Thảo luận VLOS:Nhân tài đất Việt 2008/Xuất xứ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

VLOS - Nhân tài đất Việt 2008 >> Xuất xứ của đề tài - sản phẩm


Cũng vào khoảng tháng 11 năm 2005, Thư viện Khoa học VLOS được khai sinh sau hàng loạt những thảo luận của một nhóm những thành viên tích cực trong hệ thống wiki Wikipedia tiếng Việt 1 gồm có NCS. Cao Xuân Hiếu (ngành Sinh học, CHLB Đức), TS. Đỗ Quốc Bảo (ngành Phật học, CHLB Đức), chuyên viên lập trình Võ Quang Nhân (hãng HP, Hoa Kỳ), TS. Nguyễn Hoàng Hải (ngành Vật lý, ĐH KHTN Hà Nội) .v.v. Sự hữu ích của bộ mã MediaWiki 2 trong việc hợp tác trực tuyến cùng đóng góp trí thức bằng ngôn ngữ tiếng Việt là điều dễ thấy. Tuy nhiên, thông tin trí thức sẽ bị hạn chế phần nào bởi khuôn khổ 1 bài viết có tính bách khoa duy nhất cho một mục từ trên Wikipedia trong khi mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả có những cách đặt vấn đề hay phân tích vấn đề khác nhau. Mọi người đều thống nhất là bạn đọc cần được đọc thông tin theo nhiều cách tiếp cận, diễn đạt và khi đó một wiki tiếng Việt khác có tính bổ sung cho những mục từ trên Wikipedia sẽ có ích rất nhiều. Bên cạnh đó, việc Wikipedia và những dự án của Wikimedia 3 gắn chặt với luật bản quyền GNUL 4 làm hạn chế phần nào sự đóng góp trong trường hợp tác giả vẫn muốn giữ bản quyền bài viết của mình để rồi công bố hoặc phân phối theo các cách khác nhau. Và thư viện khoa học VLOS ra đời với những quy định về bản quyền có tính riêng biệt cho từng bài viết. Trong những buổi ban đầu đó, thư viện VLOS nhận được sự hỗ trợ từ những thành viên trên Wikipedia tiếng Việt như Nguyễn Xuân Minh, Nguyễn Hữu Dụng, Đặng Trần Hiếu v.v. để kiện toàn hệ thống cũng như những quy định vận hành.

Phúc
(nêu bật hạn chế thông tin tri thức và hạn chế luật GNU trên vi.wikipedia)
Vi.wikipedia - dự án Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt, thuộc Quỹ Hỗ trợ Wikimedia, một tổ chức phi lợi nhuận ra đời tháng 10 năm 2003, hoạt động trên MediaWiki, một phần mềm wiki chuyên biệt có nguồn tự do và mở. Dự án cho phép bất kì ai cũng có thể sửa đổi, đóng góp nội dung mà không nhất thiết phải biết về Web, HTML, và sử dụng nội dung dưới Giấy phép Tài liệu Tự do GNU. Mỗi bài viết tương ứng với một mục từ duy nhất và ngược lại.
Hai năm sau, tháng 11 năm 2005, Thư viện Khoa học VLOS ra đời, sau hàng loạt những thảo luận của một nhóm những thành viên tích cực trong cộng đồng vi.Wikipedia  1 gồm có NCS. Cao Xuân Hiếu (ngành Sinh học, CHLB Đức), TS. Đỗ Quốc Bảo (ngành Phật học, CHLB Đức), chuyên viên lập trình Võ Quang Nhân (hãng HP, Hoa Kỳ), TS. Nguyễn Hoàng Hải (ngành Vật lý, ĐH KHTN Hà Nội) .v.v. về một số quy định viết bài trên vi.wikipedia. Sự hữu ích của bộ mã MediaWiki 2 trong việc hợp tác trực tuyến cùng đóng góp tri thức bằng ngôn ngữ tiếng Việt là điều dễ thấy. Tuy nhiên, trên vi.wikipedia, thông tin tri thức bị hạn chế phần nào bởi một số quy định, mỗi bài viết ứng với duy nhất cho một mục từ và ngược lại, trong khi với một mục từ mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả có những cách đặt vấn đề hay phân tích vấn đề khác nhau và có những bài viết khác nhau. Điều đó có nghĩa là, người đọc không được đọc thông tin theo nhiều cách tiếp cận, diễn đạt. Hơn nữa, cũng như các dự án khác của tổ chức Wikimedia, trên vi.wikipedia, các bài viết gắn chặt với luật bản quyền GNUL 4, ai cũng có thể sửa đổi nội dung bài viết và phân phối chúng, điều này làm hạn chế phần nào sự đóng góp của các tác giả, trong trường hợp tác giả vẫn muốn giữ bản quyền bài viết của mình để rồi công bố hoặc phân phối theo các cách khác nhau. Do đó, một wiki tiếng Việt khác mang tính bổ sung cho các mục từ trên vi.wikipedia cùng với những quy định về bản quyền có tính riêng biệt cho từng bài viết là cần thiết và Thư viện Khoa học VLOS ra đời. Trong những buổi ban đầu đó, Thư viện VLOS nhận được sự hỗ trợ từ những thành viên trên vi.Wikipedia như Nguyễn Xuân Minh, Nguyễn Hữu Dụng, Đặng Trần Hiếu v.v. để kiện toàn hệ thống cũng như những quy định vận hành.

