Phương pháp kỷ luật tích cực/Hướng dẫn dành cho tập huấn viên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lớp tập huấn thành công thường có bầu không khí học tập tích cực mà cả tập huấn viên và học viên đều cảm thấy thích thú và hiệu quả. Vì thế, chúng tôi đề xuất sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia để tạo môi trường tập huấn mang tính khích lệ, hợp tác, cùng nhau làm việc, chia sẻ.

Phương pháp tập huấn[sửa]

Lớp tập huấn thành công thường có bầu không khí học tập tích cực mà cả tập huấn viên và học viên đều cảm thấy thích thú và hiệu quả. Vì thế, chúng tôi đề xuất sử dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia để tạo môi trường tập huấn mang tính khích lệ, hợp tác, cùng nhau làm việc, chia sẻ.

Tập huấn viên nên cố gắng khuyến khích học viên chia sẻ, khai thác các kiến thức và kinh nghiệm dạy dỗ, giáo dục trẻ của họ để’ dựa vào đó xây dựng, phát triển những kỹ năng mới, cần thiết. Phương pháp này cho phép tập huấn viên luôn lắng nghe, cởi mở, khích lệ, hỗ trợ học viên tham gia, thảo luận và tạo cho họ các cơ hội thực hành, tìm tòi thử nghiệm. Mỗi mục hoạt động đều có phần Kiến thức đề xuất. Đây là phần kiến thức, kết luận mang tính chất đề xuất mà mỗi tập huấn viên - thông qua các hoạt động như thảo luận, làm việc nhóm... - nên cố gắng đạt được. Tuy nhiên, đề xuất cũng có nghĩa là tập huấn viên có thể’ đóng góp, bổ sung từ kiến thức, kinh nghiệm cá nhân hay địa phương mình để’ làm cho nội dung tập huấn phong phú hơn và gắn với tình hình ở địa phương mình hơn.

Phương pháp tập huấn như trên rất phù hợp với chủ đề rèn luyện nề nếp kỷ luật một cách tích cực, thay thế cho cách thức kỷ luật tiêu cực, có hại cho sự phát triển của trẻ và mối quan hệ cha mẹ với con hoặc thầy với trò. Để’ đạt được mục tiêu tập huấn, bạn nên tăng cường các hoạt động như suy nghĩ nhanh, động não, tưởng tượng, thảo luận, phân tích trường hợp cụ thể... và thực hành hơn là thuyết trình hay giao cho học viên đọc tài liệu.

Suy nghĩ nhanh, động não là một kỹ thuật nhằm kích thích óc sáng tạo của học viên, nhằm giúp họ đưa ra nhiều ý tưởng, giải pháp cho một vấn đề nào đó. Trong các bài học có nhiều tình huống trẻ có hành vi "hư", bạn có thể’ hỏi cả lớp: "Các bậc phụ huynh hay giáo viên có thể’ làm gì? Làm như thế nào?". Sau đó, bạn mời tất cả học viên cùng suy nghĩ nhanh và đưa ra ý kiến. Bạn liệt kê tất cả ý kiến đó lên bảng hoặc yêu cầu học viên viết ý kiến của mình lên thẻ màu, rồi cùng học viên xem xét, lựa chọn. Kỹ thuật này có thể’ gây hào hứng và khích lệ học viên tham gia hoạt động vì nó tập trung vào số lượng ý tưởng trước để’ chọn được các giải pháp có chất lượng sau, không phê phán để’ học viên tự do nêu ý tưởng, ghi nhận cả các ý kiến khác thường và kết hợp để’ đưa ra một giải pháp hoàn thiện hơn.

Hình dung, hồi tưởng cũng là một kỹ thuật hay được sử dụng trong các khóa tập huấn về phương pháp kỷ luật tích cực. Ví dụ, khi đã đề nghị học viên ngồi thoải mái rồi hình dung đang quay trở lại tuổi thơ của mình, tập huấn viên hỏi: "Hồi bé khi bạn mắc lỗi, người lớn đã làm gì?". Có thể’ viết câu hỏi này lên bảng cho tất cả cùng thấy. Ghi các câu trả lời của họ lên bảng rồi hỏi tiếp ". Lúc đó bạn cảm thấy thế nào?". Vì ai cũng đã từng có những trải nghiệm vui, buồn lúc còn nhỏ nên họ dễ dàng nhận ra cách đối xử phù hợp và không phù hợp của người lớn đối với trẻ và cảm xúc của trẻ khi bị đối xử như vậy.

Thảo luận nhóm là một phương pháp thường xuyên được sử dụng khi tập huấn kỹ năng. Tuy nhiên khi tổ chức làm việc, thảo luận theo nhóm cũng có một số khó khăn nảy sinh mà tập huấn viên phải lưu ý khắc phục hoặc giảm thiểu. Thứ nhất, những học viên quen nhau hay cùng làm việc có xu hướng ngồi gần nhau, tham gia cùng một nhóm. Khi làm việc nhóm họ dễ dàng lạc đề, có khi chuyển qua nói chuyện riêng (nhất là khi lâu ngày mới gặp nhau). Giải pháp nên áp dụng là chia nhóm ngẫu nhiên để tách họ ra và tạo cơ hội cho họ làm việc với các học viên mới. Ví dụ, nếu muốn chia học viên thành 5 nhóm, cách thường làm là đếm thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, rồi những người có cùng số sẽ vào làm việc với nhau trong một nhóm. Cũng có thể lồng ghép vào hoạt động khởi động như trò chơi "chia nhóm" ở phần dưới. Thứ hai, trong khi có một vài học viên quá tích cực, chi phối cả nhóm thì một số học viên khác lại tỏ ra trầm hơn, ít tham gia vào thảo luận. Tập huấn viên nên tìm cách để mọi người có cơ hội tham gia đồng đều hơn. Ví dụ, khi mời đại diện lên trình bày kết quả làm việc nhóm bạn có thể nói "lần này dành cho những ai chưa có cơ hội" và khích lệ, động viên những người ít tham gia hơn. Cũng có khi tập huấn viên nói "mời mỗi người đưa ra một ý tưởng" để tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người cùng tham gia thảo luận.

Phân tích các ví dụ cụ thể là phương pháp dùng trải nghiệm của bản thân tập huấn viên hoặc học viên để trao đổi, minh họa cho bài học. Tập huấn viên có thể đóng góp, bổ sung thêm các trường hợp ở địa phương để làm phong phú bài học và làm cho học viên quan tâm vì cảm thấy gần gũi với mình. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích và sự an toàn của trẻ, của gia đình và nhà trường mà trẻ đang theo học, tập huấn viên cần hết sức chú ý đến vấn đề khuyết danh, không được đưa tên thật của nhân vật. Đó là những trường hợp đã xảy ra trong thực tế nhưng bạn có thể thay tên người, địa điểm hay địa danh... với nguyên tắc là không cung cấp các thông tin có thể gây hại cho trẻ.

Trong suốt quá trình tập huấn, tập huấn viên luôn sẵn sàng giúp học viên trả lời các câu hỏi của họ bất cứ lúc nào. Khi học viên làm việc theo nhóm nhỏ, tập huấn viên nên đi quanh phòng tập huấn để quan sát họ giao tiếp, trao đổi, làm việc. Đôi khi bạn có thể dừng lại ở một nhóm nào đó để góp ý kiến, gợi mở, khích lệ họ thực hiện hoạt động.

Học viên chỉ tích cực tham gia các hoạt động tập huấn nếu họ cảm thấy thoải mái, được tôn trọng, được lắng nghe... Hãy cố gắng tạo một môi trường an toàn, thân thiện trong lớp tập huấn để học viên chia sẻ những trải nghiệm khó khăn của họ, ví dụ như thời nhỏ hay bị cha mẹ trừng phạt hoặc hiện nay họ đang sử dụng cách thức tương tự với con em hay học sinh của mình. Bạn nên thận trọng để sao cho họ không cảm thấy bất tiện, khó chịu hay thậm chí xấu hổ, mất mặt với hàng xóm hay đồng nghiệp. Mục đích của cuộc tập huấn không phải là phán xét hoặc kết tội một ai đó mà là tìm ra những phương pháp thay thế một cách hiệu quả hơn. Trong cả khoá tập huấn, bạn hãy cố gắng là một tấm gương với thái độ không phán xét. Điều này có nghĩa là tập huấn viên không nên bình luận về đạo đức của học viên hay răn dạy họ phải thế này hay thế kia. Ví dụ, nếu học viên nói rằng "phải roi vọt mới nên người" thì bạn có thể phản hồi lại "có nhiều cách thức để dạy con trẻ nên người. Liệu có cách nào khác mà không cần dùng roi vọt?". Không nên phản bác, phán xét như: "Anh nói vậy là sai rồi, có nhiều cách không cần roi đâu".

