Thảo luận Thành viên:Ptsnam

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hoan nghênh[sửa]

Xin chào Ptsnam, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này! Dưới đây là một số liên kết có thể có ích cho bạn:

Bạn có thể tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Ngoài ra, bạn được phép có một trang Ptsnam để soạn thảo các nội dung như là một trang giới thiệu về cá nhân mình với cộng đồng hay dùng cho các thông tin tiện dụng của cá nhân liên quan tới Wiki.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào VLOS:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn.

Công cụ này sẽ đặc biệt hữu ích với bạn.


Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn.

WikiSysop 05:42, ngày 22 tháng 2 năm 2006 (CST)

Về việc cập nhật nghiên cứu[sửa]

Chào anh Nam. Cám ơn anh đã tham gia cập nhật các bài báo nghiên cứu khoa học cho VLOS. Để tiện cho việc cập nhật. Anh có thể thực hiện thêm một thao tác khi cập nhật để các bài báo anh cập nhật có thể được cập nhật trực tiếp lên VLOS được không ạ. Cách thực hiện:

- Vào mục Tóm tắt nghiên cứu

- Chọn tiêu đề cập nhật tại cột bên trái của danh mục các bài báo.

- Chọn sửa tiêu đề để cập nhật tên của bài báo khoa học mà anh cung cấp.

Như vậy, các bài báo sau khi anh cập nhật sẽ có tên trong danh mục các bài báo cập nhật ngay lập tức.

Ngoài ra, để mọi thành viên có thể hiểu và nắm bắt nhanh nhất các nội dung của bài báo của anh, nếu có thời gian, anh có thể dịch hộ các bài báo hoặc tạo các đường liên kết nội với các trang wikipedia tiếng anh hoặc tiếng việt bằng cách sử dụng phương pháp tạo các đường liên kết nội cho các từ khóa của mình. Ví dụ: anh muốn giải thích từ khóa catalyst trong bài của tạp chí Green Chemistry, anh có thể dùng liên kết nội tới wikipeida tiếng Anh cho từ khóa bằng cách sử dụng catalyst. Anh có thể xem ví dụ tại bài báo này. http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/International_Symposium_at_HUT%2C_No.1%2CMarch_6th%2C2006

Xin cảm ơn anh rất nhiều. Mong được làm việc với anh nhiều hơn. Chúc anh một ngày mới vui vẻ và sức khỏe.Baocong 06:17, ngày 22 tháng 2 năm 2006 (CST)

  • Thanks anh Kiên. Mình đã dịch mấy abstract đó ra tiếng Việt rồi. Còn chuyện dùng đường liên kết nội cho từ khóa tới Wikipeida tiếng Anh thì để mình thử làm xem, hiện tại chưa biết làm! Mấy hướng dẫn dài quá, chưa có thời gian đọc nữa, với lại hình như dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt mà chưa phải 100% Việt nên hơi khó hiểu. Have a nice day. Nam 19:26, ngày 22 tháng 2 năm 2006 (CST)


  • Chào Nam, mình đã làm thử cho Nam trong bài báo "Switching from Batch to Continuous Processing Conference, November 2004, London, UK" một số từ khóa. Nam có thể tham khảo. Chúc Nam một ngày tốt lành.Baocong 04:23, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (CST)
  • Chào anh Nam, theo gợi ý của anh tôi đã viết bài hướng dẫn Trợ giúp:Nhập dữ liệu abstract mới. Anh Nam và anh Kiên xem cần sửa gì thì cứ sửa thẳng vào đó theo kinh nghiệm của các anh. Tôi đã làm quen lâu với wiki rồi nên nhiều lúc không phát hiện được là cần phải hướng dẫn điều gì cho những người mới đến. Một phần hướng dẫn ở VLOS là kế thừa từ Wikipedia do User:Mxn, một bạn người Mỹ gốc Việt nên có thể không rõ ràng. Các anh cứ sửa lại theo ý của mình. Nếu anh Nam thấy thích thú với ý tưởng này thì có thể tham gia cộng tác với anh Kiên cũng như giới thiệu dự án này với các bạn bè của anh để ngày càng có nhiều người tham gia cùng chúng ta. Chúc các anh vui vẻ. WikiSysop 09:02, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (CST)

Mời tham gia cộng tác[sửa]

Chào Nam. Hiện nay mình đang phụ trách mảng tóm tắt nghiên cứu và kết hợp với tóm tắt các đồ án tốt nghiệp của sinh viên. Dự án mình đã soạn thảo bản sơ thảo (link ở dưới) và hiện đang rất mong muốn có nhiều người cùng hỗ trợ, nhất là các giảng viên của các trường đại học. Mình tha thiết mời Nam tham gia giúp mình một tay.

http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/VLOS:%C4%90%E1%BB%81_%C3%A1n_Th%C6%B0_vi%E1%BB%87n_T%C3%B3m_t%E1%BA%AFt_%C4%90%E1%BB%93_%C3%A1n_t%E1%BB%91t_nghi%E1%BB%87p

Nam đọc qua ở đây và nếu có thể thì mong Nam dành chút thời gian tham gia với mình và mọi người. Mong sẽ nhận được nhiều sự góp ý của Nam. Chúc Nam có một ngày làm việc vui vẻ.Baocong 21:19, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (CST)

  • Thanks bạn làm Sysop đã đưa cái hướng dẫn kia vào, dễ hiểu hơn. Còn chuyện tóm tắt luận văn tốt nghiệp của anh Kiên thì ý tưởng hay lắm. Mình thì hiện tại đang ở US, khoảng Hè này mới về VN làm việc, lúc đó mình sẽ đưa các tóm tắt luận án của các sinh viên trong khoa mình lên đây. Mình không rành về Wiki, chỉ biết copy & paste thôi, thấy người ta làm gì, bắt chước theo, chứ không hiểu về chuyện mã nguồn hay đại loại những chuyện như vậy! Have a nice day. Nam
  • Để tiện cho việc phân loại theo tác giả sau này, Nam có thể thêm cho mình phần cuối các bài của Nam một dòng.[ [Thể loại: Phan Thanh Sơn Nam] ] được không? Mình đã tạo cho Nam cái phân loại bài viết của Nam rồi. Chúc vui vẻ và mong được cộng tác với Nam nhiều hơn.

Chúng tôi rất vui khi thấy anh Nam ghé thăm và làm việc thường xuyên trên VLoS. Hy vọng anh cảm thấy VLoS là 1 online work bench cũng như môi trường thích hợp thiết lập các mối quan hệ. Tôi không biết anh đã đọc bài VLOS:Giới thiệu trong đó có nói đến các dự án mà VloS đang triển khai mà có thể anh có hứng thú tham gia. Trong đó, phần Tin tức Khoa học đang cần những bài viết mới về những công trình khoa học có tính đột phá trên thế giới để làm nguồn cung cấp cho Tạp chí Khám phá ở TpHCM. Chúng tôi trân trọng mời anh viết bài về vấn đề này. Chúc anh cuối tuần vui vẻ. WikiSysop 08:30, ngày 24 tháng 2 năm 2006 (CST)

  • Thanks, mình đã thêm tên vào phần cuối mỗi bài rồi. Còn về chuyện viết bài cho mục Tin tức khoa học thì không biết độ dài của mỗi bài trong mục này có giới hạn gì không, tức là ngắn nhất là bao nhiêu từ, dài nhất là bao nhiêu từ? Hiện tại mình không có thời gian để viết bài dài (ở US lúc nào cũng job job job cả!), mình chỉ có thể viết các research highlights, bằng cách review lại một vài bài báo thuộc dạng hot trên mấy journal chuyên ngành Hóa học, Vật liệu, Môi trường thôi. Với lại mình cũng chưa có dịp đọc qua Tạp chí Khám Phá (không biết có bản online không?), nên không biết yêu cầu của phần này như thế nào - tức là viết về các công trình khoa học, nhưng độc giả bao gồm cả những người không phải là dân làm khoa học, nên mức độ "chuyên sâu" thì Khám Phá đòi hỏi ở mức nào? Ngoài ra, viết về "về những công trình khoa học có tính đột phá trên thế giới" thì Khám Phá thích viết thiên về phần khoa học ứng dụng, hay là thiên về hàn lâm, hay là cả 2? Ví dụ, mình viết research highlights về 2 công trình: i, "Acid & base đồng thời tồn tại trong cùng 1 hỗn hợp" , ii, "Một nguồn nguyên liệu mới thay thế cao su thiên nhiên", thì cái nào sẽ phù hợp hơn? Nice weekend. Nam
Em xin trả lời ngắn các ý anh hỏi. Còn đâu em sẽ tập hợp lại và viết thành 1 bài hướng dẫn sau.
  1. mục đích của chuyên mục "Nghiên cứu Khoa học" trên tạp chí Khám phá chính là Research Highlights
  2. Tạp chí Khám phá ko có chế bản điện tử, đây là tạp chí mới ra được số đầu tiên vào đầu năm nay. Dự tính ra 2 số mỗi tháng.
  3. Bài viết cho chuyên mục có độ dài khoảng 1.4000 từ (2 trang tạp chí), có hình ảnh với dung lượng lớn minh họa.
  4. Độc giả của tạp chí bao gồm giới khoa học nhiều ngành khác nhau nên cần viết mức độ chuyên sau thuộc loại "khá", nhưng ngôn từ lại phải bình dân, dễ hiểu đối với cả những người ngoài ngành.
  5. Bài viết có thể thiên về khoa học ứng dụng hoặc hàn lâm. Tuy nhiên, nếu có thể nên liên hệ về tác động của nghiên cứu này tới các nghiên cứu có liên quan ở VN.
  6. Thông thường mỗi bài viết nên có 1 đến 2 quote của các nhà khoa học có tiếng về tính đột phá của nghiên cứu
  7. Nếu có thể thì cho 1 box thông tin nhỏ về nhóm tác giả hoặc tác giả cầm trịch.
Anh tham khảo bài viết Bước dài Tiến hóa học của em để biết cách trình bày. Rất hoan nghênh các bài viết của anh (xin anh cập nhật bài viết tại Tiêu bản:Tin tức Khoa học. Nếu bài viết của anh đạt yêu cầu, thư ký tòa soạn sẽ liên lạc với anh bằng email mà anh đăng ký trên VLoS. Cao Xuân Hiếu 17:19, ngày 24 tháng 2 năm 2006 (CST)
  • Thanks Hiếu, anh vừa mới gởi 1 bài lên phần tin tức, 1 cái research hightlight. Một số hình ảnh sẽ bổ sung sau (sau khi biết cách post hình lên!). Vấn đề là ngành Chem Eng của anh bản chất nó dry chứ không có hot như BioTech của em, nên không biết đạt yêu cầu của Khám Phá không. Anyway, anh chỉ muốn đưa những gì mình biết lên đây thôi, cho những người không biết tiếng anh biết 1 chút ít là bên ngoài thế giới người ta đang làm gì, chuyện đăng bài không quan trọng. Lúc nào rãnh anh sẽ dịch những hot highlight ở mấy journal chuyên ngành dưới dạng tin ngắn khoảng nửa trang lên đây. Nam

Quyền author[sửa]

Do anh bắt đầu viết những bài mang tính chất bản quyền của anh, nên chúng tôi đã thiết lập quyền thành viên của anh thành mức tác giả (author). Sau khi anh xóa bộ nhờ đệm (Ctrl + R) hoặc đăng nhập lại thì anh sẽ thấy có thêm công cụ khóa và mở khóa ở mỗi bài viết. Với công cụ này thì anh có thể hạn chế những thành viên đăng ký thông thường không được sửa bài đã khóa. Tuy nhiên, có nhiều người thích để bài viết ở chế độ mở khóa để thành viên khác có thể giúp họ sửa lỗi chính tả hoặc trình bày đẹp hơn. Nếu cần trợ giúp anh có thể viết tại VLOS:Bàn giúp đỡ. Để sử dụng hình ảnh trong bài viết có thể xem Trợ giúp:Hình ảnh. Chúc anh vui vẻ. Cao Xuân Hiếu 16:58, ngày 26 tháng 2 năm 2006 (CST)

Tóm tắt nghiên cứu[sửa]

Hi, sao bây giờ click vào Tóm tắt nghiên cứu, sau đó click vào thể loại là Hóa học, thì nó không đưa mình đến cái trang những abstracts của Hóa học vậy? Nice day!Nam 10:34, ngày 13 tháng 3 năm 2006 (CST)