Mặc dù ở thời điểm 3 năm về trước, số lượng người Việt làm quen với cách thức đóng góp hợp tác trực tuyến cũng như soạn thảo trên mã wiki chưa nhiều, VLOS đã may mắn có được sự ủng hộ theo nhiều cách khác nhau của các thành viên sáng lập trong đó phải kể đến GS. TS. Nguyễn Lân Dũng (ngành Sinh học), TS. Nguyễn Huy Đạt (trường Harvard Medical School), cũng như hàng loạt các cùng với rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, NCS người Việt đang học tập và làm việc ở khắp nơi trên thế giới 5. Những đóng góp và hỗ trợ quý báu vào thời điểm đó đã giúp sức cho toàn bộ nhóm sáng lập vững tin vào tính hữu ích của Thư viện Khoa học trong cộng đồng người Việt nói chung và giới khoa học người Việt nói riêng.

Phúc
Ở đoạn tiếp theo này, nên chăng trình bày thêm một chút về mục đích, phương châm hoạt động của thư viện??

Ngày tháng thoi đưa, những bài viết trên thư viện theo đó mà nhiều lên đa dạng, phong phú, nhiều thể loại...???. Với cách trình bày đơn giản và trực tiếp, những bài viết của sử dụng mã wiki trên VLOS giúp bạn đọc tiếp cận hữu hiệu với thông tin mà không bị ảnh hưởng của các luồng thảo luận hay bình phẩm khác nhau như trên hệ thống forum. Đó chính là lý do tại sao ngày càng nhiều người truy cập và lựa chọn tìm kiếm thông tin dạng bài wiki hơn là các dạng web khác. Con số thành viên đăng ký của riêng Tủ sách Khoa học ngày nay đã tăng hơn 14 nghìn thành viên. Và mỗi ngày tại thời điểm hiện nay có khoảng 2 nghìn đến 3 nghìn lượt người truy cập Thư viện VLOS chưa cần giới thiệu các dự án của vlos ở đoạn này? để đọc thông tin mới hoặc tìm kiếm thông tin khoa học, giáo dục và công nghệ 6.

Với mong muốn là nơi kết nối các khối óc tri thức Việt, thư viện VLOS sau 2 năm không chỉ bao gồm Tủ sách Khoa học như ngày đầu thành lập mà đã khai sinh hàng loạt các hệ thống wiki khác tạo thành tổ hợp wiki Việt nhằm đóng góp các giá trị khoa học, giáo dục hữu ích trên mạng thông tin toàn cầu.

Là trọng tâm của Thư viện Khoa học VLOS, Tủ sách VLOS được xây dựng như một bàn làm việc trực tuyến của giới trí thức người Việt 12. Tủ sách hân hạnh đăng tải những văn bản khoa học, giáo dục hữu ích như cuốn Đa dạng Vi sinh vật ở Việt Nam (GS. TS. Nguyễn Lân Dũng) 13, Giáo trình Phạn Văn (TS. Đỗ Quốc Bảo) 14, Hành trang Khoa học (CS. Võ Quang Nhân) 15, Cách mạng hóa các chiến lược trong công nghiệp (TS. Đào Hồng Thu) 16, Dịch học họ Hùng 17 và Sử thuyết họ Hùng 18 (Nguyễn Quang Nhật), Bộ câu hỏi Di truyền học đại cương (Huỳnh Như Ngọc Hiển) 19 .v.v. Ngoài ra, Tủ sách VLOS còn là nơi giới thiệu những công bố khoa học mới 20, các quy trình công nghệ 21, ý tưởng ứng dụng 22 cũng như các giáo án và bài giảng điện tử 23. Sự lớn mạnh của Tủ sách VLOS ngày hôm nay có được là nhờ những đóng góp không ngừng nghỉ của NCS. Nguyễn Phan Kiên (ngành Điện tử Y sinh, Nhật Bản), NCS. Nguyễn Bá Tiếp (ngành Thú y, CHLB Đức), BS. TS. Lê Minh Khôi (Đại học Y Huế), Nguyễn Minh Tú (TP HCM), GV. Nguyễn Thế Phúc (Nam Định), GV. Nguyễn Thị Thùy (Đăk Lăk), GV. Đậu Đình Sanh (Nghệ An), GV. Phạm Văn Luật (Tiền Giang), GV. Nguyễn Mạnh Hùng (Cà Mau) v.v. những người đã dành thời gian quý báu của họ vì một viễn cảnh ở đó "tất cả người Việt trên thế giới được tự do tiếp cận tri thức nhân loại bằng ngôn ngữ của dân tộc mình".

