Pha dung dịch muối bù nước qua đường uống (ORS)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Muối bù nước qua đường uống (ORS) là dung dịch đặc biệt được pha từ đường, muối và nước sạch. Dung dịch này giúp thay thế lượng nước mất đi do bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Các nghiên cứu cho thấy ORS hiệu quả trong việc bù dịch bằng đường tĩnh mạch khi điều trị mất nước.[1] Bạn có thể mua dung dịch ORS đóng gói sẵn như Pedialyte®, Infalyte®, và Naturalyte®. Bạn cũng có thể sử dụng nước sạch, muối và đường để pha dung dịch này ở nhà.

Các bước[sửa]

Tự pha Dung dịch ORS[sửa]

  1. Rửa tay. Rửa tay kỹ với xà phòng và nước trước khi chuẩn bị pha dung dịch. Hãy đảm bảo bạn có sẵn bình hoặc chai sạch.[2]
  2. Lấy nguyên liệu. Để pha dung dịch ORS, bạn cần:
    • Muối tinh (như muối Kosher, muối i-ốt hoặc muối biển)
    • Nước sạch
    • Đường cát hoặc đường bột
  3. Trộn các nguyên liệu khô. Cho nửa thìa muối tinh và 2 thìa đường vào dụng cụ đựng sạch. Bạn có thể dùng đường cát hoặc đường bột.
    • Nếu không có thìa để đong, bạn có thể dùng một nắm đường và một nhúm muối. Tuy nhiên, cách này không chính xác và không nên làm. [3]
  4. Cho một lít nước uống sạch vào. Nếu bạn không đo được một lít, đong 5 cốc nước (mỗi cốc khoảng 200ml). Chỉ sử dụng nước sạch. Nước có thể được đóng chai hoặc mới đun và để nguội.
    • Đảm bảo chỉ dùng nước. Sữa, nước canh, nước hoa quả hay nước giải khát không thể dùng được vì sẽ khiến dung dịch ORS mất hiệu quả.[4] Đừng cho thêm đường.
  5. Khuấy đều và uống. Dùng thìa hoặc dụng cụ đánh kem hòa bột ORS trong nước. Sau khoảng một phút khuấy liên tục, dung dịch sẽ tan hoàn toàn. Giờ bạn có thể uống được rồi.[2]
    • Dung dịch ORS có thể được trữ trong tủ lạnh 24 giờ. Đừng bảo quản lâu hơn.

Hiểu về Dung dịch ORS[sửa]

  1. Hỏi bác sĩ nếu bạn cần uống ORS. Nếu bạn bị tiêu chảy nặng hoặc nôn mửa nhiều, cơ thể bạn sẽ mất nước dẫn đến tình trạng thiếu nước. Nếu bị như vậy, bạn sẽ thấy: khát hơn, khô miệng, buồn ngủ, đi tiểu ít hơn, nước tiểu vàng sậm, đau đầu, khô da và chóng mặt. Nếu bạn có những biểu hiện trên, hãy gọi cho bác sĩ. Bạn có thể được yêu cầu sử dụng dung dịch ORS nếu các triệu chứng này không nghiêm trọng.
    • Nếu không điều trị, tình trạng thiếu nước sẽ trở nên nghiêm trọng. Những biểu hiện thiếu nước nghiêm trọng gồm có: miệng và da rất khô, nước tiểu vàng sậm hơn hoặc chuyển sang màu nâu, mất độ đàn hồi da, mạch chậm, mắt trũng, co giật, mất sức toàn thân, và thậm chí bị hôn mê. Nếu bạn hoặc người mà bạn đang chăm sóc có những triệu chứng mất nước nghiêm trọng như vậy, hãy gọi cấp cứu ngay.
  2. Tìm hiểu cách dung dịch ORS điều trị mất nước nghiêm trọng. Dung dịch ORS được tạo ra để thay thế hàm lượng muối bị mất đi và cải thiện khả năng hấp thụ nước của cơ thể. Khi bắt đầu có dấu hiệu mất nước, bạn nên uống ORS. Mục đích chính của dung dịch này là bù nước cho cơ thể. Sẽ dễ ngăn chặn mất nước sớm bằng cách uống ORS hơn là để đến lúc phải điều trị.
    • Mất nước nghiêm trọng sẽ phải đến bệnh viện và bù dịch bằng đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, nước ORS có thể được chuẩn bị tại nhà để xử lý mất nước nhẹ.
  3. Học cách uống ORS. Nhấp từng ngụm nhỏ nước ORS trong cả ngày. Bạn có thể uống dung dịch này trong lúc ăn. Nếu bị nôn mửa, hãy tạm ngừng uống ORS. Đợi 10 phút rồi uống tiếp. Nếu bạn đang nuôi con bú hoặc chăm con nhỏ, bạn cần tiếp tục cho con bú sữa mẹ trong khi điều trị bằng ORS. Bạn có thể dùng ORS đến khi ngừng tiêu chảy. Các thông tin dưới đây cho biết liều lượng dung dịch ORS được sử dụng như thế nào:[5]
    • Trẻ sơ sinh và đang tập đi: 0,5 lít nước ORS trong vòng 24 giờ
    • Trẻ nhỏ (từ 2 đến 9 tuổi): 1 lít nước ORS trong vòng 24 giờ
    • Trẻ em (trên 10 tuổi) và người lớn: 3 lít nước ORS trong vòng 24 giờ
  4. Bạn cần biết khi nào phải gặp bác sĩ nếu bị tiêu chảy. Các triệu chứng sẽ chấm dứt vài giờ đồng hồ sau khi uống nước ORS. Bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và trong. Nếu triệu chứng không được cải thiện, hoặc có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây xuất hiện, hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức:[6]
    • có máu khi tiêu chảy hoặc phân màu đen như hắc ín
    • nôn mửa liên tục
    • sốt cao
    • mất nước nghiêm trọng (cảm thấy chóng mặt, ngủ lịm, mắt trũng, không đi tiểu trong 12 giờ)

