
Tiếp
nhận
các
hình
ảnh,
mùi
vị,
âm
thanh
và
kết
cấu
tại
nơi
bạn
làm
việc
hoặc
học
tập.
Quan
sát
những
người
tập
trung
ở
vòi
nước
uống
và
cố
gắng
đoán
xem
ai
sẽ
là
người
lấy
chiếc
bánh
cuối
cùng.
Quá
trình
nghiên
cứu
thế
giới
xung
quanh
sẽ
giúp
bạn
phát
triển
các
kỹ
năng
quan
sát.[5]
- Bắt đầu bằng việc thu thập thông tin về các sự việc và con người mà bạn đối mặt hàng ngày. Làm một người quan sát thụ động. Cố gắng phán đoán những sự việc nho nhỏ sắp diễn ra, chẳng hạn như ai sẽ là người sẽ xung phong phát biểu khi cả nhóm được hỏi. Xác thực các phán đoán của bạn với bằng chứng vững chắc.[5]
-
Quan
sát
con
người.
Dành
thời
gian
quan
sát
mọi
người
để
tập
nhận
biết
phong
thái,
thói
quen
và
thói
tật
của
người
nào
đó.
Chọn
một
nơi
như
ghế
đá
trong
công
viên
hoặc
một
chỗ
ngồi
trong
tiệm
cà
phê.
Quan
sát
những
người
xung
quanh
bạn
và
liệt
kê
những
chi
tiết
mà
bạn
nhận
ra
ở
từng
người.[4]
- Tự hỏi mình những câu như, “Người này sẽ gọi loại cà phê gì?” hoặc “Liệu người này sẽ cư xử với bạn bè của anh ta giống như lần trước họ đến đây không?”
- Tập phán đoán tính cách hoặc tâm trạng của một người.
-
Giải
đố.
Phát
triển
năng
lực
quan
sát
bằng
cách
giải
câu
đố
tìm
những
điểm
khác
biệt
của
các
bức
ảnh,
tìm
một
từ
ẩn
giấu
hoặc
giải
một
mê
cung.
Bạn
cần
một
bộ
óc
linh
hoạt
để
giải
mã
các
bí
ẩn
như
Sherlock
Homes
đã
làm,
và
các
câu
đố
sẽ
từng
bước
đưa
bạn
tiến
đến
đích.[4]
- Mua một quyển giải đố Sudoku, hoặc in ra những ô đố chữ miễn phí trên mạng.
- Thách thức bản thân giải “mê cung” của con người. Tự thực hiện một mình để bạn bè không giúp bạn giải đố.
-
Nhận
ra
các
chi
tiết.
Nếu
muốn
có
trực
giác
tốt,
bạn
cần
phải
nhận
biết
các
chi
tiết.
Khi
đến
hiện
trường
vụ
án,
Sherlock
Homes
nhận
ra
từng
chi
tiết
tinh
tế
mà
không
ai
nhận
ra.
Đó
là
nhờ
ông
không
ngừng
rèn
luyện
kỹ
năng
này.
Bạn
cũng
có
thể
được
như
Sherlock
nếu
chịu
khó
tập
nhận
biết
các
chi
tiết.[1]
- Kiểm tra năng lực quan sát bằng cách liệt kê những điều mà bạn nhớ được tại những nơi bạn đã từng đến. Ví dụ, sau khi ăn trưa ở một nhà hàng, bạn hãy kể ra những thứ mà bạn nhớ được ở nơi đó. Cách trang trí ở nhà hàng như thế nào? Đồng phục của nhân viên ra sao? Có các món ăn nào trong thực đơn? Lần sau khi quay lại nhà hàng đó, bạn hãy so sánh những thứ bạn đã liệt kê với những thứ bạn nhìn thấy để xem có đúng không. Tiếp tục làm những bài kiểm tra tương tự để biết mình nhận biết các chi tiết giỏi đến đâu.
-
Ghi
chép.
Ghi
chép
những
điều
bạn
quan
sát
được
và
bổ
sung
thêm
hàng
ngày.