Một trong những wiki nổi tiếng trên VLOS là Thư viện Đề thi 9, nơi hiện sưu tầm hàng ngàn đề thi, đề kiểm tra từ các trường học khắp nơi trên cả nước với sự giúp đỡ từ diễn đàn HAO 10 và OlympiaVN 11. Bằng cách sắp xếp đề thi một cách logic và hệ thống, học sinh, sinh viên và giáo viên có thể dễ dàng tham khảo đề thi và đề kiểm tra mà mình quan tâm cũng như dễ dàng đóng góp vào kho đề thi chung này. Không chỉ lưu trữ đề thi đơn thuần, Thư viện Đề thi VLOS còn thử nghiệm hệ thống ôn luyện kiến thức dưới hình thức trắc nghiệm đặc biệt. Những thí sinh sẽ được tham gia thi trắc nghiệm miễn phí bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng và so sánh với các lựa chọn của những thí sinh khác. Với việc không cung cấp đáp án trực tiếp, đây là cơ hội kích thích tính sáng tạo, óc tìm tòi và khả năng tranh luận của các thí sinh về mọi khía cạnh của câu hỏi. Ngoài ra, đây cũng là môi trường thích hợp để các giáo viên thử nghiệm các câu hỏi trắc nghiệm mới của mình để bảo đảm tính chính xác, tính mô phạm và mức độ phù hợp của các câu hỏi. (đoạn này trông giống một phần bài giới thiệu, )

Trên nền tảng Tủ sách Khoa học, một số wiki khác đã được khai sinh như Ngân hàng Dữ liệu Sinh học BioDB 24, Thư viện Khoa học Huyền Bí 25 và sắp tới là dự án Từ điển Hàn lâm Việt Nam 26 góp phần hiện thực hóa viễn cảnh trên.

Trong gia đình wiki VLOS, một wiki mới ra đời chưa được một năm nhưng đã có sức lôi cuốn mạnh mẽ trong cộng đồng mạng là Bản đồ Văn hóa VietMap 27 nơi gặp gõ của những thành viên yêu thích du lịch và bản sắc văn hóa mang đậm tính Việt. Tại đây, các thông tin văn hóa, du lịch được cung cấp bên cạnh bản đồ vệ tinh trực tuyến đem lại tính trực quan sinh động đối với đông đảo bạn đọc.

Sự thành công trong việc xây dựng tính thân thiện của Thư viện Khoa học VLOS đối với nhiều lớp độc giả có được là nhờ đóng góp của nhóm kỹ thuật VLOS. Các thành viên trong nhóm đã tích cực cải biến code MediaWiki và tạo ra những phần mở rộng chuyên biệt cho thư viện VLOS. Cũng nhờ nhóm kỹ thuật này mà thư viện VLOS trở nên thân thiện với người dùng hơn (nếu so với Wikipedia tiếng Việt) thông qua hệ thống chat trực tuyến, module diễn đàn tại Tủ sách Khoa học, module blog tại Bản đồ Văn hóa VietMap, module thi trắc nghiệm tại Thư viện Đề thi hay phần mở rộng web ý thức (thế hệ web 3.0) 7 tại Khoa học Huyền Bí. Bằng những nỗ lực của mình, nhóm kỹ thuật và quản lý thư viện VLOS mong muốn xây dựng trên những tổ hợp wiki của VLOS các cộng đồng mạng với những cá nhân tích cực xây dựng và ham tìm tòi những chân trời kiến thức, giá trị văn hóa mới và lành mạnh 8.

