Vượt qua định kiến cá nhân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Việc phán xét người khác không phải lúc nào cũng sai, trong một vài trường hợp, điều đó là cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta. Mặc dù chiến thuật này hiệu quả đối với việc xác định nguy hiểm hoặc rủi ro, nhưng nó sẽ rắc rối khi bắt nguồn từ các tác động khác. Cho dù ý thức được hay không, định kiến của bạn về người khác cũng ảnh hưởng đến cách bạn nhìn và tương tác với thế giới. Xây dựng nhận thức về định kiến và tích cực mở rộng thế giới quan là hai phương pháp giúp bạn vượt qua định kiến cá nhân của mình.

Các bước[sửa]

Xây dựng sự nhận thức[sửa]

  1. Nhận ra định kiến trong cuộc sống của bạn. Định kiến, về cơ bản nó là sự phán xét vội vàng. Trên thực tế, nhận thức được việc bạn thực sự có những đánh giá hoặc phán xét không công bằng về người khác là một điểm khởi đầu tốt. Quan sát kỹ cuộc sống và sự tương tác hàng ngày của bạn. Nghĩ về niềm tin, suy nghĩ, và những đánh giá mà bạn có về người khác. Những định kiến này bén rễ từ khi nào? Điều gì đang xảy ra để củng cố chúng trong cuộc sống của bạn?
    • Các nhà nghiên cứu tin rằng, ngay từ lúc 3 tuổi, trẻ em bắt đầu phát triển sự gắn bó với nhóm văn hóa và chủng tộc của chính chúng, người trong nhóm, và vô tình có cách nhìn tiêu cực với tất cả các nhóm khác, những người ngoài nhóm.[1]
    • Một số định kiến được tiếp thu trong phạm vi gia đình hoặc văn hóa. Số khác được nhấn mạnh trong phạm vi truyền thông.
  2. Chấp nhận rằng những định kiến này có thể có hoặc không được tiếp thu. Vì vậy, chúng ta biết được rằng trẻ em tiếp thu định kiến từ sớm trong đời.[2] Mặc dù định kiến được tiếp thu, nhưng nó cũng có thể không được tiếp thu. Dù bạn đã có quan điểm nhất định về các nhóm khác bao lâu đi nữa, thì những quan điểm này hoàn toàn có thể thay đổi được.
    • Định kiến có thể bị gạt bỏ bởi nền giáo dục đa dạng. Nghiên cứu cho thấy các học sinh tham gia buổi hội thảo về định kiến đã giảm đáng kể định kiến và suy nghĩ rập khuôn sau khi kết thúc chuyên đề.[3]
  3. Quyết tâm thay đổi định kiến cá nhân.[4] Tiến hành thay đổi cũng quan trọng như thay đổi định kiến cá nhân, nó đòi hỏi quyết tâm to lớn. Bạn phải thật sự muốn thay đổi những thành kiến này với nỗ lực tối đa và tiếp tục quá trình thay đổi mặc cho khó khăn hay mất động lực.[1]
    • Bạn có thể thể hiện sự quyết tâm thay đổi định kiến cá nhân bằng việc lên kế hoạch hành động. Chọn một định kiến tại thời điểm mà bạn muốn thay đổi và xác định phương pháp mà bạn có thể thay đổi nó. Đặt ra thời hạn. Theo thời gian, hãy kiểm tra sự tiến bộ của bạn.
  4. Theo dõi sự tự nhủ của bản thân.[5]Sự tự nhủ bao gồm những lời nói mà chúng ta nói với bản thân cả ngày. Để ý thức được định kiến cá nhân đòi hỏi bạn phải chú ý thật kỹ những gì bạn nói với chính mình về các nhóm khác nhau. Ngoài ra để giúp bạn vượt qua định kiến, thì việc cải thiện sự tự nhủ tiêu cực có thể thúc đẩy lòng tự trọng và niềm hạnh phúc tinh thần của bạn.[6]
    • Lắng nghe có ý thức suy nghĩ của bạn khi bạn tương tác với mọi người từ các nhóm văn hóa và chủng tộc khác nhau hoặc các nền tảng khác. Bạn nghĩ về điều gì? Từ bằng chứng nào mà bạn cho rằng những định kiến này có căn cứ?

Đạt đến thế giới quan[sửa]