Đừng
chán
nản
nếu
bạn
mất
nhiều
thời
gian
ở
cùng
một
vài
nơi,
bởi
vì
bạn
vẫn
đang
thách
thức
bản
thân
quan
sát
những
điều
mới.[6]
- Thử tập trung vào các chi tiết đặc biệt. Ví dụ, bạn có thể quyết định quan sát những người mặc áo đỏ hoặc những người đang che dù.
- Khi đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng, bạn hãy thử đếm những người mà bạn xếp vào một nhóm. Ví dụ, khi đi tàu hỏa, bạn có thể đếm những người đang chơi game trên điện thoại.
- Ở phòng khám bác sĩ, bạn hãy quan sát xem bao nhiêu người lấy tạp chí của phòng khám để đọc và bao nhiêu người đem theo sách báo của mình.
”Đọc” con người[sửa]
- Đọc ngôn ngữ cơ thể. Bạn có thể biết nhiều điều về một người thông qua ngôn ngữ cử chỉ của họ, nhờ đó bạn có thể đoán ra ai có ý tốt, ai không. Bạn có thể biết cảm giác của một người và đoán được cách hành xử của họ. Một khi bạn đã nắm được nghệ thuật này một cách thuần thục, mọi người sẽ nghĩ bạn là một siêu thám tử như Sherlock Homes vậy.[7]
-
Rèn
luyện
thái
độ
lắng
nghe
tích
cực.
Rất
nhiều
lúc
bạn
chỉ
nghe
lướt
qua
khi
người
khác
nói,
gật
đầu
để
tỏ
ra
là
mình
có
tham
gia
vào
cuộc
trò
chuyện.
Lắng
nghe
tích
cực
đòi
hỏi
sự
tập
trung
hơn
vào
những
gì
người
kia
đang
nói,
cách
nói
của
họ
và
giọng
điệu
mà
họ
thể
hiện.[8]
- Loại bỏ mọi thứ gây xao lãng để thực sự chú ý khi người khác nói chuyện với bạn. Ví dụ, bạn hãy cất điện thoại và ngừng các việc đang làm để lắng nghe.
- Duy trì giao tiếp bằng mắt với người đang nói chuyện với mình.
- Tập trung vào điều người khác đang nói thay vì mải nghĩ về điều mà bạn sắp đáp lại.
- Diễn giải lại điều người kia vừa nói trước khi nói lên suy nghĩ của bạn.
-
Nhận
biết
khi
ai
đó
nói
dối.
Khả
năng
phát
hiện
nói
dối
cũng
là
một
phần
của
trực
giác
tốt,
do
đó
việc
học
cách
phát
hiện
một
người
đang
nói
dối
là
điều
cần
thiết
nếu
bạn
muốn
nâng
cao
trực
giác.
Bạn
sẽ
có
khả
năng
phân
biệt
đâu
là
sự
thực
và
đâu
là
lời
nói
dối.
- Người đang nói dối thường hay che miệng và mũi. Họ cũng có thể xoắn tóc hoặc vặn quần áo.
- Tuy có thể mất khá nhiều thời gian, nhưng việc học cách phát hiện các biểu hiện công kích ngầm trên gương mặt của một người cũng có thể giúp bạn đoán được liệu người đó có nói dối hay không.
- Quan sát nếu họ toát mồ hôi bất thường. Ví dụ, nếu người đó bắt đầu đổ mồ hôi khi đang ngồi trong phòng mát mẻ với máy điều hòa nhiệt độ, có thể họ đang nói dối.
- Nghe tốc độ nói của họ. Nói chậm hoặc nhanh đều có thể là dấu hiệu của hành vi nói dối.
- Phán đoán hành động mà người khác sẽ làm. Bạn hãy sử dụng các kỹ năng của mình để phán đoán cách hành xử của những người khác. Ví dụ, bạn có thể đoán xem ai sẽ quên đem món quà của ông già Noel bí ẩn vào đúng ngày, hoặc ai trong nhóm bạn sẽ xung phong thuyết trình. Bằng cách “đọc” những người khác, bạn có thể ra những quyết định đúng đắn hơn cho mình nhờ việc lường trước hành vi của người khác.
Xây dựng trực giác[sửa]
-
Chấp
nhận
trực
giác
của
bạn.
Trước
khi
có
thể
dùng
trực
giác
như
Sherlock
Homes,
bạn
cần
xem
trực
giác
như
một
nguồn
thông
tin
có
giá
trị.