Lời khuyên[sửa]

  • Tiêu chảy thường ngừng sau ba hoặc bốn ngày. Vấn đề nguy hiểm thực sự là tình trạng thiếu nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ dẫn đến suy dinh dưỡng và mất nước.
  • Khuyến khích trẻ uống càng nhiều càng tốt.
  • Bạn có thể mua bột ORS đóng gói ở hiệu thuốc. Mỗi gói chứa 22g bột cho một lần uống. Hãy làm theo hướng dẫn trên bao bì để pha dung dịch.
  • Chế độ ăn gồm có chuối, cơm, nước táo đường và bánh mì nướng sẽ giúp bạn hồi phục sau khi bị tiêu chảy và trong một số trường hợp có thể hạn chế mất nước xảy ra, vì những thực phẩm này rất dễ tiêu hóa.
  • Nếu bạn bị tiêu chảy, cân nhắc bổ sung thêm kẽm. Bạn có thể uống 10 mg đến 20 mg kẽm mỗi ngày trong vòng 10–14 ngày sau khi bị tiêu chảy.[7] Cách này bổ sung hàm lượng kẽm trong cơ thể và tránh tình trạng bệnh nặng thêm. Kẽm có chứa nhiều trong hải sản như hàu và cua, thịt bò, ngũ cốc được tăng cường, đậu bỏ lò. [8] Những thực phẩm này có thể giúp ích nhưng cần bổ sung kẽm để bù vào hàm lượng bị mất đi khi bị tiêu chảy nghiêm trọng.

Cảnh báo[sửa]

  • Luôn kiểm tra liệu nước được dùng để pha có sạch không.
  • Nếu bệnh tiêu chảy không chấm dứt sau một tuần, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Không bao giờ cho trẻ bị tiêu chảy uống thuốc viên, kháng sinh hay các loại thuốc khác trừ khi được bác sĩ hoặc chuyên gia y tế kê đơn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://emedicine.medscape.com/article/906999-treatment
  2. 2,0 2,1 http://rehydrate.org/ors/made-at-home.htm
  3. Wilcox WD, Miller JJ. Inaccuracy of three-finger pinch method of determining salt content in homemade sugar salt solutions. Wilderness Environ Med, 1996;7(2):122-126.
  4. te Loo DM, van der Graaf F, Ten WT. The effect of flavoring oral rehydration solution on its composition and palatability. J Pediatr Gastroenterol Nutr, 2004;39(5):545-548.
  5. http://www.cdc.gov/cholera/pdf/posters/2013/ORS_SEAsia_508.pdf
  6. http://www.webmd.com/a-to-z-guides/dehydration-adults
  7. http://whqlibdoc.who.int/hq/2004/WHO_FCH_CAH_04.7.pdf
  8. http://ods.od.nih.gov/factsheets/Zinc-HealthProfessional

Liên kết đến đây