Chia nhóm[sửa]

Có nhiều hoạt động thảo luận nhóm trong quá trình tập huấn. Tập huấn viên cần chủ động chuẩn bị các cách chia nhóm khác nhau. Các tiêu chí chia nhóm có thể linh hoạt cho phù hợp với yêu cầu bài tập. Dưới đây là ví dụ một vài cách chia nhóm:

Tập huấn viên đề nghị các học viên sắp xếp nhanh thành các hàng, nhóm với tiêu chí do mình hướng dẫn. Ví dụ: Những người tóc ngắn đứng thành một hàng, những người tóc ngang vai đứng thành một hàng, những người tóc dài quá eo đứng thành một hàng; Những người có con gái xếp vào một hàng, những người có con trai xếp vào một hàng và những người có cả con trai và con gái thì xếp vào một hàng; Những người có con dưới 5 tuổi đứng vào hàng thứ nhất, những người có con từ 6 - 12 tuổi đứng vào hàng thứ 2 và những người có con từ 12-18 tuổi đứng vào hàng thứ 3.

Nếu các hàng không đều thì đề nghị mọi người linh hoạt sao cho các hàng tương đối đều về số lượng (ví dụ: Nhiều học viên có 2 con thuộc 2 nhóm tuổi nên họ tham gia ở nhóm nào cũng được; có người thì con còn nhỏ nhưng cũng sẵn sàng vào nhóm trẻ tuổi lớn hơn). Sau đó, đề nghị học viên ngồi theo nhóm. Ví dụ, nhóm 1 ngồi phía bên phải, nhóm 2 ngồi bên trái còn nhóm 3 ngồi phía đối diện bảng,...

Chú ý cần thay đổi các nhóm làm việc thường xuyên để’ tránh sự nhàm chán hoặc không tập trung của các học viên.

Thời gian[sửa]

Tập huấn viên nên khuyến khích học viên tư duy sáng tạo, trao đổi, thảo luận với nhau, khuyến khích họ đưa ra các trường hợp, ví dụ cụ thể. Vì thế khuôn khổ thời gian đề xuất cho mỗi hoạt động (ví dụ 20 phút, 45 phút) chỉ mang tính chất tương đối. Tập huấn viên cần linh hoạt nhưng nên chú ý đến tổng thời gian và toàn bộ nội dung tập huấn. Điều này thể’ hiện sự tôn trọng học viên, những người dù rất bận rộn ở gia đình và nhà trường, đã dành thời gian để’ tham gia cuộc tập huấn này. Ngoài ra, kiến thức và kinh nghiệm của nhóm học viên ở mỗi vùng, địa phương khác nhau cũng có thể’ khác nhau cho phép chúng ta linh hoạt về mặt thời gian.

Các nội dung của cuốn tài liệu này được xếp sắp theo một trình tự nhất định, bài hay mục sau có gắn kết với bài hay mục trước. Hiệu quả nhất là nên tập huấn 4 ngày liên tục. Nhưng nếu không thể, bạn cũng có thể’ thực hiện thành các buổi tách rời, ví dụ như thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ gia đình tại địa phương, mỗi buổi một bài độc lập. Khi bắt đầu bài mới nên dành thời gian để’ cùng học viên ôn lại những kiến thức và kỹ năng chủ yếu đã học trong bài cũ. Trước khi kết thúc khoá học bạn cũng nên dành khoảng 30 - 45 phút để’ học viên có thể’ đánh giá nhanh khoá học (tham khảo mẫu "Phiếu đánh giá" ở phần sau) và chia sẻ những suy ngẫm của họ về khoá học. Các thông tin này không chỉ giúp cho tập huấn viên nâng cao tay nghề mà còn rất hữu ích cho việc tổ chức các hoạt động sau tập huấn.

Chuẩn bị[sửa]

Tập huấn viên cần đọc kỹ các nội dung trong tài liệu này trước khi tập huấn để’ hiểu rõ kiến thức và cách thức tiến hành tập huấn.

Những tập huấn viên có nhiều kinh nghiệm nên sử dụng các ví dụ từ trải nghiệm riêng của mình để’ minh họa cho các kiến thức cần giới thiệu. Trước mỗi buổi tập huấn bạn cần chuẩn bị, phô tô sẵn các Tài liệu phát tay. Nếu nơi nào không thể’ phô tô thì dùng giấy A0 hay mặt sau những tờ lịch tường để’ viết

sẵn rồi treo lên cho cả lớp cùng đọc. Nơl nào có điều kiện, có thể chuẩn bị sẵn một số phần Kiến thức đề xuất trên các tờ giấy trong hoặc trên PowerPoint.

Các vật dụng cần thiết bao gồm:

• Bảng trắng hay bảng đen

• Bút viết bảng hay phấn trắng

• Giấy Ao, A4, bút dạ

• Băng dính giấy

Cần lưu ý, các bài trong tài liệu này đều sử dụng phương pháp có sự tham gia của học viên. Do đó, mỗi học viên nên có một ghế ngồi riêng, dễ di chuyển và thay đổi vị trí. Bạn có thể’ đến sớm trước giờ học ít phút để’ kê ghế theo hình tròn hoặc hình chữ U. Ưu điểm của cách sắp xếp này là có một không gian rộng để’ học viên tương tác, thực hiện các hoạt động một cách dễ dàng. Bạn vẫn cần một số bàn để’ các nhóm viết, vẽ... trước khi chia sẻ, trình bày.

Sử dụng hoạt động khởi động và các trò chơi mang tính giáo dục[sửa]

Hoạt động khởi động hay trò chơi là một cách thức tạo không khí vui vẻ, kích thích sự quan tâm của học viên trước và trong khi tập huấn. Ngoài ra, hoạt động khởi động còn giúp gạt bỏ những rào cản giao tiếp giữa các học viên, nâng cao sự tin tưởng, gắn bó khi cùng hợp tác làm việc theo nhóm, chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm nuôi dạy, giáo dục trẻ.

Thông thường thì mỗi buổi tập huấn cần 2 lần khởi động hoặc trò chơi. Một lần vào đầu giờ buổi sáng hoặc buổi chiều và một lần vào lúc kết thúc giải lao giữa buổi. Khi cần có thêm trò chơi (đặc biệt là những phần diễn ra vào buổi chiều hay lúc học viên tỏ ra mệt mỏi, kém tập trung) tập huấn viên có thể

• Sử dụng thêm các trò chơi của riêng mình.

• Đề nghị học viên đóng góp một hoạt động nào đó.

Kinh nghiệm cho thấy các hoạt động khởi động hay trò chơi thường hiệu quả hơn nếu có ý nghĩa về mặt giáo dục, khuyến khích sự hợp tác hơn là cạnh tranh kiểu thắng - thua, và có mối liên hệ với nội dung hay hoạt động tập huấn sẽ diễn ra sau đó. Bạn nên chuẩn bị một số hoạt động khởi động, trò chơi trước khi tập huấn.

Mở đầu khóa tập huấn[sửa]

Làm quen[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Bước 1 (1 phút) Sau khi chào hỏi, điền thẻ tên (nếu có và nếu cần), tập huấn viên có thể’ giới thiệu vài lời về bản thân mình (tên, công việc, kinh nghiệm...).
Bước 2 (8 phút) Đề nghị từng người giới thiệu ngắn gọn giống như tập huấn viên vừa làm. Tập huấn viên có thể’ chọn nhiều cách làm quen khác tuỳ thuộc vào kinh nghiệm tập huấn, vào thời gian và mối quan hệ của các học viên. Bạn có thể’ giới thiệu vài điều Bước 2 về bản thân mình (tên, tuổi, công việc, địa chỉ,...) rồi đề nghị mỗi người làm tương tự. Nếu có nhiều thời gian hơn và học viên chưa quen nhau bạn có thể’ chia nhanh lớp thành các nhóm 3-5 người rồi đề nghị họ làm quen, tìm hiểu về nhau trong 5-7 phút. Sau đó lần lượt từng người giới thiệu với cả lớp về những người bạn mới quen mà họ vừa tìm hiểu. Lưu ý nên ngắn gọn.
Kết luận (1 phút) Hãy cảm ơn mọi người đã cởi mở, thân thiện với nhau và với bạn. Tập huấn viên có thể nói rằng mọi người sẽ còn nhiều dịp trò chuyện, tìm hiểu kỹ hơn về nhau trong suốt thời gian cùng nhau làm việc trong khoá học.