Một
số
người
cho
rằng
trực
giác
chỉ
là
sự
tưởng
tượng,
và
tư
duy
logic
là
phương
pháp
duy
nhất
đúng
đắn.
Tuy
nhiên,
qua
các
câu
chuyện
bí
ẩn
của
Sherlock
Homes,
bạn
có
thể
thấy
rằng
việc
sử
dụng
cả
hai
khía
cạnh
của
trí
não
sẽ
đem
đến
kết
quả
tối
ưu.
Trực
giác
dựa
trên
sự
tập
luyện
và
thu
thập
thông
tin,
vì
thế
nó
không
hư
ảo
như
mọi
người
tưởng;
đúng
hơn,
đó
là
sự
thiết
lập
các
giả
thuyết
dựa
trên
kiến
thức,
kinh
nghiệm
và
sự
chú
ý
đến
các
chi
tiết.
- Trực giác khi được rèn luyện tốt sẽ giúp bạn có các quyết định nhanh hơn mà không phải ngẫm nghĩ mọi chi tiết, bởi vì bộ não đã giúp bạn xây dựng một mạng lưới kết nối xử lý các thông tin. Nhờ đó bạn sẽ đi đến quyết định đúng đắn như một phản xạ.[4]
-
Giữ
tư
duy
khách
quan.
Nếu
muốn
dựa
vào
trực
giác
của
mình,
bạn
cần
tránh
đánh
giá
một
cách
chủ
quan.
Bạn
sẽ
rất
dễ
rơi
vào
cái
bẫy
chủ
quan
khi
tuân
theo
“linh
cảm”
của
mình,
nhưng
việc
rèn
luyện
để
suy
nghĩ
một
cách
khách
quan
sẽ
giúp
bạn
khám
phá
các
bí
mật
như
Sherlock
đã
làm
được.[1]
- Để các dữ kiện dẫn đường mà không dựa vào ý kiến của mình. Ví dụ, nếu bữa trưa của bạn biến mất, bạn sẽ rất dễ đổ lỗi cho ai đó mà bạn biết là đã từng phạm lỗi, nhưng bạn đừng vội kết luận. Các dữ kiện có thể dẫn đến một người khác.
- Giữ đầu óc cởi mở. Lắng nghe các ý kiến và quan điểm của những người khác để bạn có thể học được từ cách nhìn của họ. Mỗi người có một cách nhìn riêng về thế giới, và đôi khi bạn cần sự thay đổi trong cách nhìn nhận để duy trì sự khách quan.
-
Hòa
nhập.
Đôi
khi
bạn
cần
phải
đóng
vai
trò
của
người
ngoài
cuộc,
nhưng
nếu
muốn
có
trực
giác
mạnh
mẽ,
bạn
cần
hòa
nhập
với
mọi
thứ
xung
quanh
mình.
Cũng
như
Sherlock
Homes
cần
phân
tích
hoàn
cảnh
của
hiện
trường
vụ
án
để
biết
điều
gì
đã
xảy
ra,
bạn
cần
làm
một
phần
của
thế
giới
xung
quanh
để
có
thể
đưa
ra
những
đánh
giá
hợp
lý
về
nó.[1]
- Thay vì tách khỏi mọi người, bạn hãy đóng vai trò tích cực trong cuộc sống để thu thập kinh nghiệm hữu ích cho việc phát triển trực giác của mình.
- Mỗi ngày chọn một hoạt động, dù chỉ là những hoạt động nhỏ. Ví dụ, bạn có thể đi dạo với một người bạn, chơi một trận cầu lông, ngồi trên ghế đá công viên vẽ phác thảo, hoặc thực hành một ngôn ngữ mới.
- Hạn chế thời gian xem ti vi.
-
Để
ý
đến
môi
trường.
Ghi
nhớ
những
hình
ảnh
và
âm
thanh
xung
quanh
bạn.
Việc
nhận
biết
về
thế
giới
xung
quanh
sẽ
giúp
bạn
ra
những
quyết
định
tốt
hơn
trong
tích
tắc.
Phản
ứng
của
bạn
đối
với
một
người
sẽ
khác
nhau
dựa
vào
khung
cảnh.