  1. Thay đổi quan điểm của bạn bằng việc nâng cao ý thức.[7] Bạn có thể hoàn toàn thay đổi lòng khoan dung của mình về người khác bằng việc thay đổi quan điểm của bạn để trở nên ý thức hơn về những định kiến và phân biệt đối xử kéo dài giữa các cá nhân và xã hội. Chúng ta tạo ra những lời nói định kiến từ trong ra ngoài. Bạn có thể hình dung sự việc với một quan điểm khác, từ ngoài vào trong?
    • Nghĩ về cách người khác nghĩ về nhóm của bạn. Bạn đã bị đánh giá một cách không công bằng chưa? Bạn bè hay người thân của bạn có bị phân biệt đối xử không? Điều đó khiến bạn cảm thấy thế nào? Bạn sẽ nói gì với những người dựa vào suy nghĩ rập khuôn mà đánh giá không công bằng về bạn?
  2. Đọc nhiều hơn. Mở một quyển sách - tiểu thuyết hư cấu hoặc phi hư cấu - có thể giúp bạn chống lại những thông tin sai lệch hoặc sự thiếu hiểu biết của những nhóm khác, và ít dẫn đến thành kiến cá nhân hơn. Thách thức bản thân để chọn ra điều giúp bạn mở rộng tầm nhìn đến nhóm người mới.
    • Nghiên cứu cho thấy rằng những người đọc và đồng cảm với tính cách của Harry Potter trong loạt truyện có khả năng ít biểu lộ thành kiến chống lại những nhóm thiểu số hơn.
    • Sách hư cấu có lợi thế lớn hơn nhiều so với lựa chọn sách phi hư cấu cho mục đích này. Các nhà nghiên cứu tin rằng việc giải quyết các vấn đề phân biệt đối xử trong thế giới giả tưởng có thể khiến người đọc thật sự suy nghĩ về họ mà không có sự phòng vệ và sự tự cho là đúng theo cách của mình.[8][9]
  3. Đi du lịch. Nếu thế giới quan của bạn chỉ bao gồm một nền văn hóa duy nhất, thì có thể khó để bạn có tầm nhìn xa hơn. Vì lí do đó, du lịch khá cần thiết cho việc vượt qua định kiến cá nhân.[10] Tuy nhiên, hãy nhớ rằng du lịch không nhất thiết phải là đi khắp thế giới. Vâng, đi đến các quốc gia hoặc lục địa khác có thể giúp bạn thay đổi thế giới quan của mình, nhưng bạn cũng có thể tiếp thu được nhiều điều về các nhóm người khác nhau bằng cách đi thăm nhiều khu vực khác trong thành phố, các thành phố hoặc vùng miền khác.
  4. Kết bạn với những người từ những nhiều nhóm khác. Một khi bạn đạt được tiến bộ trong việc thay đổi thế giới quan, thì thật là hữu ích để mở ra những nhóm khác nhau trong quan hệ tình bạn. Một nhà nghiên cứu đã đề xuất ý kiến về giả thuyết liên lạc, nghĩa là liên lạc với một thành viên của một nhóm khác có thể làm giảm định kiến.[11]
    • Thời gian tới khi bạn có cơ hội trò chuyện với một người ở nhóm khác với nhóm của bạn, hãy nắm bắt lấy cơ hội đó. Giữ mọi thứ bạn học được về định kiến trong đầu, ướng đến mục tiêu tìm hiểu người này. Không phán xét vôi vàng và cho phép người này thể hiện với bạn con người thật sự của anh ấy.

Thay đổi thái độ[sửa]

  1. Thay đổi định kiến với thử nghiệm thực tế.[5][12] Khi bạn trở nên ý thức được định kiến trong sự tự nhủ của bản thân, bạn có thể hành động để thay đổi những suy nghĩ này trước khi chúng dẫn đến những hành vi phân biệt đối xử chống lại những người khác.
    • Tự hỏi đâu là bằng chứng ủng hộ hoặc chống lại một định kiến. Ví dụ, bạn thấy một cô gái tóc vòng và ngay lập tức nghĩ cô ấy có thể không thông minh. Bằng chứng nào chứng minh cho điều này? Không có gì cả. Bằng chứng nào chống lại nó? Không có gì cả.
    • Gần như là không thể để đánh giá trí thông minh của người khác vì trí thông minh liên quan tới nhiều nhân tố nằm ngoài kiến thức sách vở, và nó chắc chắn không được lượm lặt chỉ với cái nhìn thoáng qua. Do đó, bạn đang tạo ra đánh giá không công bằng cho người này với ít bằng chứng để tiếp tục.
  2. Thử suy nghĩ có mục tiêu. Khi chúng ta đối mặt với những chuyện không rõ, đầu óc chúng ta tự động nghĩ tới trường hợp xấu nhất. Chọn cách xóa bỏ cách suy nghĩ này bằng cách hỏi bản thân liệu nó có cho phép bạn đáp ứng mục tiêu của mình không. Khi chúng ta không suy nghĩ theo mục tiêu, chúng ta đang trở nên tiêu cực. Nhưng, bạn có thể thay đổi điều này.[12]
    • Ví dụ, bạn đang đi bộ vào ban đêm và lướt qua một người đàn ông Mĩ gốc Phi trẻ tuổi. Bạn vội vàng bước nhanh và chạm nhẹ vào túi quần của mình để kiểm tra ví tiền. Vô tình, bạn nghĩ "nguy hiểm" hoặc "xấu ".
    • Bạn có thể thách thức định kiến này bằng suy nghĩ có mục tiêu cùng với các phép thử thực tế. Sau khi hỏi bạn nghĩ theo cách này với bằng chứng nào, bạn cũng có thể hỏi bản thân cách nghĩ này giúp bạn đạt được mục tiêu ngừng định kiến như thế nào. Chẳng có gì.
    • Cách suy nghĩ này đang khiến bạn đánh giá người khác một cách không công bằng, cho phép bạn cư xử theo khuôn mẫu số đông, và ngăn bạn tiếp xúc với những người khác bạn.
  3. Phản ứng lại với định kiến của người khác. Khi bạn đang trong quá trình thay đổi của bản thân, bạn cũng phải tích cực thách thức định kiến từ những người xung quanh bạn. Khi một người quen, bạn bè, hoặc người thân có phán xét vội vàng về một cá nhân vì bất cứ lí do gì - chủng tộc, sắc tộc, người khuyết tật, tuổi tác, giới tính, khuynh hướng tình dục, tình trạng kinh tế xã hội, giáo dục,... - đương đầu với họ. Bạn cũng có thể dùng phép thử thực tế để thách thức quan điểm của người khác.[12] You might ask:
    • Bằng chứng nào để bạn ủng hộ hoặc bác bỏ một tuyên bố như vậy?
    • Bạn có đang kết luận vội vàng về người này hay không?
    • Bằng cách nào để bạn có thể thực sự biết được liệu tuyên bố này là đúng hay chỉ là giả thuyết?

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn sẵn sàng tiếp thu những điều về bản thân có thể khiến bạn không vui. Đôi khi nó là điều đáng lo ngại khi biết chúng ta không cởi mở như chúng ta nghĩ.


Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây