Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tính vốn lưu động
Từ VLOS
Vốn lưu động là thước đo tiền mặt và lượng tài sản lưu động hiện có, phục vụ nhu cầu hoạt động hàng ngày của công ty. Nắm vững thông tin này sẽ hỗ trợ công tác quản lý doanh nghiệp và giúp bạn có được những quyết định đầu tư đúng đắn. Bằng cách tính vốn lưu động, bạn có thể xác định liệu một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và đồng thời, cần bao nhiêu thời gian để làm được điều đó. Với ít hoặc không có vốn lưu động, có lẽ tương lai của doanh nghiệp sẽ không mấy tốt đẹp. Vốn lưu động cũng hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một doanh nghiệp.[1] Công thức tính vốn lưu động là:
Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn[1]
Mục lục
Các bước[sửa]
Thực hiện tính toán đơn giản[sửa]
-
Tính
tài
sản
ngắn
hạn.
Tài
sản
ngắn
hạn
là
tài
sản
mà
doanh
nghiệp
có
thể
chuyển
đổi
thành
tiền
mặt
trong
thời
gian
một
năm.[2]
Chúng
bao
gồm
tiền
mặt
và
các
tài
khoản
ngắn
hạn
khác.
Ví
dụ:
các
khoản
phải
thu,
chi
phí
trả
trước
và
tồn
kho.
- Thông thường, bạn có thể tìm thấy thông tin trên trong bảng cân đối kế toán của công ty - tài liệu này nên có mục tổng tài sản ngắn hạn.
- Nếu bảng cân đối kế toán không bao gồm tổng tài sản ngắn hạn, hãy kiểm tra từng dòng của bảng cân đối. Cộng tất cả tài khoản đáp ứng định nghĩa tài sản ngắn hạn để có được tổng cần tìm. Ví dụ, bạn sẽ cộng các thông số "khoản phải thu", "tồn kho", "tiền mặt và các khoản tương đương".
-
Tính
nợ
ngắn
hạn.
Nợ
ngắn
hạn
là
những
khoản
cần
thanh
toán
trong
thời
hạn
một
năm.
Chúng
bao
gồm
khoản
phải
trả,
nợ
dồn
tích
và
các
khoản
vay
ngắn
hạn
phải
trả.[2]
- Bảng cân đối kế toán nên thể hiện tổng nợ ngắn hạn. Nếu không có, hãy sử dụng thông tin có trong bảng cân đối để tìm tổng này bằng cách cộng dồn các tài khoản nợ ngắn hạn được liệt kê. Ví dụ, chúng có thể gồm "khoản phải trả và dự phòng", "thuế phải trả" và "nợ ngắn hạn".
-
Tính
vốn
lưu
động.
Đây
chỉ
là
phép
trừ
cơ
bản.
Lấy
tổng
tài
sản
ngắn
hạn
trừ
tổng
nợ
ngắn
hạn.[3]
- Ví dụ, giả sử một công ty có tài sản ngắn hạn là 1 tỷ đồng và nợ ngắn hạn là 480 triệu đồng. Vốn lưu động của công ty sẽ là 620 triệu đồng. Với tài sản ngắn hạn hiện có, công ty có thể thanh toán mọi khoản nợ ngắn hạn và đồng thời, còn tiền mặt để phục vụ những mục tiêu khác. Công ty có thể dùng tiền mặt cho các hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán nợ dài hạn. Nó cũng có thể được dùng để trả lợi tức cho cổ đông.
- Nếu nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, kết quả cho thấy vốn lưu động bị thiếu hụt.[4] Thiếu hụt vốn lưu động là dấu hiệu cảnh báo công ty đang có nguy cơ vỡ nợ. Trong tình huống này, công ty có thể sẽ cần đến những nguồn tài chính dài hạn khác. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp rắc rối và có lẽ, không là lựa chọn đầu tư tốt.
- Ví dụ, giả sử công ty có 2 tỷ đồng tài sản ngắn hạn và 2,4 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Vốn lưu động của công ty bị thiết hụt 400 (hay - 400) triệu đồng. Nói cách khác, công ty sẽ không thể đáp ứng nghĩa vụ ngắn hạn và phải bán lượng tài sản dài hạn tương đương 400 triệu đồng hoặc tìm những nguồn tài chính khác.
Hiểu và quản lý vốn lưu động[sửa]
-
Tính
hệ
số
thanh
toán
ngắn
hạn.
Để
có
cái
nhìn
sâu
hơn,
nhiều
nhà
phân
tích
sử
dụng
"hệ
số
thanh
toán
ngắn
hạn"
-
chỉ
số
thể
hiện
sức
mạnh
tài
chính
của
một
công
ty.
Cũng
dùng
những
số
liệu
được
sử
dụng
ở
hai
bước
đầu
tiên
trong
phần
1,
thay
vì
giá
trị
đo
lường
bằng
đơn
vị
tiền
tệ,
công
thức
hệ
số
thanh
toán
ngắn
hạn
cho
ta
một
tỉ
số
so
sánh.[3]
- Tỉ số là cách so sánh hai giá trị, mối tương quan giữa chúng.[5] Tính tỉ số thường chỉ là bài toán chia đơn giản.