Trong suốt thời gian hoạt động, thư viện khoa học VLOS đã nhận được sự ủng hộ và giới thiệu rộng rãi của các cơ quan báo chí 28 như Báo Tuổi trẻ Online, Báo Thanh niên, Báo Tiền phong Online, báo Người Lao động, báo Mực tím, tạp chí Kiến thức ngày nay, tạp chí Echip, tạp chí Khám phá, và các website của các Sở giáo dục, các trường đại học tại Việt Nam và Wikipedia tiếng Việt. Cũng thật đáng tự hào khi chúng ta biết rằng sau khi cộng đồng wiki VLOS ra đời, tháng 10 năm 2006, một nhà sáng lập của hệ thống Wikipedia đã đẩy nhánh bộ từ điển này thành dự án Citizendium 29 theo hướng đề cao vai trò của tác giả giống như VLOS. Một năm sau đó, gã khổng lồ Google đã triển khai dự án Knol 30 kết hợp sự sáng tạo cá nhân với sức mạnh công cụ wiki. Và gần đây, cộng đồng wiki tiếng Việt lại đón chào thành viên mới Baamboo tra từ 31, một website từ điển trực tuyến giống như dự án Wiktionary tiếng Việt 32 nhưng với giấy phép bản quyền Creative Commons và nguồn dữ liệu từ điển mua lại từ các nguồn có bản quyền. Những điều trên khẳng định con đường xây dựng cộng đồng tri thức của VLOS là đúng đắn và có tính đột phá trong trào lưu phát triển web 2.0. Nhân đây, nhóm quản lý VLOS xin gửi lời cảm tạ và chúc sức khỏe đến những cá nhân, tổ chức trong nhóm sáng lập cũng như thành viên tích cực trên toàn bộ hệ thống wiki của Thư viện Khoa học. Những đóng góp của các bạn đã giúp thư viện khoa học VLOS đủ tự tin để tham gia cuộc thi Nhân tài đất Việt 2008 và chiến thẳng của thư viện VLOS cũng là chiến thắng chung của cộng đồng tri thức mở người Việt.

Tài liệu tham khảo[sửa]

1:  Địa chỉ website http://vi.wikipedia.org

2:  Địa chỉ website và download phần mềm http://www.mediawiki.org

3:  Website tổ chức Wikimedia Foundation http://wikimediafoundation.org

4:  Chi tiết giấy phép http://www.gnu.org/copyleft/fdl.html

5:  Danh sách nhà sáng lập VLOS http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/VLOS:Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_s%C3%A1ng_l%E1%BA%ADp và bài "Từ Wikipedia đến VLOS: Thư viện khoa học trực tuyến Việt Nam" của Xuân Mai trên Tạp chí Kiến thức ngày nay số 580 năm 2006 http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/VLOS_tr%C3%AAn_kienthucngaynay

6:  Thông tin về mức độ truy cập tủ sách và thư viện đề thi VLOS http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/VLOS:T%E1%BA%A7n_s%E1%BB%91_truy_c%E1%BA%ADp_Th%C6%B0_vi%E1%BB%87n_VLOS

7:  Bài Tương lai của Internet: Thời kỳ bùng nổ dotcom lần hai trên VnExpress.Net của P.T. (theo BBC, Guardian) http://www.vnexpress.net/GL/Vi-tinh/2006/05/3B9EA087/

8:  Bài Thư của các nhà khoa học đăng trên tạp chí Khám phá số 1 năm 2006 http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/H%C3%ACnh:Khampha_vlos.jpg

9:  Địa chỉ website http://www.thuvienkhoahoc.com/dethi/

10:  Địa chỉ website http://www.hn-ams.org/

11:  Địa chỉ website http://www.olympiavn.org/

12:  Bài "Thư viện khoa học VLOS: Bàn làm việc trực tuyến chung của người Việt" trên tạp chí Tạp chí Echip số 85 http://www.echip.com.vn/echiproot/85tc.html

13:  URL http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/%C4%90a_d%E1%BA%A1ng_Vi_sinh_v%E1%BA%ADt_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam

14:  URL http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Gi%C3%A1o_tr%C3%ACnh_Ph%E1%BA%A1n_v%C4%83n_I

15:  URL http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/H%C3%A0nh_Trang_Khoa_H%E1%BB%8Dc

16:  URL http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_h%C3%B3a_c%C3%A1c_chi%E1%BA%BFn_l%C6%B0%E1%BB%A3c_trong_c%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_%28Tr%E1%BB%B1c_ti%E1%BA%BFp_t%E1%BB%AB_Dell%29

17:  URL http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/D%E1%BB%8Bch_h%E1%BB%8Dc_h%E1%BB%8D_H%C3%B9ng

18:  URL http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/S%E1%BB%AD_thuy%E1%BA%BFt_h%E1%BB%8D_H%C3%B9ng

19:  URL http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/B%E1%BB%99_c%C3%A2u_h%E1%BB%8Fi_di_truy%E1%BB%81n_h%E1%BB%8Dc_%C4%91%E1%BA%A1i_c%C6%B0%C6%A1ng

20:  URL http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Nghi%C3%AAn_c%E1%BB%A9u_Khoa_h%E1%BB%8Dc

21:  URL http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Quy_tr%C3%ACnh_C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87

22:  URL http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_%C3%9D_t%C6%B0%E1%BB%9Fng

23:  URL http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/Gi%C3%A1o_%C3%A1n_%C4%90i%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD

24:  Website http://www.thuvienkhoahoc.com/bioDB/

25:  Website http://www.thuvienkhoahoc.com/tuvi/

26:  Bài "Dự án Từ điển hàn lâm tiếng Việt" của Tạ Xuân Quan trên báo Thanh niên tuần san http://www2.thanhnien.com.vn/TNTS/2008/4/15/234645.tno

27:  Bài "Bản đồ văn hóa, du lịch trực tuyến" trên tạp chí E-chip số 107 năm 2007 http://www.echip.com.vn/echiproot/html/2007/107tc/luotweb.html

28:  Chi tiết các lần giới thiệu thư viện VLOS trên các phương tiện thông tin đại chúng được thống kê tại http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/VLOS:C%C3%A1c_website_v%C3%A0_b%C3%A1o_ch%C3%AD_%C4%91%C3%A3_gi%E1%BB%9Bi_thi%E1%BB%87u_v%E1%BB%81_VLOS

29:  Các thông cáo quan trọng của dự án Citizendium http://en.citizendium.org/wiki/CZ:Fundamentals

30:  Thông báo chính thức về sự ra đời của Knol trên blog Google http://googleblog.blogspot.com/2007/12/encouraging-people-to-contribute.html

31:  trang chủ website http://tratu.baamboo.com

32:  trang chủ dự án http://vi.wiktionary.org


Tham khảo[sửa]

Góp ý của Phúc[sửa]

  • Bạn cứ góp ý các phần tiếp. Tớ chờ cho các phần phía sau (mô tả sản phẩm) xong hết thì sẽ sửa lại bài này để cho thống nhất. Cao Xuân Hiếu 04:59, ngày 18 tháng 7 năm 2008 (EDT)


Thảo luận[sửa]

Xin mời đóng góp ý kiến tại đây.


Baamboo Tra từ[sửa]

Viết rằng BBTT là một clone của Wiktionary tiếng Việt sợ rằng sẽ gây phản ứng không tốt từ phía cộng đồng này (cũng tham gia thi Nhân tài đất Việt), mọi người nên để ý. --Cumeo89 08:32, ngày 16 tháng 7 năm 2008 (EDT)

Đồng ý. Mặc dù tôi nghĩ bản chất nó chính là như vậy. WikiSysop 09:09, ngày 16 tháng 7 năm 2008 (EDT)
Tôi đã vào thăm Baamboo Tra từ. Một trang rất lý thú và bổ ích cho học ngoại ngữ lại cùng họ với VLOS. Sự tham gia của những người anh em sẽ càng khẳng định tính ứng dụng và sự tiện lợi của Wiki. Ước gì có sự hợp tác và "ráp nối" giữa BBTT và dự án TĐHL sắp tới của VLOS! Veterinary 01:47, ngày 17 tháng 7 năm 2008 (EDT)

Hi anh Tiếp, em, Phúc và cumeo089 đã có nhiều trao đổi với anh Ng Tân (keyplayer của VC Corp) và Ng Minh (trưởng dự án BBTT) xung quanh dự án BBTT. Mặc dù đã cố gắng đề xuất nhiều phương án tương tác và hỗ trợ giữa VLOS nói chung và VAL nói riêng với BBTT nhưng 2 bên còn khoảng cách khá xa về quan điểm. BBTT coi trọng số lượng sửa đổi và sự dễ dàng (cho phép khách sửa đổi) trong khi VAL lại mong muốn có sự phân cấp thành viên và coi trọng chất lượng đóng góp. VAL ko đồng ý với BBTT ở việc tập trung nhân lực sửa đổi sự phiên âm trong khi có thể dùng các bot máy tính vào việc này. Cao Xuân Hiếu 15:53, ngày 20 tháng 7 năm 2008 (EDT)