- Ví dụ, nếu có người đến gần bạn ở trung tâm mua sắm, có thể bạn sẽ gật đầu với họ và tiếp tục bước đi; tuy nhiên, nếu ai đó tiến lại phía bạn trong một ngõ tối, có thể bạn sẽ cảnh giác và cố gắng giữ khoảng cách với họ.
- Mặc dù bạn không muốn kết luận vội vã, tuy nhiên những hiểu biết về môi trường xung quanh sẽ giúp bạn đọc tình huống tốt hơn vì bạn thu thập các manh mối dễ dàng hơn.
-
Hạn
chế
các
yếu
tố
làm
phân
tâm.
Nếu
muốn
có
trực
giác
mạnh
mẽ
như
Sherlock,
bạn
cần
phải
gắn
kết
với
thế
giới
xung
quanh
mình.
Những
yếu
tố
gây
xao
lãng
như
điện
thoại
có
thể
ngăn
cản
bạn
thu
thập
thông
tin
cần
thiết
cho
việc
sử
dụng
trực
giác.
- Dành hai tuần ghi lại những lần bạn nhượng bộ những yếu tố gây xao lãng, chẳng hạn như xem ti vi khi đang ăn tối, kiểm tra điện thoại khi làm việc, hoặc lật giở các trang tạp chí khi nghe bạn bè nói chuyện.
-
Hoài
nghi.
Điều
này
dường
như
trái
ngược
với
trực
giác,
nhưng
chủ
nghĩa
hoài
nghi
lành
mạnh
giúp
bạn
tránh
kết
luận
vội
vã
dựa
trên
định
kiến
cá
nhân.
Để
trở
thành
một
người
hoài
nghi
khôn
ngoan,
bạn
cần
hiểu
niềm
tin
của
bạn
và
niềm
tin
đó
ảnh
hưởng
như
thế
nào
đến
phản
ứng
của
bạn
đối
với
thế
giới
để
tránh
xét
đoán
sai
lầm
dựa
trên
những
định
kiến.[9]
- Khi nhận thấy mình đang phản ứng với một người hay một điều gì đó, bạn hãy dành một phút để tự hỏi bản thân rằng vì sao bạn có cảm giác như vậy. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy khó chịu khi gặp bạn trai mới của cô bạn, bạn hãy tự hỏi liệu cảm giác đó là do bản thân anh ta hay vì những tác nhân bên ngoài. Có phải anh ta nhắc nhớ bạn về người yêu cũ? Hay bạn đang lo rằng sẽ mất bạn thân?
- Đừng vội tin những câu chuyện phiếm. Nhìn vào bằng chứng và dựa vào đó để tìm sự thực trong những lời đồn đại mà bạn nghe được.
-
Suy
nghĩ
vượt
khuôn
khổ.
Để
có
trực
giác
như
Sherlock
Homes,
bạn
cần
phải
là
một
người
có
suy
nghĩ
sáng
tạo
và
linh
hoạt.
Nếu
bạn
thiết
lập
thói
quen,
chống
lại
sự
thay
đổi
và
cố
gắng
phân
loại
thế
giới,
bạn
sẽ
không
có
khả
năng
luyện
cho
trí
não
nắm
bắt
và
xử
lý
thực
tế
của
thế
giới
xung
quanh
bạn.[10]
- Thử các hoạt động khuấy động bộ não như lập bản đồ tư duy, phác thảo ý tưởng hoặc lên danh sách.
- Đến một nơi khác biệt. Ví dụ, cầm sổ ghi chép đến một tiệm cà phê mà bạn chưa bao giờ thử ghé đến hoặc đi dạo ngoài trời ở những nơi mới lạ.
- Hợp tác với những người khác để tạo ra những ý tưởng kết hợp.
- Làm một điều gì đó mang tính nghệ thuật.
- Thay đổi lề thói hàng ngày để thay đổi góc nhìn của bạn.
- Học cách thực hiện tuần tự từng nhiệm vụ. Công việc đa nhiệm là kẻ thù của trực giác vì nó khiến bạn phân tâm và không tập trung vào thế giới quanh mình. Trí não của bạn cần thông tin đầy đủ và chính xác để có thể đi đến kết luận đúng.[10]
Sử dụng phép suy luận[sửa]
-
Hiểu
về
phép
suy
luận.
