Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Làm gì khi con bạn học chưa giỏi?
Từ VLOS
Mượn ý tưởng từ bài Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Làm gì với những học sinh chưa giỏi?.
Khi bạn đưa con mình đến trường và nộp học phí đầy đủ điều đó không có nghĩa là bạn đã tạo điều kiện tốt nhất cho con mình. Hay nói cách khác bạn mới đưa chiếc cần câu cá vào tay con bạn mà không chắc là chúng sẽ biết tự câu những con cá nuôi sống bản thân sau này. Sau đây là những điều bạn cần nhắc bản thân.
- Đi họp phụ huynh. Đừng coi việc việc đi họp phụ huynh là 1 hình thức đi nộp thêm lệ phí và đơn giản nhờ ai đó (thậm chí osin trong nhà) mang tiền đến đóng vào các buổi họp phụ huynh. Trong buổi họp phụ huynh, bạn có thể kiểm tra chắc chắn 1) con mình có đi học đầy đủ? 2) sức học của con thuộc loại nào trong lớp, 3) con bạn có những điểm yếu gì trong học tập cũng như sinh hoạt cộng đồng. Điều này bạn không thể nhờ người khác hỏi hộ bởi chỉ có bạn mới có mối liên hệ gần gũi với con cái đủ để nhạy cảm liệu những ý kiến, nhận xét từ thầy cô giáo có đúng và vấn đề có nghiêm trọng đến mức nào.
- Trở thành bạn với những đứa trẻ. Chắc chắn rằng 1 người phụ huynh tốt không chỉ cần phải luôn nhắc nhở con cái lẽ đúng sai mà còn phải lắng nghe những vui buồn của con trẻ. Hãy làm việc này một cách tận tâm nhất vì đây là 1 trong những niềm vui lớn nhất của đời người. Đừng bỏ lỡ đến khi con cái bạn trưởng thành. Và điều lợi ích thu được là những đứa trẻ sẽ đồng tình và thực hiện những lời khuyên từ những người mà chúng tin yêu.
- Hãy để mắt đến những thói quen và bạn bè của con mình. Nếu có điều gì có thể làm hỏng con bạn, thì đa phần nó đến từ những thói quen hoặc bạn bè xấu mà bạn ko phát hiện ra hoặc vô tình coi nhẹ. Hãy giúp con sửa lại tật xấu bằng cách tự mình làm gương và khuyến khích con làm theo. Trong khi đó, hãy luôn niềm nở với bạn bè của con mình (vì ở độ tuổi chúng tính sĩ diện rất cao) và khuyến khích con đưa bạn về nhà ăn cơm hoặc học bài chung. Trong nhiều trường hợp những đứa trẻ hư hỏng không dám đến nhà gặp phụ huynh bạn bè và bằng cách khéo léo, hãy dạy con biết phân biệt và chọn lọc bạn bè phù hợp.
- Động viên, động viên và tiếp tục động viên. Cứ mỗi lần gặp khó khăn trong cuộc sống, động lực giúp tôi vượt qua là những lời động viên của cha tôi khi ông còn sống. Do đó, tôi tin rằng, khi thấy con mình gặp thất bại trong học tập, hãy bắt đầu bằng những lời động viên hợp lý trước khi mổ xẻ phân tích nguyên nhân (việc luôn làm trẻ xấu hổ).
- Đừng để phần thưởng làm hỏng niềm đam mê. Nhiều ông bố bà mẹ thường đặt ra những phần thưởng để khích lệ con cái mình đối phó với những môn học mà chúng kém hoặc không hứng thú. Điều này không phải lúc nào cũng thích hợp và thực tế không nên lạm dụng. Bởi rằng phần thưởng sẽ khiến con bạn trở nên thực dụng và luôn đòi hỏi không ngừng, tăng theo nhu cầu, thậm chí không thích hợp với điều kiện gia đình hoặc lứa tuổi. Hãy tìm những "phần thưởng" mang nhiều giá trị tinh thần hơn là vật chất. Đôi khi phần thưởng đến sau thành công lại có ý nghĩa lớn hơn giải thưởng treo ra mang tính thách thức. Bởi khi đó trẻ con biết trân trọng phần thưởng và quý trọng các giá trị tình cảm của món quà.
- Học cách chấp nhận sự thật và dạy con bạn điều đó