Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Brainstorming về kênh nội dung

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Youtube triển khai hệ thống channel (kênh) thông tin "The site is planning a series of changes to its home page to highlight sets of "channels" around topics such as arts and sports. About 20 or so of those channels will feature several hours of professionally produced original programming a week, some of these people said. Additional channels would be assembled from content already on the site. "', cố gắng mô phỏng những kênh TV. Tương tự, Wikipedia có extension cho phép export những trang tùy chọn tạo thành 1 cuốn sách (dạng pdf). Bạn nghĩ thế nào về 1 extension trên VLOS tạo điều kiện export các trang trong thư viện cá nhân thành sách pdf?

Ngoài ra, trang này dùng để nhìn nhận lại việc người dùng dễ bị lạc hướng trên VLOS.

Tối ưu giao diện (Layout)[sửa]

Nếu người dùng bắt đầu từ VLOS:Trang Chính, cái mà chúng ta cung cấp cho họ ban đầu là danh sách những trang mới tạo ra. Phần lớn những trang này lại không đúng vào thị hiếu của người đọc. Ô tìm kiếm bị đẩy xuống hơi sâu khiến họ không tìm được cách tiếp cận với thông tin họ cần. Trong trường hợp khác, bạn đọc đến VLOS thông qua kết quả tìm kiếm từ google. Đến khi kết thúc bài đọc, việc tìm các thông tin liên quan bị trở ngại (giả định không có mục xem thêm và người đọc chưa quen truy cập vào phần Thể loại).

Do đó, thanh 'dẫn lái bên trái có tác dụng như giới thiệu 1 số "kênh" để thu hút bạn đọc. Những kênh này được thiết kế theo kiểu portal điển hình. Ngoài ra bên phải có list động những trang được theo dõi gần đây. Cũng là 1 nguồn trang "được bình chọn" để định hướng bạn đọc.

Có cách nào trình bày nội dung trên VLOS theo các kênh tốt hơn và phù hợp với nhiều nhóm đọc giả hơn?

Làm sao tổ chức các thể loại, và/hoặc portals với cơ chế để phân phối thông tin tới user, hoặc cách user tiếp cận và tiêu hóa thông tin?

Liệu có nên đặt search box ngay phía dưới site notice? Google search hay là MW search?

Chúng ta có 12 main topics trong Tin tức Khoa học. Phải chăng nên biến chúng thành những kênh thông tin (somehow tốt hơn các portal hiện nay)? Vị trí của main channels này (nếu có) đặt ở đâu? trên top? drop box bên phải (dưới fan box?), hay sidebar (bên trái), trên FP?

12 là quá nhiều, tối đa chỉ nên là 8, nên tập trung vào thế mạnh của VLOS và thị hiếu của bạn đọc đến VLOS.

xem thêm Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Brainstorming về layout mới của tủ sách

Gợi ý xem thêm[sửa]

Trước đây mỗi bài viết thường có phần xem thêm mà tác giả muốn gợi ý người đọc về các bài liên quan. Lấy cảm hứng từ ext. xem thêm các ghi chú của cùng tác giả, có thể có công cụ tương tự ở mọi bài viết nhằm liệt kê (theo độ mới của phiên bản) các bài viết có chung nhiều thể loại với thể loại của bài viết hiện hành.

Có thể cần cấu trúc lại/thêm database

Trò chơi dẫn dắt (Gamification)[sửa]

Kinh nghiệm từ việc tham gia các trò chơi trên mạng xã hội, cũng như đọc về lý thuyết trò chơi, tôi nhận thấy có thể sử dụng hệ thống Notif để giới thiệu và dẫn dắt thành viên đi theo các "con đường" mà những thành viên cùng nhóm thường đi nhất.

  • Đối với 1 IP
    • Notif => nhắc đăng ký/ đăng nhập
  • Đối với 1 user
    • => nhắc upload avatar khi mục này trống
    • => mời quiz chọn nghề nghiệp ("bạn là giáo viên (link), học sinh/sinh viên, nhà khoa học, hay không phải?") => thông tin ghi vào trang cá nhân và sort vào thể loại
    • => mời quiz chọn lĩnh vực quan tâm (8 lĩnh vực chính) => thông tin ghi vào trang cá nhân và thư viện cá nhân
  • User cấp 2
    • dựa vào thông tin từ 2 quiz, giới thiệu CLB phù hợp để chọn
    • nhắc cập nhật thông tin detail về nơi cư trú (location), tên cơ quan .v.v
  • User cấp 3
    • gợi ý kết bạn với 1 thành viên có cùng nghề nghiệp, lĩnh vực quan tâm, CLB mà có điểm đóng góp cao nhất. Sau khi user gửi lời kết bạn thì tiếp tục giới thiệu người điểm đóng góp thứ 2. Vòng lặp dừng khi user ko kết bạn với ng được giới thiệu
    • gợi ý theo dõi bài đang viết trong trường hợp thư viện cá nhân dưới n bài (n gợi ý = 10)
  • User cấp 4
    • tiến hành so sánh thư viện cá nhân của user với thư viên cá nhân của những người bạn, hoặc người cùng điểm chung. Từ đó gợi ý bài đọc hiệu quả.
    • thông báo có bài mới trong thư mục quan tâm (thậm chí thư mục con của thư mục quan tâm)

xem thêm Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Brainstorming về footpanel#Notifications

Hệ thống định hướng/hỗ trợ thành viên mới của LH cũng đáng để tham khảo

Chăm sóc email người dùng mới[sửa]

Tôi vừa thử dùng gói Google AdWord và nhận thấy dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt. Ngoài văn bản hướng dẫn sẵn sàng trên website, mỗi tuần Google gửi đến địa chỉ email 1 bài hướng dẫn cho người dùng mới. Cứ như vậy trong 4 tuần, giống như 4 chương trong 1 cuốn sách. Nội dung thư được soạn thảo trên wiki page.

  1. những điều cần biết
  2. cập nhật thông tin
  3. lợi ích của kết bạn
  4. viết để tư duy

Tạo các video hướng dẫn cơ bản.

Thể loại trở thành kênh nội dung[sửa]

Trang thể loại bố trí không hợp lý, cần chuyển bố cục thành các kênh nội dung và có mối quan hệ ngữ nghĩa, tree thích hợp, phân loại, sắp xếp khoa học, hợp lý hơn. Chú ý tính đến trang thể loại tác giả, năm,...

Tạo một box trên sidebar chứa những thể loại mà tên của nó (keyword) có thể tìm thấy trong bài viết hiện hành. Sau này phát triển ra các mối quan hệ ngữ nghĩa, hoặc theo phân loại của thư viện học. Nó giống như extension glossary nhưng thay vì bung tooltip ngay trên bài viết thì chuyển keyword sang 1 box riêng. Tooltip lúc đó hiển thị đoạn văn trong bài chứa keyword, link dẫn đến trang thể loại của keyword.

Trang thể loại cần kết nối với các wiki khác trong và ngoài VLOS, cũng như các công cụ tìm kiếm.

Mỗi cá nhân khi mới đăng ký thành viên được giới thiệu 1 số thể loại nội dung chính để quan tâm (phân loại và định hướng thành viên). Thành viên có thể thay đổi, cập nhật những nội dung đã lựa chọn sau đó. (đặc biệt:đăng kí nhận tin) (tham khảo nút Kênh trên layout mới của LH).

Cá nhân hóa thư viện note[sửa]

Mỗi note khi được viết bằng công cụ FP sẽ được hỏi chọn 1 trong 4 tiêu chí để phân thể loại: 1) Thú vị (gây tò mò); 2) Giải trí (dành cho lúc rảnh rỗi); 3) Quan trọng (gây ảnh hưởng lớn đến công việc); và 4) Giá trị (có thể sử dụng trong học tập, công việc).

Khi bạn đang đọc 1 note nhóm (3), click vào đọc thêm các note của cùng tác giả thì sẽ nhận list các note nhóm (3), nếu click Thêm thì sẽ có cả nhóm 3 và 4. Tương tự với nhóm 1 và 2.



Khi bước chân vào thư viện VLOS cũng giống như đi vào hiệu sách, độc giả sẽ nhanh chóng gặp những bài viết thuộc các thể loại:

  • Sách bạn chưa bao giờ đọc, (chưa đọc)
    • Sách bạn không cần đọc, (không đọc)
    • Sách bạn cũng có ý đọc nhưng có những sách khác bạn phải đọc trước đã, (sách chờ)
  • Sách bạn lên kế hoạch đọc đã nhiều năm nay, (sách hot)
    • Sách bạn đã săn lùng suốt bao năm mà không thấy,
  • Sách đề cập đến điều gì đó mà bạn hiện đang suy nghĩ, (sách đang cần)
  • Sách bạn muốn là của mình để nếu cần là có trong tay, (sách yêu thích)
  • Sách bạn có thể để riêng ra hè này có khi sẽ đọc, (sách chờ loại i)
    • Sách bạn cần xếp cạnh những sách khác trên giá sách của mình,
  • Sách khiến lòng bạn đột ngột tràn đầy nỗi tò mò không thể lý giải, không dễ biện minh (sách cuốn hút)
  • Sách bạn đã đọc từ lâu mà nay đã đến lúc đọc lại (sách đọc lại)
  • Sách bạn luôn vờ là đã đọc và nay đã đến lúc ngồi xuống thực sự đọc (sách đọc lại)
  • Sách mới mà tác giả hay chủ đề là hấp dẫn với bạn. (tác giả/chủ đề quan tâm)
    • Sách mới của những tác giả hay về những chủ đề không mới
    • Sách mới của những tác giả hay về những chủ đề hoàn toàn chưa biết tới

Tạo favorite bar cột 2 (trên cat. bar và export bar) với các lựa chọn:

>> không quan tâm (sẽ ko hiển thị trong các kết quả tìm kiếm sau này) >> sẽ đọc sau (có thể tìm lại danh sách này) >> sách yêu thích (danh sách luôn hiển thị hàng đầu + notif liên quan) >> sách đang cần (notif liên quan bao gồm cả tác giả và thể loại liên đới) >> sách cuốn hút (trong danh sách nhưng thể loại và tác giả ko đc notif) >>


VLOS và giáo dục[sửa]

Giáo dục là 1 trọng điểm nội dung của VLOS với điểm nhấn là Giáo án Điện tử Thể loại:Bài giảng trực tuyến. Đây là nhóm các trang cung cấp tài nguyên giáo dục cho các thầy cô giáo đang làm công tác giáo dục. Đồng thời, Thể loại:Tiểu luận Khoa học là những showcase về các sản phẩm giáo dục của học sinh hay sinh viên. Cả 2 hạng mục trên vừa có tác dụng chia sẻ và truyền tải nội dung giáo dục lại vừa có tác dụng như một bản tự thuật trực tuyến có tính thuyết phục và ảnh hưởng cao thể hiện năng lực giáo dục/ học tập của tác giả. Tập hợp các sản phẩm giáo dục theo cơ sở giáo dục (ví dụ Thể loại:Đại học Bách Khoa Hà Nội) sẽ là cách thức quảng bá tốt nhất của một Giảng đường của thế kỷ 21.

Liên kết đến đây