Tàu hỏa
|
Bài
viết
hoặc
đoạn
này
cần
thêm
chú
thích
nguồn
gốc
để
có
thể
kiểm
chứng
thông
tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Tàu hỏa hay xe lửa (tên cũ hỏa xa) là một loại phương tiện giao thông, gồm đầu tàu và các toa nối lại. Tàu hỏa chạy trên đường sắt và được dùng để vận chuyển người, trang thiết bị hay các vật tư khác. Một con tàu có thể lắp một hay nhiều hơn số đầu tàu và các toa, trong đó có thể là toa hành khách và toa hàng. Nhiều con tàu lắp đặt 2 đầu máy ở 2 đầu tàu, gọi là hai đầu kéo. Một con tàu cũng có thể chạy ngược (tức đuôi tàu chạy trước, đầu máy chạy sau). Tàu hỏa là thành tố trung tâm của vận tải đường sắt - một loại hình vận tải phổ biến và tương đối rẻ tiền.
Mục lục
Tên gọi[sửa]
Tên gọi "tàu hỏa" trong tiếng Việt ban đầu để chỉ loại tàu chạy bằng động cơ hơi nước, nhưng tên gọi này có thể được áp dụng cho cả các loại tàu chạy trên đường ray sử dụng động cơ điện hay diesel hay các công nghệ khác.
Lịch sử[sửa]
Phân loại[sửa]
Đầu máy hơi nước[sửa]
Là loại đầu máy dùng động cơ hơi nước,dùng than đốt cháy củi,tạo nhiệt đun nước làm tăng áp suất nước,xả van cho hơi nước đẩy piston và quay trục khuỷu.
Đầu máy diesel cổ điển[sửa]
Dùng động cơ diesel,buồng bơm tăng áp diesel phun dầu áp lực cao vào buồng đốt,dầu tự cháy đẩy piston quay trục khuỷu và truyền lực đến bánh qua hộp số.Ngoài ra do momen lực của động cơ lúc khởi động yếu và khi nổ máy vào điểm chết có thể gây gãy trục khuỷu hoặc máy khó hoạt động nên trước khi khởi động máy,có một kích thủy lực đẩy đầu máy di chuyển cho đến khi vượt điểm chết.
Đầu máy diesel truyền động điện[sửa]
Dùng động cơ diesel truyền momen quay đến một máy phát điện,sau đó máy phát điện truyền dòng điện vào nhiều động cơ điện,động cơ điện truyền lực trực tiếp vào hộp số đến bánh tàu.Động cơ điện có momen khởi động lớn nên thích hợp cho việc khởi động kéo nhiều toa nặng trong thời gian ngắn.
Đầu máy điện[sửa]
Dùng dây điện trên cao, dưới đường ray hoặc cả hai để cấp điện cho động cơ điện hoạt động. Đầu máy điện có thể có một đầu máy chuyên dụng, hoặc như các tàu cao tốc như jr700 dùng nhiều động cơ điện dọc theo từng toa tàu.
Tàu đệm từ[sửa]
xem bài chi tiết: Tàu đệm từ.
Đoạn đường ray xe lửa[sửa]
Đoạn đường ray xe lửa là quãng đường gồm các tuyến đường ray xe lửa để nối liền các địa phương. Một đoạn đường ray có thể có nhiều tuyến khác nhau.
Đoạn đường sắt dài nhất thế giới mà được dùng thường xuyên là Đường sắt xuyên Sibir dài 9288 km.
Cuối năm 2014, giữa Tây Ban Nha và Trung Quốc một đoạn đường xe lửa chở hàng hóa, với 13 ngàn km, là đoạn đường sắt dài nhất thế giới bắt đầu từ Nghĩa Ô cho tới Madrid, được thiết lập. Vào mùa Noel, nó sẽ chạy thử lần đầu tiên chở hàng hóa như rượu nho, thịt nguội và dầu ô liu từ Tây Ban Nha sang Trung Quốc, xuyên qua 6 nước, Pháp, Đức, Ba Lan, Belarus, Nga, và Kazakhstan[1] Hiện thời quãng đường này mất 3 tuần (21 ngày) và hàng hóa phải được dỡ hàng 3 lần vì khổ đường khác nhau, tuy nhiên vẫn nhanh hơn 10 ngày so với đường thủy.[2]
Tàu hỏa ở Việt Nam[sửa]
Năm 1881, người Pháp khởi công xây dựng đường sắt ở Việt Nam. Hiện tại có 3 khổ đường: loại 1 m, 1,435 m và đường lồng cả loại 1 m và 1,435 m. Tổng chiều dài đường sắt là 3.142,69 km, trong đó gồm 2632 km đường sắt chính, 402,69 km đường ga và 107,95 km đường nhánh. Trên đường sắt có 1777 cái cầu với chiều dài tổng cộng là 44073 m, trong đó 576 cầu có trạng thái kỹ thuật tốt với chiều dài 16.223 m còn lại 1.201 cầu trạng thái kỹ thuật xấu với chiều dài 27.850 m. Cấp tải trọng của cầu không đồng nhất từ T11 đến T22. Đường sắt Việt Nam đi xuyên qua các hầm chủ yếu ở hai tuyến: phía Nam trên tuyến đường Thống Nhất có 27 hầm với chiều dài tổng cộng là 8335 m; phía Bắc tuyến Hà Nội – Lạng Sơn có 8 hầm với tổng chiều dài là 3133,4 m.
Phân bố tập trung ở phía bắc dài 1.120 km (từ Tây sang Đông) và chạy dọc đất nước theo hướng Bắc – Nam (dài cả tuyến nhánh khoảng 2.010 km từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh).
Cả nước có 64 tỉnh và thành phố thì tàu hỏa đi qua 35 tỉnh và thành phố và hầu hết đi qua các tỉnh và thành phố lớn.
Đường sắt đi qua các vùng dân cư, khu kinh tế và các trung tâm văn hoá: chiếm 57% dân cư, 47% về tổng diện tích đất đai và 60% về GDP.
Việt Nam có 15 tuyến chính:
- Hà Nội – Sài Gòn: 1726,2 km
- Gia Lâm – Hải Phòng: 95,7 km
- Hà Nội – Đồng Đăng: 163,3 km
- Yên Viên – Lào Cai: 285 km
- Đông Anh – Thái Nguyên: 54,7 km
- Kép – Lưu Xá: 56,7 km
- Kép – Hạ Long: 105 km
- Chí Linh – Phả Lại: 14,9 km
- Bác Hồng – Văn Điển: 49,2 km
- Mai Pha – Nam Dương: 29,6 km
- Cầu Giát – Nghĩa Đàn: 30 km
- Diêu Trì – Quy Nhơn: 10,8 km
- Đà Lạt - Trại Mát: 7,68 km
- Phủ Lý – Kiện Khê: 6,9 km
- Mương Mán – Phan Thiết: 12 km
Xem thêm[sửa]
Chú thích[sửa]
- ↑ Erste direkte Güterzugverbindung zwischen China und Spanien, 10.12.2014
- ↑ Neuer Güterzug von China nach Spanien, derstandard, 10.12.2014
|
Bài
này
còn
sơ
khai. Mời bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn. Xem phần trợ giúp về cách sửa bài. |