- Để tính hệ số thanh toán ngắn hạn, lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn = tài sản ngắn hạn ÷ nợ ngắn hạn.[1]
- Tiếp tục với ví dụ ở phần 1, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 1.000.000.000 ÷ 480.000.000 = 2,08. Nghĩa là công ty có tài sản ngắn hạn gấp 2,08 lần nợ ngắn hạn.
-
Hiểu
ý
nghĩa
của
hệ
số.
Hệ
số
thanh
toán
ngắn
hạn
là
cách
đánh
giá
khả
năng
đáp
ứng
nghĩa
vụ
ngắn
hạn
của
một
công
ty.
Nói
một
cách
đơn
giản,
nó
cho
biết
khả
năng
thanh
toán
hóa
đơn
của
công
ty
đó.[1]
Nên
dùng
hệ
số
thanh
toán
ngắn
hạn
khi
cần
so
sánh
hai
công
ty
hay
ngành
khác
nhau.
- Hệ số thanh toán ngắn hạn lý tưởng là khoảng 2,0.[3] Hệ số thấp hay dưới 2,0 có thể cho thấy nguy cơ vỡ nợ lớn hơn. Mặt khác, hệ số vượt quá 2,0 có thể là dấu hiệu cho thấy quản lý đang ở mức quá an toàn và chưa sẵn sàng tận dụng những cơ hội hiện có.[1]
- Với ví dụ trên, hệ số thanh toán ngắn hạn 2,08 có lẽ là một chỉ số lành mạnh. Bạn có thể hiểu chỉ số này cho thấy tài sản ngắn hạn có thể tài trợ cho những khoản nợ ngắn hạn của nhỉnh hơn hai năm. Dĩ nhiên, ở đây chúng ta ngầm thừa nhận nợ ngắn hạn được duy trì ở mức hiện tại.
- Các ngành khác nhau có hệ số thanh toán ngắn hạn được chấp nhận khác nhau. Một số ngành chiếm dụng vốn và có thể cần vay nợ để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Ví dụ, công ty sản xuất thường có hệ số thanh toán ngắn hạn cao.
-
Quản
lý
vốn
lưu
động
của
bạn.
Nhà
quản
lý
doanh
nghiệp
phải
theo
dõi
mọi
thành
phần
nhằm
duy
trì
vốn
lưu
động
ở
mức
phù
hợp.
Chúng
bao
gồm
tồn
kho,
khoản
phải
thu
và
khoản
phải
trả.
Quản
lý
phải
đánh
giá
khả
năng
sinh
lời
và
rủi
ro
có
thể
phát
sinh
với
quá
ít
hoặc
quá
nhiều
vốn
lưu
động.[4]
- Ví dụ, một công ty với quá ít vốn lưu động có rủi ro không thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Dù vậy, giữ quá nhiều vốn lưu động cũng có thể không tốt. Công ty với nhiều vốn lưu động có thể đầu tư cải thiện năng suất dài hạn. Ví dụ, thặng dư vốn lưu động có thể được dùng đầu tư vào cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng bán lẻ. Những loại đầu tư này có thể gia tăng doanh thu trong tương lai.
- Khi vốn lưu động quá cao hoặc quá thấp, hãy nhắc những lời khuyên dưới đây để có một vài ý tưởng trong việc cải thiện hệ số thanh toán ngắn hạn.
Lời khuyên[sửa]
- Quản lý đối tượng được cấp tín dụng thanh toán nhằm tránh tình trạng thanh toán trễ từ khách hàng. Trong trường hợp cần thu tiền gấp, cân nhắc chính sách giảm giá khi thanh toán sớm.[4]
- Thanh toán nợ ngắn hạn khi đáo hạn.[6]
- Đừng mua tài sản cố định (như một nhà máy hay tòa nhà mới) bằng vay nợ ngắn hạn. Chuyển tài sản cố định thành tiền mặt đủ nhanh để hoàn nợ là việc rất khó thực hiện. Nó sẽ ảnh hưởng đến vốn lưu động của bạn.[6]
- Quản lý mức tồn kho. Cố tránh tình trạng tồn thiếu hoặc thừa. Nhiều nhà sản xuất sử dụng hệ thống sản xuất tức thời (J.I.T) trong quản lý tồn kho bởi nó hiệu quả về mặt chi phí. Nó cũng dùng ít không gian và giảm thiệt hại, hư hỏng trong tồn kho.[6]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 http://www.investopedia.com/terms/w/workingcapital.asp
- ↑ 2,0 2,1 http://www.svtuition.org/2009/03/working-capital-and-its-importance.html
- ↑ 3,0 3,1 3,2 http://www.calculatorplus.com/business/work_capital.html
- ↑ 4,0 4,1 4,2 http://www.workingcapital.org/
- ↑ http://www.mathsisfun.com/definitions/ratio.html
- ↑ 6,0 6,1 6,2 http://www.svtuition.org/2010/04/10-tips-of-working-capital-management.html