Sherlock
Holmes
phá
án
bằng
cách
tuân
theo
nguyên
tắc
suy
luận,
một
phương
pháp
đi
đến
kết
luận
dựa
trên
các
giả
thuyết
hướng
dẫn.
Ông
đưa
ra
các
giả
thuyết
của
mình
dựa
trên
sự
kết
nối
nhờ
kỹ
năng
quan
sát
và
kiến
thức
cá
nhân.[11]
- Sự suy luận dựa trên nguyên tắc cho rằng mọi thứ thuộc về một nhóm đặc thù nào đó đều có chung quy luật. Ví dụ, nếu tất cả mọi người trong phòng hội nghị đều từng đoạt giải thưởng, và Huy Thành có mặt trong hội nghị đó, vậy thì có thể suy ra rằng Thành là người có giải thưởng.[12]
-
Xây
dựng
giả
thuyết.
Những
bậc
thầy
suy
luận
xây
dựng
giả
thuyết
dựa
trên
các
bằng
chứng
và
rút
ra
kết
luận
vững
chắc
dựa
trên
các
giả
thuyết
đó.[11]
- Tìm các kiểu thức trong cuộc sống của bạn. Chú ý vào các câu hỏi ai, cái gì, tại sao, khi nào và bằng cách nào. Ví dụ, bạn hãy ghi nhận về người thường pha cà phê trong văn phòng. Có thể bạn sẽ khám phá ra rằng người duy nhất pha cà phê trước 8 giờ sáng là cô kế toán Lan Anh.
- Khái quát hóa dựa trên bằng chứng. Theo kiểu thức trên, bạn có thể suy rộng ra rằng cà phê có trước 8 giờ sáng ở văn phòng là do Lan Anh pha.
- Dựa trên giả thuyết này, nếu sau 8 giờ sáng mà không có cà phê, như vậy nghĩa là Lan Anh chưa đến văn phòng.
- Kiểm tra giả thuyết. Một khi đã xây dựng giả thuyết dựa trên sự khái quát hóa, bạn hãy kiểm tra lại xem liệu giả thuyết của bạn có chính xác không. Trong ví dụ trên, lần sau khi đã quá 8 giờ sáng mà không thấy có cà phê, bạn hãy kiểm tra xem có phải Lan Anh không ở trong văn phòng không.
-
Mài
giũa
kỹ
năng
giải
quyết
vấn
đề.
Bạn
cần
cải
thiện
khả
năng
xử
lý
vấn
đề
để
có
thể
sử
dụng
phép
suy
luận
nhằm
ra
các
quyết
định
chính
xác
hơn.
Để
sử
dụng
phép
suy
luận,
bạn
phải
giỏi
trong
việc
tìm
ra
giải
pháp
cho
vấn
đề.
- Bắt đầu bằng việc xác định vấn đề và hiểu về các dữ kiện. Thu thập và phân tích thông tin. Liệt kê các giải pháp có thể thực hiện và xem xét ưu nhược điểm của từng giải pháp.
-
Suy
nghĩ
logic.
Bạn
cần
học
suy
nghĩ
một
cách
logic
nếu
muốn
phát
triển
trực
giác.
Muốn
trực
giác
có
độ
chính
xác,
bạn
cần
học
cách
phản
ứng
dựa
trên
logic.[4]
Hãy
tìm
sự
liên
hệ
giữa
nguyên
nhân
và
kết
quả.[13]
- Ví dụ, nếu hôm thứ năm bạn của bạn uống nhiều cà phê hơn, bạn hãy tự hỏi có điều gì khác biệt vào ngày hôm đó. Có thể cô ấy thức khuya đêm thứ tư vì phải đến lớp học đêm. Thu thập thêm thông tin để xác định liệu đó là nguyên nhân và kết quả hay chỉ là sự liên hệ, tức là hai sự việc có liên quan nhưng sự việc này không phải là nguyên nhân dẫn đến sự việc kia. Hãy cẩn thận, đừng mặc nhiên cho rằng sự liên hệ giữa hai sự việc là đúng khi suy luận ngược lại. Lớp học ban đêm có thể khiến bạn của bạn uống thêm cà phê vào sáng hôm sau, nhưng điều đó không nói lên rằng mỗi lần uống nhiều cà phê nghĩa là cô ấy có lớp học ban đêm.[13]
-
Mở
rộng
kiến
thức.
