Thanh toán hóa đơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi hóa đơn chất đầy trong hòm thư mà vẫn chưa thanh toán được, bạn cần giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt. Khi gặp khó khăn về tài chính, bạn cần học cách sắp xếp, thanh toán đúng hạn và ưu tiên hóa đơn của mình.

Các bước[sửa]

Theo dõi hóa đơn[sửa]

  1. Mở hóa đơn ngay lập tức. Khi nhận giấy báo thanh toán, bạn cần mở chúng ngay lập tức. Nếu trì hoãn, bạn có khả năng sẽ không đọc hóa đơn gửi đến. Việc né tránh hóa đơn không mang lại lợi ích gì cho bản thân.[1]
    • Ngay cả những người nhận hóa đơn điện tử cũng trì hoãn việc mở chúng. Nhiều người thường né tránh không xem hóa đơn nếu chúng không xuất hiện trước mặt họ. Nếu bạn cũng như vậy thì nên chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn bằng giấy.
  2. Xếp hóa đơn vào một chỗ. Điều này nghe có vẻ bất thường nhưng không phải ai cũng làm vậy. Ngay cả những người biết nên làm điều này đôi khi vẫn không thực hiện. Bạn nên dồn toàn bộ hóa đơn vào một chỗ để di chuyển hóa đơn từ hòm thư về vị trí này. Nơi để hóa đơn có thể làm bàn làm việc, cửa tủ lạnh, hoặc bàn phòng khách, chỉ cần đó là nơi mà bạn nhìn thấy hằng ngày mà không thể bỏ qua được.[1]
  3. Thanh toán hóa đơn khi nhận được. Cách dễ dàng nhất để theo dõi hóa đơn đó là thanh toán ngay khi nhận được. Khi đó bạn sẽ không phải lo lắng về việc nộp tiền trễ cũng như chi tiêu quá tay cho những thứ không cần thiết. Số tiền không đủ chi trả đã được sử dụng vào những điều thiết thực.[2]
  4. Chia hóa đơn thành hai loại. Ngay cả khi cố gắng thanh toán toàn bộ hóa đơn, bạn vẫn phải để lại một vài hóa đơn chưa thể thanh toán ngay. Lúc này bạn nên xếp hóa đơn thành hai loại: hóa đơn có hạn thanh toán đầu tháng, và hóa đơn có hạn thanh toán giữa tháng. Bạn cần giải quyết hóa đơn đầu tháng trước rồi đến giữa tháng.[1][3]
  5. Thương lượng kéo dài hạn thanh toán. Lý tưởng nhất là số lượng hóa đơn đầu tháng nên bằng với giữa tháng. Hầu hết công ty sẽ điều chỉnh ngày thanh toán nếu bạn đề nghị. Do đó nếu một loại hóa đơn nhiều hơn loại kia, bạn nên gọi đến dịch vụ khách hàng của công ty tương ứng và đề nghị thay đổi ngày thanh toán.[4]
  6. Đánh dấu lịch. Để tránh thất bại, bạn nên đánh dấu hai ngày trên lịch để thanh toán hóa đơn. Ngày thanh toán nên sớm hơn ngày đến hạn nộp hóa đơn. Ví dụ, vào ngày 1 và 15 hàng tháng, bạn nên dành khoảng một tiếng để xem xét và giải quyết hóa đơn. Duy trì cam kết vào những ngày này.
  7. Sử dụng ứng dụng hoặc trang web nhắc nhở thanh toán hóa đơn. Nếu cần công cụ nhắc nhở thay vì lịch, bạn có thể cài ứng dụng hoặc truy cập trang web thanh toán hóa đơn. Một số tính năng phổ biến bao gồm tự động liên kết thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, công cụ nhắc nhở khi hóa đơn trễ hạn, và cảnh báo tài khoản ngân hàng giảm thấp. Hiện nay có nhiều ứng dụng và trang web hữu ích, bạn có thể tìm hiểu Mint Bills, Prism Bills and Money, và Evolve Money.[1][5]
  8. Đăng ký thanh toán hóa đơn trực tuyến. Thanh toán hóa đơn trực tuyến tự động gói gọn tất cả hóa đơn vào một tài khoản. Bạn không cần phải bận tâm về việc sắp xếp hóa đơn hay ghi nhớ phải viết và gửi thư kiểm tra. Bạn có thể thiết lập thanh toán hóa đơn trực tuyến bằng trang web hay ứng dụng phụ có sẵn trực tuyến, hoặc cài đặt tự động với công ty phát hành hóa đơn.

Tính toán tiền nộp hóa đơn[sửa]

  1. Tạo tài khoản riêng thanh toán hóa đơn và chi phí cá nhân. Đây là một trong những phương pháp tính toán dễ dàng nhất mà bạn nên áp dụng. Tính tổng số tiền thanh toán hóa đơn hàng tháng. Chia số tiền theo tiền lương mỗi tháng nhằm xác định số tiền cần chi vào việc nộp hóa đơn mỗi khi nhận lương. Mỗi khi nhận lương, bạn nên để riêng khoản tiền dùng để trả hóa đơn vào tài khoản cố định.[6]
  2. Quyết định ngân sách cho chi phí không thường xuyên. Một số chi phí như đăng ký xe, thuế, và bảo hiểm thường được thanh toán một hoặc hai lần một năm thay cho thanh toán hàng tháng. Bạn cần lên kế hoạch cho những chi phí này. Viết tổng số tiền thanh toán hóa đơn không thường xuyên và chia thành 12 phần nhằm xác định số tiền để dành hàng tháng.[7]
    • Để tránh trường hợp bỏ qua chi phí không thường xuyên, bạn nên bỏ tiền vào tài khoản chung thanh toán hóa đơn hàng tháng. Mỗi khi cần dùng số tiền vẫn còn ở đó.
    • Lên ngân sách cho các mục không mua hàng tháng như quần áo để sử dụng khi cần mua đồ mới.[7]
  3. Chuẩn bị tài khoản tiết kiệm phòng khi có trường hợp khẩn cấp. Điều này rất quan trọng và nhiều chuyên gia tài chính khuyến cáo nên để dành tiền tiết kiệm dùng trong lúc khẩn cấp tương đương từ ba đến sáu tháng thu nhập. Sau khi thanh toán hóa đơn, bạn nên ưu tiên tiết kiệm khoản này. Số tiền để dành tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân. Ví dụ, nếu tiền bồi thường bảo hiểm xe là 5 triệu, bạn nên tiết kiệm ít nhất 5 triệu trong tài khoản khẩn cấp phòng khi bị tai nạn xe.[8]

Thanh toán hóa đơn khi gặp khó khăn tài chính[sửa]

  1. Ưu tiên thanh toán hóa đơn quan trọng nhất. Điều này nghe có vẻ dễ dàng nhưng để tiến hành bạn nên chia hóa đơn thành ba loại: bắt buộc, nợ thế chấp và nợ không thế chấp.[9]
    • Bắt buộc là những hóa đơn cần phải thanh toán để tiếp tục cuộc sống. Các khoản như thế chấp hay thuê mướn, điện nước, thực phẩm, và những chi phí giúp bạn làm việc, chẳng hạn như chăm sóc con cái hoặc tiền bảo trì xe.
    • Nợ thế chấp là nợ có vật thế chấp. Điều này có nghĩa là nếu bạn không thanh toán nợ, chủ nợ có quyền sở hữu tài sản thế chấp không cần đưa bạn ra tòa. Các khoản nợ này bao gồm chi phí thế chấp và bảo trì xe (cũng thuộc nhóm bắt buộc), tiền cấp dưỡng (sử dụng thu nhập làm tài sản thế chấp) và thuế còn nợ. Sau khi thanh toán chi phí bắt buộc, bạn nên giải quyết các khoản này.[9]
    • Cuối cùng, bạn thanh toán nợ không thế chấp. Chủ nợ tịch thu tài sản để bù nợ không thế chấp phải kiện bạn ra tòa. Vụ kiện cần nhiều thời gian mới được đưa ra xét xử, cho nên trong trường hợp chậm thanh toán nợ không thế chấp, bạn vẫn còn thời gian nhiều để thỏa thuận với chủ nợ hơn đối với nợ thế chấp và chi phí bắt buộc.
    • Thanh toán hóa đơn không thường xuyên với số tiền lớn trong vài tháng nếu bạn không đủ khả năng thanh toán một lần. Bạn có thể thương lượng với chủ nợ về việc trả góp. Điều quan trọng là bạn cố gắng thanh toán nợ thay vì không làm gì cả.
  2. Cắt giảm chi phí không cần thiết. Đây không phải là điều dễ dàng nhưng nếu bị thâm hụt ngân sách mỗi tháng, bạn cần giảm bớt chi phí phát sinh. Bạn nên hủy lắp đặt truyền hình cáp hoặc điện thoại thông minh (thay bằng điện thoại bàn), hoặc bán một số vật dụng cho đến khi kiểm soát được tài chính.[10]
  3. Trao đổi với chủ nợ càng sớm càng tốt. Nhiều bên cho vay hoặc công ty điện nước sẽ làm việc với bạn nhằm hạ thấp giá trị hóa đơn nếu bạn đang gặp khó khăn tài chính.
  4. Tìm cách giảm chi phí bảo hiểm. Ví dụ, bạn có thể tìm khoản bồi thường bảo hiểm xe cao hơn hoặc chuyển sang loại bảo hiểm khác rẻ hơn phù hợp với tình hình tài chính của bạn.
  5. Tìm kiếm tư vấn tài chính. Liên lạc với tổ chức tư vấn tín dụng hoặc lập kế hoạch tài chính phi lợi nhuận. Nhân viên tư vấn sẽ giúp bạn thiết lập ngân sách và thay mặt bạn để thỏa thuận với chủ nợ. Bạn cần lưu ý những tổ chức tư vấn tài chính giả mạo và nên chọn nhân viên tư vấn có uy tín. Tìm hiểu xem tổ chức có phải là phi lợi nhuận hay không, trao đổi về trình độ của nhân viên tư vấn, chi phí, điều khoản và điều kiện, cũng như cách thức thanh toán cho nhân viên tư vấn.[11]

Lời khuyên[sửa]

  • Khi thanh toán hóa đơn trực tuyến, bạn nên lập hồ sơ có bảo vệ mật khẩu bao gồm tất cả địa chỉ trang web kèm theo tên đăng nhập và mật khẩu. Không nên dùng chung một mật khẩu cho tất cả trang web.
  • Thiết lập khoản tiết kiệm trực tiếp đối với tiền lương. Khoản tiền tiết kiệm sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng, giúp bạn tiết kiệm thời gian và hạn chế tình trạng sử dụng tiền mặt khi trực tiếp nộp tiền vào tài khoản.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]