Sử dụng mật ong làm thuốc kháng sinh tại chỗ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mật ong là phương pháp điều trị kháng sinh được nhiều nền văn hóa trên toàn cầu ghi chép và công nhận từ hàng nghìn năm nay, kể cả trong Thế Chiến I. [1] Các bác sĩ và chuyên gia y tế ngày nay cũng đã bắt đầu nhận thấy những lợi ích của mật ong trong điều trị vết thương cùng nhiều vấn đề khác. Mật ong không những giúp tiêu diệt vi khuẩn mà còn duy trì độ ẩm cho vết thương và hoạt động như một hàng rào bảo vệ.[2] Bên cạnh đó, mật ong còn giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương cùng các vấn đề về da khác. [1] Mua mật ong (tại địa phương hoặc loại bán sẵn) để có tại nhà, bạn có thể dùng mật ong làm thuốc kháng sinh tại chỗ cho các vết thương hoặc bệnh về da như mụn trứng cá.

Các bước[sửa]

Thoa mật ong lên vết thương[sửa]

  1. Tìm đúng loại mật ong. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại mật ong nào để điều trị vết thương nhưng một số loại như Manuka có thể làm thuốc kháng sinh tại chỗ hiệu quả hơn những loại khác. Bạn nên trữ một ít mật ong tại nhà để sử dụng khi cần thiết.[1]
    • Nên nhớ mật ong được sản xuất tại địa phương thường tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể mua mật ong được chứng nhận y tế. Các sản phẩm mật ong này thường có sẵn ở cửa hàng thực phẩm an toàn, chợ địa phương, thậm chí trong một số cửa hàng tạp hóa.
    • Nên cẩn thận khi mua mật ong bên ngoài vì loại này thường chứa chất phụ gia hoặc xuất xứ không rõ ràng, do đó khả năng tiêu diệt vi khuẩn và chữa vết thương không mấy hiệu quả. Đọc nhãn hiệu và đảm bảo mật ong bạn mua là tinh khiết và đã được tiệt trùng.[3]
  2. Vệ sinh vết thương. Bạn cần làm sạch vết thương và loại bỏ tất cả các mảnh vụn trên bề mặt vết thương trước khi thoa mật ong. Vệ sinh vết thương giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng.[4]
    • Nhẹ nhàng rửa sạch vết thương bằng nước ấm và xà phòng. Bạn không cần phải dùng sản phẩm đặc biệt để vệ sinh vết thương. Tất cả các loại xà phòng đều có thể rửa sạch bụi bẩn và mảnh vụn hiệu quả như nhau. [5] Rửa vết thương cho đến khi không còn thấy dư lượng xà phòng, bụi bẩn hoặc mảnh vụn trên bề mặt vết thương.[6]
    • Dùng khăn sạch lau khô vết thương.
    • Không nên loại bỏ các mảnh vụn nằm sâu bên trong để tránh vi khuẩn lây lan và tăng nguy cơ nhiễm trùng. [7] Thay vào đó, bạn nên đi khám bác sĩ để gắp các mảnh vụn ra.
  3. Băng vết thương với mật ong. Thoa mật ong sau khi rửa sạch và lau khô vết thương. Trải đều một lớp mật ong lên một miếng băng gạc, sau đó đặt băng gạc lên miệng vết thương. Cách này giúp bảo vệ vết thương và tiêu diệt vi khuẩn.
    • Thoa mật ong lên một mặt của miếng băng gạc hoặc vải sạch. Sau đó, đắp bề mặt được phủ mật ong lên vết thương.[8] Độ che phủ của miếng băng phải rộng hơn vết thương để có thể tiêu diệt vi khuẩn trong các mô xung quanh.[9] Tránh đẩy miếng băng vào vết thương. Thay vào đó, nên ấn nhẹ hoặc chấm lên trên và xung quanh vết thương để đảm bảo mật ong tiếp xúc với da.
    • Cố định miếng băng bằng băng keo y tế. Nếu không có băng keo y tế, ạn có thể sử dụng băng keo thông thường.[8]
  4. Đổ mật ong lên vết thương. Nếu thích, bạn có thể đổ mật ong trực tiếp lên vết thương. Phương pháp này giúp mật ong tiếp xúc với vết thương hiệu quả hơn.
    • Dùng ngón tay, tăm bông hoặc vải sạch để trải đều hoặc rưới một lớp mỏng mật ong lên vết thương. Nếu muốn, bạn có thể đong 15 đến 30 ml mật ong và đổ trực tiếp lên vết thương.[10] Nên phết rộng mật ong ra khu vực cận vết thương để tiêu diệt cả vi khuẩn ở các mô xung quanh.[11] Dùng băng sạch che vết thương lại, sau đó cố định bằng băng keo y tế hoặc băng keo thông thường. [8]
  5. Lặp lại quá trình điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, cứ cách 12 đến 48 tiếng (tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tiến độ phục hồi của vết thương), bạn nên thoa mật ong một lần. Vệ sinh vết thương sạch sẽ và thoa mật ong thường xuyên nếu cần thiết cho đến khi vết thương lành lại. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu vết thương không lành hoặc xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ da, nóng, đau, có mủ hoặc nổi lằn đỏ.[12]r
    • Cách ít nhất hai ngày, bạn nên kiểm tra một lần để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng. Mỗi khi kiểm tra vết thương, bạn phải rửa tay thật sạch và đặt một miếng băng gạc mới, sạch lên vết thương.

Điều trị các bệnh khác bằng mật ong[sửa]

  1. Xoa dịu vết bỏng bằng mật ong. Nếu bị bỏng hoặc bị cháy nắng, mật ong sẽ xoa dịu và giúp vết bỏng mau lành hơn. Thoa mật ong lên băng gạc hoặc vải, sau đó đặt lên vết bỏng sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn so với việc đổ trực tiếp mật ong lên vết bỏng. Cố định miếng băng gạc bằng băng keo y tế hoặc băng keo thông thường và kiểm tra vết bỏng thường xuyên.[1]
  2. Điều trị mụn trứng cá. Mật ong giúp dưỡng ẩm da tự nhiên và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá. Thoa một lớp mật ong mỏng lên da hoặc đắp mặt nạ bằng mật ong có thể điều trị, ngăn ngừa mụn trứng cá và giúp làn da trắng sáng hơn.
    • Thoa đều một lớp mật ong ấm lên da mặt. Giữ nguyên từ 10-15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
    • Trộn một thìa mật ong với một thìa cà phê muối nở. Nhẹ nhàng chà xát hỗn hợp lên da để tẩy tế bào chết, làm sạch và giữ ẩm cho da. [13] Pha hỗn hợp hai thìa cà phê mật ong và một thìa cà phê nước cốt chanh tươi cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá. [14]
  3. Điều trị các nốt sần trên da. Một số người thường bị nổi các nốt sần trên da. Các nốt sần này là những cụm mô xuất hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Mặt nạ bằng mật ong rất hữu ích trong các trường hợp nổi sần hoặc dễ nổi sần trên da.
    • Chuẩn bị mặt nạ mật ong để giúp thu nhỏ các nốt sần. Trộn một thìa cà phê mật ong với một trong bất kỳ nguyên liệu sau: nước cốt chanh, quả bơ, dầu dừa, lòng trắng trứng hoặc sữa chua.[15]
    • Đắp mặt nạ trong vài phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
  4. Tiêu diệt nấm. Mật ong cũng có thể điều trị nhiễm nấm da hiệu quả. Bạn có thể thoa trực tiếp mật ong hoặc sử dụng băng được thoa mật ong để đắp lên vùng da bị nhiễm nấm.[1] Mật ong có thể điều trị các trường hợp nhiễm nấm sau:
    • Hắc lào hay còn gọi là nấm da.
    • Nấm bàn chân.
    • Viêm da tiết bã.
  5. Trị gàu. Cũng có bằng chứng cho thấy mật ong có thể giảm gàu và viêm da tiết bã – vấn đề mãn tính liên quan đến gàu. [1] Bạn có thể cân nhắc việc thường xuyên đắp mật ong lên các mảng gàu để giảm gàu và ngăn ngừa gàu quay trở lại.[16]
    • Pha dung dịch gồm 90% mật ong và 10% nước. Dùng dung dịch chà xát lên khu vực bị gàu trong 2-3 phút. Giữ nguyên trong 3 tiếng, sau đó gội sạch đầu bằng nước ấm. Lặp lại phương pháp điều trị này mỗi ngày và liên tục trong hai tuần hoặc cho đến khi sạch gàu.
    • Tiếp tục áp dụng phương pháp mỗi tuần một lần để ngăn ngừa gàu quay trở lại.
  6. Điều trị ngứa. Phát ban dị ứng, bệnh vảy nến và viêm da cơ địa có thể gây ngứa da, hoặc bệnh ngứa.[17] Tình trạng này có thể gây đau, kích ứng da và thường trở nặng hơn vào ban đêm. Thoa mật ong lên khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng.
    • Thoa một lớp mật ong mỏng lên vùng da bị ngứa. Bạn có che khu vực được thoa mật ong lại hoặc giữ nguyên như vậy. Tuy nhiên, bạn nên che lại nếu đang mặc quần áo hoặc ngủ trên giường để mật ong không bị dính vào vải.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn nên đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia y tế nếu vết thương nghiêm trọng hoặc chắc chắn về kết quả chẩn đoán vết thương.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Mật ong
  • Băng gạc y tế
  • Băng keo y tế hoặc băng keo thông thường
  • Vải mềm ướt/ khô

Nguồn và Trích dẫn[sửa]