Để
có
trực
giác
mạnh
mẽ
như
Sherlock,
bạn
cần
tiếp
tục
học
hỏi.
Đọc
sách,
xem
tài
liệu,
cập
nhật
tin
tức
và
gia
nhập
các
nhóm
có
thể
giúp
bạn
nâng
cao
kiến
thức.
Bạn
không
cần
phải
học
trường
lớp
chính
quy
mới
có
thể
học
những
điều
mới.[6]
- Đừng tự giới hạn lĩnh vực nghiên cứu. Ví dụ, kiến thức về văn hóa đại chúng dường như không phải là đề tài quan trọng, nhưng nó có thể giúp bạn hiểu những người xung quanh, nhờ đó bạn có thể dựa vào trực giác tốt hơn.
- Bạn có thể thử tìm EdX.org, tổ chức cung cấp các lớp học từ các học viện lớn như Harvard, Berkeley, Georgetown, MIT, và các trường đại học có uy tín khác. Bạn có thể học một lớp miễn phí từ những giảng viên giỏi nhất thế giới, hoặc bạn có thể trả một khoản phí rất nhỏ để lấy giấy chứng nhận là bạn đã theo học khóa học đó. Cho dù dùng cách nào, đây cũng là một cơ hội tốt để mở rộng kiến thức.
- Tìm những trang như Meetup.com, cung cấp các nhóm do cộng đồng điều hành. Một số nhóm sẽ giúp bạn kết nối với những người có thể dạy cho bạn những kỹ năng mới. Ví dụ, bạn có thể học cách lập trang web, nấu món ăn Ấn Độ, hoặc cách kết hợp các loại tinh dầu.
- Thư giãn. Một khi đã rèn luyện trí não thành công, bạn cần phải thư giãn và dành thời gian cho bộ óc nghĩ ra giải pháp về vấn đề bạn đang quan tâm. Sherlock có thể thư giãn bằng cách chơi nhạc, vậy thì bạn hãy làm theo và mở chương trình nhạc thư giãn.[5]
Lời khuyên[sửa]
- Quan sát mọi thứ, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất.
- Cân nhắc thông tin từ tất cả các nguồn, nhưng hãy dùng khả năng xét đoán của bạn để xác định nguồn nào đáng tin nhất.
- Đọc vài cuốn truyện về Sherlock Holmes của Sir Arthur Conan Doyle.
Cảnh báo[sửa]
- Không tiết lộ phán đoán của mình cho đến khi bạn chắc chắn có các dữ kiện ủng hộ.
- Không kết luận vội vàng mà không phân tích mọi thông tin.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 https://www.brainpickings.org/2013/01/07/mastermind-maria-konnikova/
- ↑ http://www.mindful.org/five-steps-to-mindfulness/
- ↑ https://psychcentral.com/blog/archives/2012/06/09/7-easy-ways-to-be-mindful-every-day/
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 http://www.superthinking.co/how-to-think-like-sherlock-holmes/
- ↑ 5,0 5,1 5,2 https://www.psychologytoday.com/blog/shadow-boxing/201301/mind-sherlock-holmes
- ↑ 6,0 6,1 https://www.psychologytoday.com/blog/creating-in-flow/201303/8-strategies-thinking-more-sherlock-holmes
- ↑ http://www.superthinking.co/how-to-think-like-sherlock-holmes/
- ↑ https://campuspress.yale.edu/yctl/active-listening/
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/how_to_think_like_sherlock_holmes
- ↑ 10,0 10,1 https://www.psychologytoday.com/blog/the-storytelling-animal/201301/how-think-sherlock-holmes
- ↑ 11,0 11,1 http://www.livescience.com/21569-deduction-vs-induction.html
- ↑ http://www.livescience.com/21569-deduction-vs-induction.html
- ↑ 13,0 13,1 http://www.techrepublic.com/blog/10-things/10-tips-for-sharpening-your-logical-thinking/