Phương pháp kỷ luật tích cực/C5.1

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Lắng nghe tích cực và tầm quan trọng của lắng nghe tích cực

Muốn quan hệ của cha mẹ, thầy cô với trẻ tốt thì giao tiếp giữa hai bên phải tốt. Khi nói tới giao tiếp người ta thường cho rằng giao tiếp là "nói", "nói chuyện", "trò chuyện"... Thực tế thì "nói" chỉ là một phần của giao tiếp. Phần "nghe" là một phần rất quan trọng, có khi còn quan trọng hơn cả phần "nói", đặc biệt trong các tình huống mới thiết lập các mối quan hệ hoặc khi trẻ đang gặp những khó khăn. Liệu có phải vì thế mà con người có hai tai và một miệng? Đối với trẻ nói chung, đặc biệt trẻ mới lớn nói riêng, việc người lớn lắng nghe và hiểu trẻ lại càng quan trọng.

Ai cũng muốn được lắng nghe vì điều đó có nghĩa là người nghe đang muốn hiểu bạn. Người nghe tin rằng những điều bạn nói là có giá trị và đáng chú ý. Trẻ cũng vậy. Trẻ muốn được hiểu, cảm thấy có giá trị, được tôn trọng, yêu thương (Chương 1). Trẻ sẽ cảm thấy như vậy nếu được lắng nghe, lắng nghe một cách tích cực. Làm sao để cho trẻ thấy là bạn đang lắng nghe tích cực, không những "nghe" mà còn "hiểu"?

Lắng nghe tích cực[sửa]

Ví dụ: Con bạn vào nhà và nói "Con ghét bạn Minh! Bạn ấy không cho con chơi cùng với bạn ấy, không cho con chơi đồ chơi". Sau khi nghe, bạn sẽ phản ứng thế nào? Có cha mẹ nói "không sao, con có thể’ chơi với các bạn khác". Nếu trả lời như vậy là bạn đã bỏ qua hoặc không thừa nhận cảm xúc của trẻ. Với trẻ, câu nói của bạn khi đó có hàm ý "con chả sao cả, mẹ biết cách giải quyết rồi".

Cha mẹ có thể’ phản hồi "Con cảm thấy tức giận với bạn Minh vì hôm nay bạn ấy không cho con chơi cùng à?" Nếu như vậy thì bạn đã bắt đầu một quá trình lắng nghe tích cực, bởi vì thông qua phản hồi (về suy nghĩ và cảm xúc) của trẻ, bạn đã khuyến khích trẻ nói tiếp với cha mẹ "Vâng, hôm qua bạn ấy cho con chơi, nhưng hôm nay con không mang đồ chơi của con đi".

"Như thế là bạn Minh muốn con phải mang theo một đồ chơi nào đó khi chơi cùng?". "Vâng, con nghĩ thế".

Việc lắng nghe như vậy mất thời gian hơn và phải có thái độ ân cần, chấp nhận cảm xúc của trẻ, giúp trẻ tháo bỏ tâm lý e ngại, phòng thủ để chuyển sang hướng giao tiếp cởi mở, tích cực hơn. Nếu lắng nghe từ trái tim, tất cả các dấu hiệu phi ngôn ngữ đều có ý nghĩa. Người nghe nên thận trọng khi bày tỏ cảm xúc và phản ứng của mình với những gì người khác nói. Thay vào đó, bạn hây chỉ lắng nghe. Đôi lúc phản ánh lại một vài nội dung hoặc cảm xúc, có lúc chỉ cần gật đầu hoặc bật ra một âm thanh nhỏ để’ xác nhận điều người khác đang nói. Đó là những cử chỉ tốt nhất chứng tỏ ta đâ nghe và hiểu người nói, bởi rất nhiều khi chúng ta "nghe" nhưng không "hiểu", giống như "nhìn" nhưng không "thấy".

Đôi khi các câu hỏi mở (Ví dụ: Tại sao em buồn? Nếu ở vào hoàn cảnh của bạn, em sẽ cảm thấy thế nào? Em sẽ làm gì? Có cách nào khác để’ giải quyết vấn đề này không?,...) sẽ rất có ích vì nó khuyến khích trẻ suy nghĩ rộng, nhìn sự việc từ nhiều góc độ và tự do khám phá nhiều giải pháp khác nhau cho một vấn đề. Khi phản hồi nội dung, các câu nói như "Có phải con nói là...?", "Có phải ý em là...", "Bố nghe con vừa nói là..." vừa khích lệ trẻ nói, vừa giúp người lớn khám phá và hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề của trẻ.

Như thế, lắng nghe tích cực là một cách thức rất tốt để cha mẹ, thầy cô hiểu con cái và học sinh của mình tôn trọng và quan tâm đến nhau, tăng cường mối quan hệ trong gia đình và lớp học. Lắng nghe tích cực cũng giúp ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình, lớp học đặc biệt trong bối cảnh quan hệ cha mẹ - con cái hay thầy - trò gặp nhiều thách thức như hiện nay. Qua giao tiếp tích cực, cha mẹ, thầy cô có thể’ kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của trẻ và có giải pháp khắc phục. Khó khăn của trẻ càng được phát hiện và có giải pháp khắc phục sớm thì càng dễ giải quyết, càng ít tốn kém hơn và không cần phải dùng trừng phạt.

Hoạt động: Lắng nghe tích cực là gì?[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này