Giới thiệu mục tiêu và chương trình tập huấn[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Bước 1 (3 phút) Giới thiệu mục tiêu khoá học: Bạn có thể dùng máy chiếu hoặc viết 2 mục tiêu (tham khảo ở trang sau) của khoá tập huấn lên giấy khổ to rồi treo lên. Một cách Bước 1 khác đòi hỏi nhiều thời gian hơn là đề nghị học viên cho biết mong đợi của họ về khoá tập huấn (họ mong muốn nhận được điều gì từ khóa tập huấn, họ có băn khoăn, lo lắng gì khi đến tham dự khoá tập huấn với tư cách là cha mẹ hoặc giáo viên).
Bước 2 (5 phút) Giới thiệu chương trình làm việc: Nếu có thể, hãy phát cho mỗi học viên một bản giới thiệu về chương trình tập huấn - tham khảo mẫu "Chương trình tập huấn" ở trang sau. Để’ mọi người đọc nhanh chừng 2-3 phút rồi hỏi xem họ có câu hỏi gì không. Tập huấn viên có thể điểm qua một số tên bài, mục chứa đựng kiến thức, kỹ năng chủ yếu sẽ tiến hành trong khoá tập huấn. Nên ngắn gọn vì bạn sẽ đi từng phần một cách chi tiết trong quá trình tập huấn.
Kết luận (2 phút) Nhấn mạnh mục tiêu của lớp tập huấn (họ đến đây để’ làm gì) và chương trình tập huấn (nội dung chính của các bài, trình tự tiến hành) như thế nào.

Xây dựng nội qui lớp học[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Bước 1 (2 phút) Dán tờ giấy A0 lên bảng rồi hỏi học viên xem họ muốn có những nội quy cơ bản nào trong lớp tập huấn này. Bạn có thể để cho họ 1 phút suy nghĩ nhanh rồi mời họ ngồi tại chỗ nêu ý kiến.
Bước 2 (5 phút) Đây là lần làm mẫu về kỹ năng xây dựng nội quy có sự tham gia. Mỗi điểm trong nội quy đều do học viên đề xuất, được tập huấn viên hướng dẫn cả lớp trao đổi, thảo luận nhanh và khi tất cả hay đa số đồng ý sẽ được ghi lên giấy. Nếu cần, bạn có thể gợi ý hoặc chia sẻ nội quy của lớp tập huấn trước mà bạn đã làm. Lưu ý rằng dù đó là ý tưởng của học viên hay của bạn thì điều quan trọng là các học viên phải được trao đổi và nhất trí theo đa số trước khi thông qua và viết ra giấy.
Bước 3 (2 phút) Sau đó bạn dán lên tường rồi hỏi "'Ai tham gia đưa ra quyết định này?", "Ai đã đưa ra nội quy này?". Khi học viên trả lời xong (thường là "cả lớp" hay "tất cả") bạn lưu ý học viên về các nội quy đã được đưa ra.
Kết luận (1 phút) Khi được tham gia quá trình ra quyết định người ta có xu hướng thực hiện các quyết định đó cao hơn so với khi bị áp đặt, không được tham gia. Trẻ em cũng vậy. Vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể trong chương 4, phần Kiến thức đề xuất 2.

Ôn tập[sửa]

Đối với tất cả các nhóm học viên, đặc biệt là phụ huynh, việc ôn tập những kiến thức và kỹ năng đã học được ở bài trước theo một cách thức "an toàn" và thân thiện là rất có ích. Nó có thể giúp học viên củng cố bài học và giúp hướng dẫn viên có phản hồi nhanh, thường xuyên từ học viên, khuyến khích sự tương tác, chia sẻ trong lớp học. Ôn tập bài cũ rồi kết nối với bài mới là cách giúp học viên thấy sự gắn kết của các kiến thức, kỹ năng và vì thế họ dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

Có nhiều cách thức ôn tập, ví dụ: Yêu cầu học viên đứng thành vòng tròn và sau khi khởi động xong, đề nghị một số học viên cho lớp biết điều gì làm họ nhớ nhất hoặc thích nhất từ bài trước và tại sao. Nếu ở bài trước bạn có giao "bài tập về nhà" (đề nghị mọi người thử áp dụng một kỹ năng nào đó với con hay học sinh của mình) thì đây là lúc thích hợp để’ một số người chia sẻ kết quả và những suy ngẫm của họ. Lắng nghe và khích lệ những kết quả tích cực ban đầu của họ hoặc cùng suy ngẫm xem điều gì cản trở họ áp dụng kỹ năng mới đã học cũng chính là cách tạo động cơ thay đổi ở học viên. Bạn cũng có thể’ tham khảo một số cách Trắc nghiệm và bài tập củng cố trong chương 4.

Phiếu đánh giá (mẫu tham khảo)[sửa]

Phần I[sửa]

Bấm vào hình để xem ảnh lớn

Phần II[sửa]

Bấm vào hình để xem ảnh lớn

Chương trình tập huấn (mẫu tham khảo)[sửa]

Bấm vào hình để xem ảnh lớn
Bấm vào hình để xem ảnh lớn
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây