Thảo luận Thành viên:Voime7

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hoan nghênh[sửa]

Xin chào Voime7, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào dự án này! Dưới đây là một số liên kết có thể có ích cho bạn:

Bạn có thể tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Ngoài ra, bạn được phép có một trang Voime7 để soạn thảo các nội dung như là một trang giới thiệu về cá nhân mình với cộng đồng hay dùng cho các thông tin tiện dụng của cá nhân liên quan tới Wiki.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào VLOS:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn.

Công cụ này sẽ đặc biệt hữu ích với bạn.


Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn.

Cao Xuân Hiếu 05:10, ngày 24 tháng 11 năm 2005 (CST)

VềLog file thảo luận[sửa]

Em cần sớm đưa nội dung thảo luận lên trên VLoS và quyết định về việc loại bỏ các học viên không thực hiện đủ yêu cầu trước khai giảng qua email và SHVN. Cao Xuân Hiếu 07:02, ngày 27 tháng 2 năm 2006 (CST)

Tuần 5[sửa]

Định luật thứ 2: Không phải tất cả năng lượng đều sử dụng hết và có xu hướng tăng mức độ hỗn loạn. Định luật 2 nhiệt động học nói rằng, mặc dù năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi nhưng khi năng lượng chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác thì một phân của năng lượng đó không dùng được. Nói một cách khác, không có quá trình vật lý hoặc hoá học nào là có hiệu suất 100%, và không phải tất cả năng lượng nhận được đều chuyển hoá thành dạng sử dụng được. Một số năng lượng bị mất đi kèm với sự hỗn loạn. Định luật 2 áp dụng cho tất cả các dạng chuyển hoá năng lượng, nhưng chúng ta sẽ đi sâu vào phản ứng hoá học trong cơ thể sống.

Không phải tất cả năng lượng đều được sử dụng. Trong bất kỳ hệ thống nào, tất cả năng lượng bao gồm cả năng lượng có ích và năng lượng không thể sử dụng mà mất đi để gia tăng mức độ hỗn độn: Tổng năng lượng=năng lượng hữu ích + năng lượng hỗn độn Trong hệ thống sinh học, năng lượng tổng số gọi là enthalpy (H). Năng lượng hữu ích được gọi là năng lượng tự do (G). Năng lượng tự do là cái các tế bào cần đến trong tất cả các phản ứng hoá học của tế bào lớn lên, tế bào phân chia, và duy trì sức sống của tế bào. Năng lượng hỗn độn gọi là entropy (S), nó được đo bằng tích của mức độ hỗn độn của hệ với nhiệt độ tuyệt đối (T). Vì vậy chúng ta viết được công thức nói ở trên một cách chính xác là: H = G + TS Bởi vì chúng ta thường sử dụng năng lượng hữu ích, nên ta có thể biểu diễn là: G = H – TS Mặc dù ta không thể đo được G, H, hoặc S chính xác hoàn toan, nhưng chúng ta có thể tìm ra sự biến đổi của chúng ở nhiệt độ là hằng số. Quá trình chuyển hoá năng lượng được đo bằng calo (cal) hoặc jun (J) (xem chương 2). Biến đổi của năng lượng được ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp chữ delta. Ví dụ, biến đổi trong năng lượng hữu ích của bất kỳ phản ứng hoá học nào cũng bằng hiệu của năng sản phẩm và chất phản ứng: G phản ứng = G sản phẩm – G chất phản ứng. Biến đổi này chỉ nhận một giá trị âm hoặc dương. Ở nhiệt độ là hằng số G được định nghĩa là một thuật ngữ dùng để chỉ sự biến đổi của năng lượng tổng số (H) và sự biến đổi của entropy (S) G= H – T S Công thức này chỉ cho chúng ta rằng một trong hai khả năng: năng lượng tự do được giải phóng hoặc tiêu thụ bằng phản ứng hoá học: Nếu dG là âm (dG<0), năng lượng hữu ích được giải phóng Nếu dG là dương (dG>0), cần năng lượng (thu năng lượng) Nếu năng lượng tự do cần thiết không có, phản ứng hoá học không xảy ra. Ký hiệu và độ lớn của dG tuỳ thuộc vào hai nhân tố theo đúng công thức: dH: Trong phản ứng hoá học, dH là tổng số năng lượng thêm vào hệ thống (dH>0) hoặc nhận được (dH<0) dS: Tuỳ thuộc vào dấu và độ lớn của dS, dạng đầy đủ của thuật ngữ này là T.dS, nó có thể âm hoặc dương, lớn hoặc nhỏ. Nói cách khác, trong hệ thống sống có một hằng số của nhiệt độ (không thay đổi với T), độ lớn và dấu của dG phụ thuộc rất nhiều vào sự biến đổi của entropy. Thay đổi lớn của entropy làm dG có giá trị âm, và nó được thể hiện bằng dấu âm phía trước biểu thức TdS. Nếu một phản ứng hoá học làm tăng entropy, các sản phẩn của nó hỗn độn hoặc ngẫu nhiên hơn là chất phản ứng. Nếu nhiều sản phẩm hơn chất phản ứng, như là phản ứng thuỷ phân của protein thành amino axit, sản phẩm có số lượng đáng kể năng lượng hữu ích giải phóng ra môi trường. Mức độ hỗn độn trong dung dịch amino axit sẽ rất lớn nếu so sánh nó với protein, trong chính các liên kết peptit và các lực để tạo nên sự hỗn động. Như vậy quá trình thuỷ phân, thay đổi entropy và nó sẽ có giá trị dương. Nếu nó có ít sản phẩm, và nó ngăn chặn được sự chuyển động hỗn độn hơn chất phản ứng, dS sẽ có giá trị âm. Ví dụ, một protein lớn liên kết bằng liên kết peptit sẽ có mức hỗn độn tự do nhỏ hơn dung dịch có hàng trăm hoặc hàng nghìn amino axit trong nó bị phân giải ra.

Mức độ hỗn độn có xu hướng tăng lên. Định luật 2 nhiệt động học có hệ quả là, như là kết quả của chuyển hoá năng lượng, mức độ hỗn độn luôn luôn tăng lên. Những thay đổi hoá học, vật lý và quá trình sinh học tất cả đều có xu hướng tăng entropy bởi vậy xu hướng chỉ ra sự hỗn độn hoặc ngẫu nhiên (hình 6.2b). Xu hướng của tăng sự hỗn độn làm quá trình vật lý và phản ứng hoá học xảy ra trực tiếp. Nó giải thích tại sao một số phản ứng xảy ra theo kiểu trực tiếp so với các phản ứng khác.

Làm thế nào mà định luật 2 áp dụng được cho các cơ thể sống? Lưu ý trong cơ thể người, với những cấu trúc phức tạp bậc cao được cấu thành từ các phân tử đơn giản hơn. Sự tăng lên về tính phức tạp này là rõ ràng mâu thuẫn với định luật 2. Nhưng đó không phải là một trường hợp! Để xây dựng 1kg của cơ thể cần tới khoảng 10 kg của các chất sinh học được chuyển hoá và trong quá trình chuyển thành CO2, H2O và các phân tử đơn giản khác và quá trình chuyển hoá này cần rất nhiều năng lượng. Quá trình chuyển hoá tạo ra hôn độn lớn hơn rất nhiều trong một kg thịt. Nó cần cung cấp một lượng năng lượng nhất định để duy trì sự sống. Điều đó nói lên rằng không có gì mâu thuẫn với định luật 2 nhiệt động học. Đã có những định luật vật lý về năng lượng phù hợp với các sinh vật sống, chúng ta sẽ chuyển đến nghiên cứu làm thế nào mà các định luật này lại phù hợp với các phản ứng hoá sinh.

Phản ứng hoá học cho hoặc nhận năng lượng: Trong tế bào, phản ứng đồng hoá có thể tạo ra một sản phẩm, như là một protein (một loại cấu trúc tập hợp bởi nhiều cấu trúc con), ngoài ra còn một phần nhỏ chất phản ứng với nhau như là amino axit (Không đáng kể). Các phản ứng cần hoặc cho năng lượng. Phản ứng dị hoá sẽ phá vỡ liên kết của các chất phản ứng, như là phân tử gluco, thành các phần nhỏ hơn, có thể tạo ngẫu nhiên nhiều sản phẩm như là các bon đi ôxit hoặc nước. Các phản ứng này toả ra năng lượng. Nói cách khác một số phản ứng giải phóng năng lượng tự do, và các phản ứng khác lại thu năng lượng tự do. Số lượng năng lượng thoát ra (-dG) hoặc thu vào (+dG) của các phản ứng liên hệ trực tiếp theo hướng kết thúc phản ứng (điểm mà tại đó tất cả các chất phản ứng được chuyển thành sản phẩm): Một số phản ứng có xu hướng phản ứng không cần cung cấp năng lượng. Các phản ứng này giải phóng năng lượng tự do, được gọi là phản ứng toả nhiệt và dG có giá trị âm (hình 6.3a) Phản ứng để tạo thành các chất chỉ xảy ra khi cung cấp năng lượng tự do từ môi trường gọi là phản ứng thu nhiệt, và dG có giá trị dương (hình 6.3b)

Nếu phản ứng chỉ toả nhiệt theo một kiểu trực tiếp (từ chất A ra sản phẩm B, ví dụ trên), sau đó phản ứng nghịch (B thành A) cần cung cấp năng lượng để dịch chuyển cân bằng. Nếu A + B là toả nhiệt (dG<0), sau đó B + A là thu nhiệt (dG>0). Về nguyên tắc, phản ứng hoá học có thể xảy ra theo chiều thuận và nghịch. Ví dụ, nếu hợp chất A có thể chuyển thành hợp chất B (A+B), sau B, về nguyên tắc có thể chuyển thành A (B A), mặc dù có sự chuyển dịch giữa A và B, nhưng chỉ một chiều xảy ra trực tiếp. Điều đó gợi ra rằng có phản ứng thuận nghịch xảy ra giữa A~B. Khi tăng nồng độ của chất phản ứng sẽ làm tăng tốc độ của phản ứng thuận, và tăng tốc độ tạo thành sản phẩm phản ứng (B). Với một số nồng độ của A và B, phản ứng thuận và nghịch sẽ đạt trạng thái cân bằng.


Về việc đăng Hồng Lâu Mộng[sửa]

Chào Minh,

Trang web của chúng ta có tên "thư viện khoa học" nên khi chọn tác phẩm để đăng tải em cũng chú ý nhé. Theo mình, không nên đăng " Hồng Lâu Mộng". Tuy nhiên, nếu em có bài phân tích hay viết dưới dạng phê bình thì lại rất tuyệt.

Nguyễn Bá Tiếp

Em có bài phân tích và sẽ định đăng lên. Với văn học muốn phân tích trên trời dưới biển gì chăng nữa thì phải có bản gốc để dựa vào đó mà tranh luận hay phân tích, bình phẩm vì vậy em mới đưa hồng lâu mộng lên. Voime7 22:43, ngày 24 tháng 5 năm 2006 (CDT)

Hi Minh, anh đã đưa những thảo luận cá nhân về truyện Hồng Lâu Mộng vào mục Thảo luận chung để mọi người cũng nhau thảo luận tìm giải pháp đồng thuận. Rất mong Minh cho ý kiến tại đó để chúng ta cùng xây dựng và phát triển VLOS cho có ích với cộng đồng. Cao Xuân Hiếu 04:12, ngày 25 tháng 5 năm 2006 (CDT)